3. Tính vô thường:
Các thăng giáng của chân không lượng tử (phóng theo tranh Bọt thời gian của hoạ sĩ Jean-Michenl Joy, L'Ecume du temps, Saint Etienne, 1990).
Từ những thăng giáng đó đã hình thành vũ trụ
Trong vật lý học người ta quan niệm rằng mọi vật đều luôn biến động. Ví như vũ trụ cũng luôn thay đổi, hiện nay vũ trụ đang giãn nở, xuất phát từ một bigbang.
Lúc vũ trụ được 10-35 giây xảy ra quá trình nở lạm phát (inflation) và kết thúc vào thời điểm 10-32 giây. Đây là một quá trình giãn nở bộc phát của vũ trụ: trong một thời đoạn ngắn ngủi, kích thước của vũ trụ đã tăng lên 1050 lần. Quá trình nở lạm phát có thể bắt nguồn với một dạng năng lượng tối.
Sau Bigbang 10-33 giây vũ trụ ở vào trạng thái plasma của quark và gluon (PQG ). Trong trạng thái này quark chuyển động tự do và tương tác với nhau bằng trao đổi gluon. Lúc vũ trụ được 10 - 6 giây thì hình thành các hadron.
Lúc vũ trụ được 100 giây thì các hạt nhân nguyên tử được hình thành.
Lúc vũ trụ được 300.000 năm tuổi thì bức xạ tách khỏi vật chất và dẫn đến CMB (Cosmic Microwave Background - bức xạ tàn tư của vũ trụ). Sau đó vũ trụ nguội dần và nhiều quá trình chuyển pha đã xảy ra. Vậy vũ trụ luôn biến đổi. Thậm chí các hằng số vật lý có thể thay đổi theo không gian và thời gian. Các phương trình vật lý đều chứa những hằng số như c-vận tốc ánh sáng, h-hằng số Planck, G-hằng số hấp dẫn. Người ta vẫn cho rằng đó là những đại lượng không thay đổi theo không gian và thời gian.
[CENTER]
Hai màng chuyển động trong một không gian nhiều chiều và va chạm nhau[/CENTER]
Theo nhiều kịch bản vũ trụ luôn tồn tại. Trước Bigbang vũ trụ có kích thước lớn vô cùng, sau đó co lại và vào thời điểm Bigbang trở thành nhỏ như để chui qua một lỗ kim xong giãn nở trở lại.
Theo kịch bản của Gabriele Veneziano, vũ trụ nguyên thuỷ đã co lại từ những thăng giáng và tạo nên những lỗ đen, trong những lỗ đen này đã xảy ra những bigbang, trong số đó có Bigbang của chúng ta. Như vậy mỗi lỗ đen có thể tạo ra những vũ trụ riêng của đa vũ trụ. Một điều có thể khẳng định: quá trình chuyển tiếp giữa "tiền" và "hậu" bigbang vẫn là một vấn đề còn bỏ ngỏ. Người ta cho rằng có thể có thông tin về thời kỳ tiền bigbang nhờ thu các sóng hấp dẫn phát sinh từ thời kỳ này, dấu tích của chúng sẽ là những thăng giáng trên phông của bức xạ tàn dư.
Phật học có quan điểm vô thường khẳng định sự biến đổi thường trực của vũ trụ như trong vật lý học.
Vô thường có nghĩa là không thường, không mãi mãi ở trong một trạng thái nhất định mà luôn thay đổi hình dạng. Đi từ trạng thái hình thành, cao to, thấp nhỏ, tan rã v.v.. Đạo Phật gọi đây là những giai đoạn thay đổi: thành, trụ, hoại, không. Tất cả sự vật trong vũ trụ, từ nhỏ đến lớn như hạt cát, thân con người, đến lớn như trái đất, mặt trăng, mặt trời, đều nằm trong định luật vô thường.
Mọi vật trên đời này đều phải thay đổi và hoại diệt, không vật gì thường hằng dù chỉ trong phút giây (birth, maturity, transformation and destruction).
Quan điểm vô thường của Phật học trùng hợp một cách chính xác với quan điểm mọi vật đều biến đổi trong vật lý học.
C. Kết luận
Phật học không những có những mối tương đồng với vật lý trong các lĩnh vực vũ trụ học, các hạt cơ bản, mà còn nhiều mối tương đồng khác với sinh học, tâm lý học, phân tâm học (psychoanalysis), tâm lý trị liệu (psychotherapy),... Tư tưởng Phật học có thể là suối nguồn dồi dào cho khoa học nói chung.
Tích hợp các lý thuyết lớn trong vật lý với những tư tưởng Phật giáo hy vọng sẽ dẫn đến một "lý thuyết thống nhất" bao trùm vũ trụ và tâm linh con người.
Diệu Quán Sát Trí: Từ một góc nhìn
Ngày nay, dưới ánh sáng của những phát minh khoa học, khi mà trụ cột giáo lý của các tôn giáo dựa trên sự mặc khải và thần quyền ít nhiều đều bị lung lay, thì phần tinh hoa của đạo Phật lại càng có thêm điều kiện để hiển lộ
“Tôn giáo trong tương lai phải là một tôn giáo mang tầm vóc vũ trụ. Tôn giáo đó phải vượt lên trên một Thượng Đế được xây dựng theo hình ảnh con người, và tránh được giáo điều cùng thần học. Vì bao hàm được cả yếu tố tự nhiên và tinh thần, nó phải đặt nền tảng trên một cảm thức tôn giáo được phát khởi từ kinh nghiệm về vạn hữu như là một Thể Nhất Như đầy ý nghĩa, trong thế giới tự nhiên lẫn tinh thần. Đạo Phật đáp ứng được điều này. Nếu có một tôn giáo nào có thể đương đầu được với những yêu cầu của khoa học hiện đại thì đó sẽ là đạo Phật”. (The religion of the future will be a cosmic religion. It would transcend a personal God and avoid dogmas and theology. Covering both the natural and the spiritual, it should be based on a religious sense, arising from the experience of all things, natural and spiritual, as a meaningful unity. Buddhism answers this description. If there is any religion that would cope with modern scientific needs it would be Buddhism).
Đây là câu nói nổi tiếng được trích dẫn rất nhiều và được cho là của Einstein, từ những ghi chép chưa được in thành sách, nêu một nhận định thâm trầm về đạo Phật. Do chưa tra cứu được chính xác chúng nằm ở trong tác phẩm nào của Einstein, nên chúng tôi chỉ có thể dựa vào những kết quả sưu tầm trên mạng. Xuất xứ của câu nói này chưa rõ ràng, vì nội dung của nó có thay đổi chút đỉnh theo từng Website. Đây có thể chỉ là câu nói của nhà bác học Einstein trong một buổi mạn đàm hoặc trong lúc trà dư tửu hậu, hoặc trong một lá thư gởi cho bè bạn. Song đó có phải là câu nói của vị cha đẻ bom nguyên tử hay không, không quan trọng bằng nội dung của nó là gì. Dù chưa khẳng định được một cách chắc chắn tính xác thực của nó, song phải là bậc thông tuệ có một kiến giải sâu xa về bản chất của tôn giáo mới có câu nói thâm trầm dường đó.
Ngày nay, dưới ánh sáng của những phát minh khoa học, khi mà trụ cột giáo lý của các tôn giáo dựa trên sự mặc khải và thần quyền ít nhiều đều bị lung lay, thì phần tinh hoa của đạo Phật lại càng có thêm điều kiện để hiển lộ, phần tinh hoa mà trước kia ta chỉ hiểu phần lớn bằng khái niệm, qua cách diễn tả hoành tráng của kinh điển đại thừa Ấn Độ hoặc qua cách diễn tả quá bình dị bằng trực giác của các Thiền sư Trung Quốc về Thực tướng. Vật lý học hiện đại cho ta nhiều ánh sáng để hiểu thêm về cái thế giới “trùng trùng duyên khởi” kỳ ảo của Hoa Nghiêm. Bất kỳ mọi tác động nào diễn ra trong vũ trụ đều tạo nên vô vàn các ba động vi tế lan truyền trong cái thế giới vật lý, mà trong đó tất cả vạn hữu được nối kết và đan xen nhau một cách vi diệu bất khả tư nghì. Nhà khoa học thiên tài Stephen Hawking đã diễn tả lại một tư tưởng tương tự như “Đồng thời cụ túc tương ưng môn” của Hoa Nghiêm, theo tinh thần vật lý hiện đại, bằng một hình tượng vô cùng thơ mộng và sinh động: “Một con bướm vỗ cánh ở Tokyo có thể gây ra mưa tại Công viên trung tâm New York”!1. Điều này không chỉ đúng với thế giới vật lý mà có lẽ còn đúng cả trong thế giới tư tưởng. Cuốn “Đạo vật lý” (The Tao of Physics) của nhà vật lý học người Mỹ gốc Áo Fritjof Capra đã bắt thêm một nhịp cầu tuyệt diệu nữa giữa vật lý học hiện đại với huyền học phương Đông, nghĩa là giữa đỉnh cao của khoa học với những nền triết giáo vắng bóng “một Thượng Đế được xây dựng theo hình ảnh con người” (personal God).
Có nhiều câu nói rất sâu sắc không ghi xuất xứ, được gán cho Einstein, mà nội dung của chúng lại gần gũi với tinh thần đạo Phật một cách lạ thường. Song điều khiến chúng ta thấy gần gũi với nhà bác học Einstein không phải là cái đầu óc uyên bác tột đỉnh với những phát hiện phi thường vượt quá tầm hiểu biết của đa số chúng ta, mà là cái tâm hồn nghệ sĩ nơi ông. Chính cái tâm hồn nghệ sĩ đó đã giúp ông nhìn ra toàn bộ cấu trúc của vũ trụ trong một viễn tượng thơ của sự hòa điệu vĩ đại, dù ông đã phải loại bỏ hằng số vũ trụ (cosmological constant) ra khỏi mô hình vũ trụ tĩnh (steady-state universe) của mình để nó tương thích với mô hình vũ trụ giãn nở trong thực tế, sau phát hiện của nhà thiên văn Hubble vào năm 1922, và gọi đó là sai lầm lớn nhất trong đời (greatest blunder). Nhiều nhà nghiên cứu đã căn cứ vào việc đó để kết luận rằng: ông đã sai trong lĩnh vực sở trường là khoa học, thì điều đó có nghĩa rằng những nhận định về của ông về đạo Phật cũng sai nốt! Nghĩa là đạo Phật không thể đáp ứng được các yêu cầu của khoa học hiện đại, và cuối cùng con người cũng phải cần tới Thượng Đế. Chúng ta hãy gác vấn đề đó lại cho những ai ham tranh luận, mà chỉ nên tìm hiểu xem những phát hiện của ông có gì gần gũi với đạo Phật, và có đem lại gì cho sự an lạc tâm linh cho chúng ta hay không. Điều đó mới thực sự quan trọng hơn những cuộc tranh luận rối rắm mà kết quả vẫn luôn luôn để ngỏ.