Thuyết thần giáo tự nhiên là niềm tin rằng có một vị Chúa trời tối thượng đã tạo ra vũ trụ vật chất, và rằng người ta có thể đạt đến các chân lý tôn giáo bằng việc chỉ sử dụng lý tính chứ không phải dựa vào sự mặc khải.
Có nhiều người nghĩ rằng Thần Giáo, tôn giáo địa phương của Nhật Bản, không còn nữa hay tôn giáo này đang chết rất nhanh chóng. Họ nghĩ rằng tôn giáo bắt đầu suy thoái với sự đầu hàng của Nhật Bản vào lúc kết liễu Thế Chiến Thứ Hai. Nhưng tín ngưỡng và tập tục truyền thống vẫn có con đường sống. Không bao giờ có thể ban sắc lệnh hay làm luật để loại bỏ tín ngưỡng ra khỏi đời sống. Sự thất trận của Nhật Bản trong Thế Chiến Thứ Hai và sự chiếm đóng của Mỹ Quốc trong những năm theo sau đó chắc chắn có thay đổi một số lễ nghi và tu tập tôn giáo. Dầu vậy vẫn còn một số không thể thay đổi được. Đó là tinh thần tôn giáo cơ bản của người Nhật. Họ gọi nó là Thần Giáo, "con đường của những Vị Thần".
Người Nhật Bản chia sẻ niềm tôn kính Phương Đông về di sản văn hóa của họ. Trong một trăm năm vừa qua, sự tôn thờ quá khứ đã bị đặt trước thử nghiệm mạnh nhất mà ta không thể tưởng tượng được. Nhật Bản vẫn tồn tại và tiến tới một cuộc cách mạng -- cuộc tấn công dữ dội của công nghiệp hóa và quan niệm Phương Tây, và hai cuộc chiến tranh thế giới, một trong hai cuộc chiến dẫn đến sự thất bại liểng xiểng. Không có một nước nào đã phải chuyển từ chế độ phong kiến thành hệ thống công nghiệp qui mô lớn quá nhanh như vậy. Thế mà hàng ngày người dân của xứ đó vẫn thưởng thức vẻ đẹp của nó, hết sức tôn trọng nhau, và một tận tụy sâu sắc với xứ sở của họ.
Đúng là quan niệm của người Nhật đang thay đổi. Nhưng từ khi lịch sử Nhật Bản cho thấy sự thay đổi liên tục trong tám mươi năm qua hơn là nghìn năm trước, thật là khó mà lập biểu sự thay đổi. Chúng ta phải nhớ rằng tương lai đến từ hiện tại, khi hiện tại bắt nguồn từ quá khứ. Cho nên, có thể chắc chắn cho rằng những giá trị yêu quý nhất đối với người Nhật Bản sẽ cùng với họ đi vào tương lai.
TÍNH CHẤT GIỐNG THIÊN NHIÊN
Một người Nhật chắc hẳn phải hỏi, "Đời sống là gì?". Nhưng người ấy không đặt câu hỏi "Đời sống của tôi là gì?". Họ thấy mình là một phần của những điều kỳ diệu sinh động đầy cảm hứng trong mọi thứ tồn tại. Họ có cảm giác gần gũi với thiên nhiên mà người Âu Châu hay Mỹ Châu bình thường không có.
Người Nhật lúc nào cũng cảm thấy sự lôi cuốn bởi không gian bên ngoài -- cát, gió, tinh tú, sóng, tiếng kêu côn trùng, bản nhạc của thác nước.
Người Nhật tin tưởng rằng cùng những lực tuyệt diệu như thế vận chuyển trong thiên nhiên cũng chuyển động trong chính họ. Không có gì khác biệt. Không có ranh giới ngăn cách giữa thần thánh và con người. Vì lý do này, tôn giáo và đời sống của một con người đã đi vào lẫn nhau nên hầu như không thể nói nơi nào cái này bắt đầu và cái kia chấm dứt. Những ai cho rằng Thần Giáo không phải là một tôn giáo chắc hẳn bị bối rối bởi khuynh hướng này. Với những người Nhật Bản chín chắn, tôn giáo là phải như vậy. Tại sao tôn giáo phải là cái gì đó "thêm vào" đời sống con người?
Người Nhật tìm thấy sự an ủi và cảm hứng trong cái đẹp của môi trường chung quanh. Họ đã xây dựng những ngôi đền ở những chỗ có vẻ đẹp rất ngoạn mục. Họ cố gắng giữ mình luôn hòa nhịp với tất cả vẻ yêu kiều hướng về chúng:
Chỉ cần một lá cây,
Hay một cọng cỏ mềm mại,
Vị Thần kinh hoàng
Tự hiện ra.
Thói quen về cái đẹp dẫn người Nhật tham dự những cuộc lễ và liên hoan dường như lạ lùng với chúng ta. Liên Hoan Nghe Côn Trùng là một thí dụ về việc này. Vào một buổi tối yên tĩnh vào những tuần đầu mùa thu, hoàng đế và hàng ngàn thần dân yên lặng ngồi nghe những tiếng động của nhiều loại côn trùng. Giống như kiểu câu chuyện về một đạo sư Thiền Phật Giáo bước ra trước lớp học để giảng một bài Pháp. Đạo sư này dừng lại để nghe tiếng chim hót ngoài cửa sổ, và rồi cho giải tán lớp học. Có nhiều những bài thuyết giảng về thiên nhiên -- và người Nhật tự do thưởng thức.
Vào thời điểm cây anh đào trổ hoa, người Nhật thường đóng cửa tiệm và đi đến các công viên và miền quê để thưởng ngoạn vẻ đẹp của hoa anh đào nở trước khi chúng tàn héo. Đôi khi họ dành những buổi chiều tối vào việc ngắm trăng. Hay họ ngồi hàng giờ ngắm cái đẹp của mảnh vườn, hoặc cắm hoa, hoặc cả đến ngắm nhìn một nhành cây hay một chiếc lá.
Ngắm cái đẹp của chúng dẫn dắt họ trau dồi cái đẹp tại nha, tại sân của riêng họ và trong tất cả những nghề thủ công mỹ nghệ. Họ cần cù tìm cảm hứng mà cuộc sống và thiên nhiên hiến dâng cho họ. Đôi khi họ dùng thơ để bầy tỏ cảm nghĩ về tính cách giống thiên nhiên.
Thường thường người Nhật Bản làm thơ rất ngắn, chỉ diễn tả đủ để truyền cảm của họ. Đương nhiên, thường là thơ của họ không truyền đạt cùng cảm nghĩ tới một người nào đó, nhất là đối với các độc giả ở xứ khác. Mà là ta giải thích cho chính ta. Ai có thể nói một thi phẩm phải nói gì?
Dưới đây là một vài thí dụ về những vần thơ thiên nhiên của người Nhật có thể là có nhiều hoặc ít ý nghĩa mà người đọc có thể tìm thấy ở chúng:
Trên cánh hoa mận nở,
Bông tuyết rơi dày đặc;
Tôi ước gom một ít
Để trao đến tận người
Nhưng tuyết tan trong tay tôi
Trên những sườn đồi dốc
Tuyết vẫn còn nằm đó --
Nhưng dưới chân cây liễu,
Nước lũ chảy ào ào,
Xuân đâm chồi nẩy lộc.
Tôi sẽ so sánh gì
Cuộc đời này của ta?
Nó giống như con thuyền
Đi khỏi lúc rạng đông
Không để lại vết tích.
Bầu trời là biển cả
Nơi sóng mây cuồn cuộn
Mặt trăng là con thuyền;
Tiến về các chùm sao
Chèo theo đường của nó.
TẦM QUAN TRỌNG CỦA SỰ THANH KHIẾT
Bầu trời, hoa lá, cây cối và cảnh đẹp nói với người Nhật Bản về cái đẹp và sự thanh khiết. Qua nhiều thế kỷ, người Nhật Bản nhìn vào những cảnh như vậy với lòng tôn kính. Họ cảm thấy nỗi kinh sợ trong sự hiện diện của vẻ yêu kiều thanh khiết mà họ ý thức sâu xa. Họ mong ước xứng đáng với nó. Điều này đã khiến họ ngưng không tranh đấu cho sự thanh khiết bên trong và bên ngoài.
Người Nhật không lại gần nơi thờ cúng ở nhà hay nơi công cộng mà lại không tham dự lễ tẩy uế trước. Có các máng nước đặc biệt gần nơi thờ cúng công cộng để người đi hành lễ có thể dùng nước đó để rửa tay và xúc miệng.
Chỉ sau khi người ta làm cho chính mình trong sạch theo cách đó người ta mới nghĩ mình đáng được lễ lạy tại đền. Những người Nhật chín chắn nhận thức đây là sự tượng trưng cho sự thanh khiết nội tâm không thực sự tùy thuộc vào sự tẩy uế bên ngoài.
Nhà của người Nhật là kiểu mẫu về sạch sẽ và ngăn nắp. Bàn thờ thần -- trung tâm thờ cúng Thần Giáo tại gia được giữ sạch sẽ tinh tươm. Bàn thờ ở những nơi thờ cúng thường xuyên được làm lại để không một tình trạng mục nát nào làm hại nơi chốn của vẻ đẹp này.
Ở Nhật Bản xưa, có lễ bán niên gọi là Đại Lễ Tẩy Uế. Tất cả mọi người tham gia lễ này bằng cách chà xát những chiếc áo giấy lên trên thân mình rồi đem đốt hay ném xuống sông, hồ hay biển. Rồi hoàng đế, nói với Nữ Thần Mặt Trời, tuyên bố tất cả mọi người lại trong sạch. Từ xa xưa, người Nhật Bản cổ tin chắc là việc tẩy uế thân xác rất quan trọng đối với các vị thần. Sau này, những người Nhật Bản nghĩ rằng thần cũng muốn sự thanh khiết về đạo đức. Đại Lễ Tẩy Uế tượng trưng cho cả hai.
Những nghi lễ như vậy khiến người dân cảm thấy đúng đối với chính họ và đối với thế giới. Những người Thần Giáo coi trọng việc tổ chức các lễ này thường xuyên, để họ có thể cảm thấy thoát khỏi sự ô uế. Họ không lo lắng về những tội lỗi hay sai lầm cá nhân. Họ quan tâm đến tất cả người dân của họ đến mức họ cảm thấy phải chia sẻ tội lỗi vì khuyết điểm và ô uế chồng chất của bất cứ người nào. Tội lỗi gộp lại này khiến họ tìm sự thanh khiết cho toàn bộ xã hội Nhật.