Hệ sinh học chịu tác động qui nạp tổng quan thành 2 Hệ Năng lượng : Thiên-Địa-Nhân [Ngoại tác] và Tinh-Khí-Thần [Nội ứng], hình thành ra 6 cơ quan cảm thụ [Lục Căn hay Nội Lục Thức] là : Mắt (Thị giác hay Thị Thức), Tai (Thính giác hay Nhĩ Thức), Mũi (Khứu giác hay Tỉ Thức), Lưỡi (Vị giác hay Thiệt Thức), Da (Xúc giác hay Thân Thức) và Não (Trí giác hay Ý Thức). Sáu cơ quan cảm thụ nầy ứng nhận 6 tác động bên ngoài [Lục Trần hay Ngoại Lục Thức] đó là : Sắc Thức (cảnh quan tạo tác bởi lượng tử sóng-hạt), Thanh Thức (âm thanh tạo tác bởi rung động của năng lượng hạt), HươngThức (mùi thơm, thối, nồng,..tạo tác bởi giao thoa sóng-hạt), Vị (cay, đắng, mặn, ngọt, chua tạo tác bởi giao thoa sóng-hạt), Xúc Thức (khoái cảm, nóng, lạnh, mát, đau,…tạo tác bởi giao thoa sóng-hạt), Pháp Thức (thông tin thu, phát từ ngoại cảnh đối chiếu với thông tin tích luỹ tạo ra thông tin mới có thể là phương pháp, giải pháp kích hoạt sự tiến hoá hoặc suy thoái,…cũng là tạo tác giao thoa sóng-hạt). Ta xem mô hình minh hoạ Tổng quan diễn tả sự tác động của Thức lên Hệ Sinh học [gồm tác động ngoài xã hội (Ngoại Thức) và bên trong bản thể (Nội Thức)] như sau :
*Các Thức : Tri, Trí, Kiến,… chuyển hoá theo đồ hình lưỡng nghi. Sự chuyển hoá nầy luôn tồn tại 2 mặt đối lập hàm chứa trong tiểu Thức của Vũ Trụ (Viên Thức).
*Các Thức : Chuyển hoá theo đồ hình ngũ hành (sự vận hành nầy mang tính tương sinh-tương khắc, 5 hình thái vận động nầy được ký tượng Tổng quan là : Kim, Thuỷ, Mộc, Hoả, Thổ
-Pháp Thức (Ngũ Pháp : Trực quan, Viển Vong, Trừu tượng, Huyển Ảo, Tổng Quan. Năm pháp nầy vận hành chuyển hoá từ bởi 5 Thức : Xúc, Sắc, Thanh, Hương, Vị mà ra).
- Xúc Thức (Ngũ Xúc : Đau, Lạnh, Nhột, Nóng, Khoái).
- Sắc Thức (Ngũ Sắc : Trắng, Xanh lơ, Xanh lá, Đỏ, Vàng).
- Thanh Thức (Ngũ Âm : Trầm, Trung-Trầm, Trung-Cao,Cao).
- Hương Thức (Ngũ Hương : Thơm, Lợm, Thối, Hôi, Hăng).
-Vị Thức (Ngũ Vị : Cay, Mặn, Chua, Đắng, Ngọt). .
*Trong nội tại Hệ sinh học đều tồn tại Ẩn Thức hay Tàng Thức (Mạt na thức), do tích luỹ từ nhiều Hệ Qui chiếu Quá khứ (Tiền kiếp), luôn tồn tại sự chuyển hoá đối ứng (Thu,Phát) biểu thị bởi 2 xoắn Thuận, Nghịch phản ảnh cả Sự vật và Hiện tượng Vĩ mô (tương tác giữa Năng lượng Trắng và Năng lượng Đen) lẫn Vi mô (tương tác lượng tử giữa Hạt và phản Hạt), ký tượng chữ Vạn mà trong Phật học đã thể hiện ý nghĩa nầy.
.png)