Hình ảnh người Khất sĩ khiêm cung, khả kính, minh triết ngày ấy giờ còn đâu?
Đức Phật bắt đầu giảng pháp bằng cách trình bày con đường dẫn đến kinh nghiệm giác ngộ và giải thoát. Trên cơ sở kinh nghiệm giác ngộ của mình, Đức Phật giảng
Tứ diệu đế, Duyên khởi và quy luật Nhân quả (Nghiệp). Tại vườn Lộc uyển ở Sarnath gần Ba-la-nại (Benares hay Varanasi), Đức Phật bắt đầu những bài giảng đầu tiên, gọi là "Chuyển Pháp luân". Năm vị Tỳ-kheo đó trở thành năm đệ tử đầu tiên của Đức Phật và là hạt nhân đầu tiên của Tăng-già. Sau đó Phật thuyết pháp từ năm này qua năm khác. Đức Phật hay lưu trú tại Vương-xá (zh. 王舍城, sa. rājagṛha) và Phệ-xá-li (zh. 吠舍釐, sa. vaiśālī), sống bằng khất thực, đi từ nơi này qua nơi khác. Đệ tử của Phật càng lúc càng đông, trong đó có vua Tần-bà-sa-la (zh. 頻婆娑羅, sa. bimbisāra) của xứ Ma-kiệt-đà. Vị vua này đã tặng cho Tăng đoàn một tu viện gần kinh đô Vương-xá. Các đệ tử quan trọng của Phật là A-nan-đà, Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên. Cũng trong thời gian này, đoàn Tỉ-khâu-ni (sa. bhikṣuṇī) được thành lập.
Cuộc đời Đức Phật cũng gặp nhiều người xấu muốn ám hại. Trong số đó, có Đề-bà-đạt-đa là người em họ, muốn giành quyền thống lĩnh Tăng-già, nên rắp tâm tìm cách giết hại Đức Phật nhiều lần nhưng không thành. Tuy thế Đề-bà-đạt-đa thành công trong việc chia rẽ Tăng-già ở Phệ-xá-li. Đức Phật đi con đường trung đạo và tùy thuận chúng sanh, ngược lại Đề-bà-đạt-đa chủ trương một cuộc sống khổ hạnh cực đoan.
Các biểu tượng khác nhau của Đức Thích-ca Mâu-ni và các chư Phật trải suốt theo dòng lịch sử phát triển của Phật giáo trong nền văn minh Đông phương nói chung và văn hoá tâm linh nói riêng, chứng minh cho chúng ta thấy tính nhân văn, đại chúng,
không tôn tạo huyền bí, huyển ảo trong tri thức giải thoát của Phật học nguyên thuỷ, tinh thần cơ bản cốt lõi của Phật học luôn định hướng về sự dẫn dắt tâm thức con người tiến về bản nguyên Chân-Thiện-Mỹ, chứ
không mê tín, giáo điều, tôn tạo cho quyền lực tối cao, nguỵ tạo,.. mà con người hiện nay đang dần dần dàn dựng...biến Phật học - Khoa học của Tâm Thức - trở thành Phật giáo tiêu cực (tôn tạo uy quyền, hình thức giả tạo, nguỵ tôn, giáo điều...). Trích lược lại đôi dòng lịch sử về một trong những đúc tính cao quý của người là sự khiêm cung, bác ái, bình đẳng, đại đồng, hỉ xả,...:
"Một thuở nọ sau khi đắc quả Phật, ăn mặc giản dị , đi chân trần lặn lội giáo hóa khắp nơi, đức Thích Ca về tới xứ Ca Tỳ La hôm sau Ngài ngự đi trì bình khất thực, với chư Sa Môn. Bấy giờ có tin báo cho vua Tịnh Phạn hay. Vua liền đi ra kiếm Phật, cản đầu mà nói rằng ; Ngài chẳng biết tôi là vua sao ? Tôi có đủ sức cúng dường Ngài và chư đại chúng, đến bao lâu cũng được, sao Ngài lại đi xin làm chi cho xấu hỗ, cực nhọc; vả lại dòng họ Thích Ca từ xưa đến nay, thảy đều là vua chúa, nào có ai phải đi xin ăn đâu ? Xin Ngài chớ làm việc ấy.
Đức Thế Tôn trả lời rằng :
Dòng họ của bệ hạ là vua chúa, nên sự bảo giữ ấy là rất phải. Còn như tôi, dòng họ tôi là Phật, cả chư Phật mười phương ba đời, thảy đều Khất sĩ cả, tôi có bổn phận phải noi dấu, giữ lại họ hàng Khất sĩ, chủng tộc Sa Mon của tôi, cũng y như bệ hạ vậy.
Thế là sau đó, đức Phật thản nhiên đi khất thực, vua Tịnh Phạn đành gạt nước mắt nhìn trân, không biết làm sao cản được !
Sau đó người ta đến hỏi Phật rằng : Sao lại họ Khất sĩ là họ của chư Phật, xấu xa như thế ?
Đức Phật giải rằng :
Với lẽ thật trong võ-trụ, chúng-sanh sanh ra, do nhơn duyên chuyền níu, chẳng đầu duôi, cả thảy đều là bố-thí cho nhau, chan sớt chia xẻ cho nhau, đang xin lẫn nhau, mới có cái sống biết, và sống biết tu học. Vì thế mà ai ai cũng là Khất sĩ cả, kẻ giác-ngộ trí thức mới thấy ra cái chơn-lý ấy; mục-đích của chúng-sanh là xin học. kìa chúng-sanh đang xin với cỏ cây, nước, đất, thú, người, Trời, Phật tất cả, ai cũng xin cả, xin lẫn nhau, hiểu đến lẽ xin học, thì thấy rõ chơn như ngay, vì chúng-sanh xin được học tạm, thì không có cái chi là tham sân si vọng động được cả, không có cái ta cảu ta gì hết, như vậy là sự khổ chết đâu còn có nữa được. Con đường Khất sĩ của chúng-sanh ấy, trong sạch chánh lý lắm, chẳng xấu xa đâu, bởi chúng-sanh vô minh lầm lạc, tưởng phải làm quấy, lấy quấy làm phải, nên hằng ngày lấy cắp ngang giành của nhau, không màng xin hỏi, gây sự bất công đàn áp, tội lỗi chứa chấp riêng mình, càng ngày to lớn quên lãng không hay, nên ngày nay mới khổ chết như cõi đời đây mãi vậy. Khất sĩ là giải thoát trói buộc phiền não vô mình vọng động để sống bằng chơn như trí huệ, an lạc thong thả, rảnh rang, không còn tạo nghiệp, thì luân hồi sanh tử khổ, mới đặng dứt."
1- Cũng vì thế mà chư Phật, tánh của các ngài là Khất sĩ.
2- Các Ngài nói mình Khất sĩ là : để giữ mãi cái gốc vốn chơn như không tham vọng
.
3- Các Ngài nhớ mình Khất sĩ là : để cho ý muốn tham chẳng còn sanh.
4- Các Ngài thật hành Khất sĩ là : để cho thấy rõ cái không không của không tham vọng.
Sống đến năm 80 tuổi, Đức Phật Thích-ca tịch diệt. Qua 45 năm giảng dạy, nghĩ rằng các đệ tử có thể chấp lời mình nói là chân lý, chứ không phải chỉ là phương tiện giác ngộ, Đức Phật tuyên bố chưa từng nói lời nào. Lời dạy cuối cùng của Đức Phật là: "Tất cả các pháp hữu vi đều vô thường, chịu biến hoại, hãy tinh tiến tu học (để đạt giải thoát)!". Theo kinh Đại bát-niết-bàn (pi. mahāparinibbāna-sutta), Đức Phật nhập diệt tại Câu-thi-na (zh. 拘尸那, sa. kuṣinagara) vào năm 486 (hay 483 trước Công nguyên). Trước đó sức khoẻ của Ngài đã trở nên rất yếu sau khi dùng bữa cúng dường tại nhà thí chủ Thuần-đà (zh. 純陀, pi. cunda), tuy nhiên sau đó Ngài có nhấn mạnh cho tôn giả A-nan-đà hiểu là Tăng chúng không nên khiển trách người thợ rèn đó đã có thiện ý tối thượng.
Đức Phật tạo điều kiện cho các chư Tỳ-kheo cơ hội cuối cùng để chất vấn hay hỏi đáp Ngài nếu như có những vấn đề hay những điểm nào còn chưa sáng tỏ có thể đưa đến các kiến giải khác nhau về sau, tuy nhiên các vị đã im lặng, không có những câu hỏi hay thắc mắc nào.
Trong cánh rừng Sàla ven phía nam thành phố, đêm rất tối và tĩnh mịch, Đức Phật nằm nghiêng bên phía hữu, đầu hướng về phía Bắc, mặt hướng về phía Tây và dần nhập Niết-bàn thông qua các mức thiền định, một trạng thái giải thoát hoàn toàn khổ đau của cuộc sống. Theo truyền thuyết Pali thì Đức Phật diệt độ ngày rằm tháng tư, văn bản Phạn ngữ cho rằng ngày rằm tháng 11. Trong buổi hoả thiêu thân xác của Đức Phật có nhiều hiện tượng lạ xảy ra. Xá-lợi của Phật được chia làm 8 phần và được thờ trong các tháp khác nhau.
[
Bảo tháp chứa xá lợi Phật tại Kushinagar nới Phật nhập diệt.