Chụp đám cỏ, ra hình người
Trở lại với một bức ảnh khổ lớn có hình mặt người khá rõ, thiếu tướng Chu Phác cho chúng tôi biết, bức ảnh này được chính ông chụp lúc 11h10 ngày 30/3/2000 tại trại tạm giam Phú Lương, thôn Đồng Xe, xã Sơn Cẩm, TP Thái Nguyên.

Phải chăng đây là những vòng tròn năng lượng? (ảnh do ông Nguyễn Phúc Giác Hải cung cấp).
Lúc đó ông cùng gia đình cố GS.VS Nguyễn Văn Đạo - ĐHQG đi tìm mộ cụ thân sinh ra ông Đạo có tên là Nguyễn Văn Nguyên. Ông Nguyên sinh ngày 20/8/1901, mất ngày 20/11/1955 do bị bắt oan và mất trong trại tạm giam này.
Khi đi tìm mộ, người phụ trách trại giam thuở nào đã chỉ cho gia đình chỗ chôn cụ. Sẵn máy ảnh trong tay, ông Phác đã chụp đám cỏ xanh trên phần mộ cụ. Lúc đó xác của cụ được chôn dưới đất khá sâu. Khi về nhà rửa ảnh, tự nhiên khuôn mặt cụ hiện ra khá rõ. Gia đình cụ nhìn thấy khuôn mặt này đều rất bất ngờ.
Về khoa học, có những sự việc rất ngẫu nhiên, chỉ làm một lần thấy đúng phải làm đi làm lại, phải kiểm chứng nhiều lần. Và tất cả những gì gọi là khoa học thì nhìn chung phải được kiểm chứng bằng hội đồng khoa học, có chứng cứ và phản biện rõ ràng mới có thể kết luận được.
Vấn đề khoa học còn đang tranh cãi
Hiện việc có hay không chụp ảnh được người ở thế giới bên kia còn đang được giới khoa học tranh cãi khá gay gắt. Tuy nhiên, không phái nào khẳng định giả thuyết của mình là đúng bởi chưa đưa ra được chứng cứ khoa học rõ ràng.
Tuy nhiên, cần nhìn nhận câu chuyện này dưới góc độ khoa học như vật lý, năng lượng từ trường... thậm chí cả những lĩnh vực khoa học mà con người chưa từng chạm đến.
Tôi lấy ví dụ, cách đây 100 năm, không ai có thể hình dung về công nghệ di động, điện thoại di động... Nếu thời đó, có ai cầm điện thoại di động mà gọi cho người ở một nơi xa lắc xa lơ, có lẽ cũng sẽ bị cho là tiếng nói từ thế giới bên kia.
Song, hiện nay, công nghệ này đã được chứng minh và được ứng dụng rộng rãi trên khắp thế giới. Khoa học là vậy, bất cứ hiện tượng, sự việc nào mới muốn được khẳng định đều phải trải qua sự kiểm nghiệm, sự đấu tranh đôi khi là rất khốc liệt để tìm ra chân lý.
GS Đào Vọng Đức (nguyên viện trưởng Viện Vật lý, nguyên giám đốc Trung tâm nghiên cứu Tiềm năng Con người)
Chụp ảnh "người âm": Ngẫu nhiên có vòng tròn sáng?
Đề tài nghiên cứu về khả năng chụp hình "người âm" đã được đưa vào chương trình nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Tiềm năng con người. Khoảng 1.000 tấm ảnh đưa về được các nhà ngoại cảm xem xét nhưng đến nay vẫn không ai khẳng định được có hay không việc chụp hình "người âm".
Sự trùng hợp về vòng ánh sáng trong ảnh
Trong hội thảo khoa học mang tên "Giả thuyết, lý giải một số hiện tượng đặc biệt dưới góc độ khoa học" tổ chức tại TP.HCM ngày 20/9/2009, ông Nguyễn Phúc Giác Hải - Chủ nhiệm bộ môn Thông tin dự báo, Trung tâm nghiên cứu Tiềm năng con người (thuộc Liên hiệp các Hội KHKTVN) đã công bố bức ảnh chụp vào 10 giờ sáng ngày 2/8/2007 tại đèo Prenn, Đà Lạt, Lâm Đồng.
Bức ảnh được ông chụp khi trời đầy sương, máy ảnh kỹ thuật số Kodak 5.0 Mega Pixen (bức ảnh đã được KH&ĐS đăng tải trong số báo 40/2010). Ảnh được in lúc hội nghị sắp kết thúc. Nhà ngoại cảm Dương Mạnh Hùng xem và thấy có một vòng ánh sáng thì kêu lên: "Chú đã chụp được ảnh một vong dưới dạng vòng tròn".
Ông Hải lúc đó nhớ ra mình được tặng một trang photocopy bài báo về một tai nạn giao thông trên đường Phạm Hùng, Hà Nội vào tháng 9/2006.
Bức ảnh đăng trong bài báo này có hiện lên những vòng tròn mờ. Trở về Hà Nội, ông tìm bản gốc tờ báo này thấy trong tấm ảnh cũng có những vòng tròn đó. Giật mình, ông đem máy xuống hiện trường, nơi xảy ra vụ tai nạn. Trong đêm khuya ông đã chụp được khá nhiều tấm ảnh và khi rửa ra cũng thấy xuất hiện nhiều vòng tròn như vậy.