Như phân tích ở trên sau khi thân xác con người mất đi thì chỉ có vầng hào quang thứ ba (biểu hiện của sức khoẻ) con người mất đi còn hai vầng hào quang biểu hiện cho tư tưởng, trạng thái tình cảm của con người sẽ không mất vì tâm thức của con người vẫn tồn tại. Các nhà y học năng lượng chẩn đoán bệnh bằng chiều dầy của của vòng hào quang đã phân tích. Nếu chiều dày đạt 40-60 cm thì sức khỏe bình thường. Nếu thấp hơn 30 cm là mất cân bằng năng lượng nghiêm trọng. Nếu chỉ còn 10-15 cm thì ở tình trạng ngất, bất tỉnh. Nếu con người mất thân xác thì hào quang sẽ thu nhỏ rút vào thể vi tế.
Dựa vào những thành tựu khoa học hiện nay về công nghệ kỹ thuật chụp hình và sự phát hiện phân tích của các nhà khoa học đối với các vòng hào quang con người có thân xác, ta có thể khẳng định những vòng tròn sáng chính là vòng hào quang của các vong linh người đã mất. (!?) Cuốn Sự sống sau cái chết có đoạn, sau khi thoát chết và trở lại cuộc sống một số người đã kể rằng, họ đã biến thành một vòng tròn ánh sáng : "Khi tim tôi ngừng đập... tôi cảm thấy như mình là một quả bóng tròn hoặc một hình cầu nhỏ. Tôi không thể nào mô tả được nó".
Trước đây, chỉ có những người tu thiền định mở được ngũ nhãn mới có thể nhìn thấy được vầng hào quang xunh quanh con người, thấy được các cõi giới khác… Ngày nay với những thành tựu khoa học về công nghệ máy móc, con người đã có thể nhìn được vầng hào quang này thông qua những bức hình chụp. Không những thế người ta còn có thể nhìn thấy, nghe thấy thế giới người âm bằng những phương tiện kỹ thuật hiện đại.
Sự tồn tại của thế giới phi vật thể, ở đó có năng lượng tế vi. Chuyện các NNC nhìn thấy, nghe thấy và nói chuyện được với người âm không còn xa lạ đối với mọi người. Khi đã khẳng định sự hiện hữu, tồn tại của thế giới phi vật thể thì những giáo lý nhà Phật như : luân hồi, lục đạo, pháp giới, Tam thiên đại thiên thế giới…sẽ dần dần sáng tỏ và được chứng minh một cách thuyết phục.
Soi rọi từ trong các kinh điển Phật ta thấy, vầng hào quang phát sáng xung quanh các đức Phật, Bồ tát… thường được nói rất nhiều trong Tam tạng kinh Phật là biểu tượng về Trí tuệ và lòng Từ bi của các ngài. Để đi đến quả vị cao trong thiền định, người tu hành phải vào được Cửa không tức là vào chân tâm (Phật tính). Khi đạt được đến mức đó thì hào quang quanh cơ thể sẽ tự phát sáng rực rỡ mắt thường có thể nhìn thấy.
Trong cuốn Tử Thư (Bardo Thodon) có ghi : “Bốn luồng hào quang đại diện cho Phật đó là Phật trí hào quang trắng từ Phật Đại Nhật. Đại viên cảnh trí , Phật Bất Động hào quang màu xanh biếc. Bình đẳng tánh trí , Phật Bảo Sanh hào quang sắc vàng. Diệu quan sát trí, hào quang sắc đỏ”.
Trong nhiều trường hợp cận tử cái chết trở về, nhiều người đã kể lại rằng, họ thấy mình như rơi vào một đường hầm tối đen và cuối đường hần là ánh sáng chói loà. Thực tế ánh sáng mà người cận tử cái chết chứng thấy đó chính là chân tính hay còn gọi là pháp thân thường trụ….là đích mà các hành giả tu thiền hướng tới. “Giờ đây pháp thân đang chiếu sáng rực rỡ trước mắt ngươi, hãy nhận biết rõ. Giờ đây thức của ngươi đang trở về bản tính chân như, rỗng không vắng lặng, vô ngã, vô tướng, không màu sắc. Không âm thanh…Nó chính là thân bất hoại. Sắc và không không rời nhau trong dạng hào quang rực rỡ, vô sinh, vô tử. Đó cũng chính là Phật tính” (Bardo Thodon).
Theo Tử Thư (Tây Tạng) tất cả con người sau khi chết đều trở về chân tâm tức là vô ngã, vô tướng, không mầu sắc có hào quang rực rỡ như các vị Phật. Nhưng vì sao những hương linh (thân trung ấm) lại có vòng tròn sáng đậm nhạt, mầu sắc khác? Việc phân tích mầu sắc của các vòng tròn sáng sẽ làm sáng tỏ được rất nhiều vấn đề trong kinh điển Phật. Vì sao chúng ta phải tu thiền, vì sao chúng ta phải tái sinh theo nghiệp… ?.
Phần 2 – Vì sao các vòng tròn sáng có độ đậm nhạt và màu sắc khác nhau.
Nếu quan sát kỹ các vòng tròn sáng ta sẽ thấy sự khác nhau về độ đậm nhạt và về mầu sắc. Có vòng tròn thì sáng trắng, trong suốt. Có vòng tròn thì mờ mờ có hình dáng khuôn mặt người, có vòng tròn mầu xanh nước biển, có vòng tròn màu vàng, có vòng tròn mầu tím, máu xám khói… Theo cách giái thích của các NNC, sở dĩ có sự khác biệt đó là do linh hồn ở những cấp độ khác nhau. Từ mức các vong lang thang đến mức cao hơn. Các linh hồn lang thang đều ở gần mặt đất. Còn các vòng ánh sáng ở trên cao là những "thiên thần", có nghĩa là những linh hồn đã được nâng lên ở mức độ cao hơn.
Trước khi giải thích vần đề này, chúng ta đi sâu một chút về vầng hào quang xung quanh con người, khi thần thức còn sống trong thân xác. Theo một số tư liệu khoa học thì thực tế vầng hào quang xunh quanh con người không chỉ có 3 vòng mà có đến 6 vòng. Nhưng có 3 vòng chính, đặc trưng cho ý chí, tư tưởng, cảm xúc và tình trạng sức khoẻ. Phân tích mầu sắc 2 vầng hào quang thuộc về tâm thức con người ta sẽ thấy nó có những biểu hiện như sau :
- Vầng thứ nhất của hào quang sáng có màu đỏ đẹp biểu hiện ở những người cương quyết đấu tranh và quyền lực, màu đỏ đẹp và sáng chói biểu hiện ở những người vạm vỡ mạnh khỏe, ý chí mạnh mẽ.
- Vầng thứ hai của hào quang liên hệ đến các tình cảm hay cảm xúc. Màu vàng rực rỡ như mây thể hiện những tình cảm sâu đậm, lạc quan yêu đời . Những màu sắc tối hơn thể hiện những cảm xúc tiêu cực, bi quan chán nản. Màu xẫm thể hiện sự, cáu ghét, ganh tỵ...
Khi con người yêu thương, hào quang xuất hiện những sóng màu xanh dịu dàng. Nếu con người đố kỵ, ghen ghét hào quang có màu xanh lục tối. Hào quang của sự keo kiệt. bủn xỉn sẽ trở nên thô ráp và sắc nhọn.
Qua phân tích vầng hào quang của các nhà khoa học ta thấy, tư tưởng, trạng thái cảm xúc của con người chính là nguyên nhân tạo ra sắc màu và các biến động thay đổi của sắc hào quang. Khi con người chết đi, vầng hào quang của thần thức (thân trung ấm) cũng thay đổi và biến động như khi nó còn trong thân xác người. Những biến động của tư tưởng, cảm xúc mà cở sở của nó chính là sự chấp hữu của thân trung ấm sẽ đẩy thần thức về 6 nẻo đường tái sinh.
Đại đức Lạt ma Chogyam Trungpa Rinpoche khi phân tích cuốn Tử Thư (Tây Tạng) có viết: “Sau khi 4 yếu tố đất, nước, lửa gió đoạn diệt, thần thức có cảm giác trống rỗng hoặc thanh thản, đồng thời mất khả năng tập trung, tất cả bị cái không xâm chiếm. Sau đó là pháp thân thường trụ hiện ra, thật ra là lúc đạt đến chân tâm… Chính từ chân tâm không sinh không sinh diệt này nghiệp lực sẽ bắt đầu xuất hiện dẫn dắt thần thức đi vào đời sống mới. Nếu thần thức lưu trú trong chính niệm, nhất tâm trong thiền định thì pháp thân sẽ xuất hiện. Còn nếu thần thức bị năng lực nghiệp báo dẫn dắt, thần thức sẽ xa dần pháp thân thường trụ. Lúc đó một tâm niệm chấp hữu khởi lên, tuỳ theo mức độ chấp hữu, thần thức sẽ đi vào những cảnh giới khác nhau trong sáu cõi luân hồi. Vì vậy chính năng lực chấp hữu là động cơ thôi thúc thần thức đi vào lục đạo”.
Chính sự mong cầu mà thân trung ấm được hình thành. Chính sự chấp hữu mà thân trung ấm bị đẩy về các cảnh giới tương ứng với các tâm thức trong lục đạo. Nguồn gốc của sự chấp hữu chính là tham, sân, si. Một vọng niệm khởi lên tạo ra một sắc màu, nhiều vọng niệm khởi lên tạo ra vầng hào quang có nhiều sắc màu. Thần thức thiên về ý nghĩ nào, cảm xúc nào thì sắc màu hào quang sẽ thiên về sắc màu đó. Có khá nhiều vòng tròn sáng có sự pha tạp các màu sắc khác nhau, nhưng luôn có sắc màu chủ đạo.
Chính sắc màu này sẽ quy định thần thức sẽ tái sinh về cảnh giới nào. Vì sao như vậy ? Trong Tử thư Tây Tạng có ghi: “Sáu ánh sáng của sáu nẻo lục đạo bắt đầu xuất hiện, nếu ngươi thác sinh cõi nào thì ánh sáng của cõi đó sẽ chiếu sáng nhất. … Ngươi muốn hiểu về ánh sáng đó chăng? Cõi trời có ánh sáng mầu trắng, cõi atula có ánh sáng mầu đỏ, cõi người có ánh sáng màu xanh, cõi súc sinh có ánh sáng màu xanh lục, cõi ngạ quỷ có ánh sáng màu vàng, cõi địa ngục có ánh sáng màu khói xám. Đó là sáu loại ánh sáng. Trong lúc này thân người tự nhiên có ánh sáng của của cõi mà ngươi sắp thác sinh.”
Những luận điểm được ghi trong Luận Vãng Sinh (Tử Thư – Tây tạng) thật là chuẩn xác, thật là tuyệt vời và logic. Khi khoa học đã phát hiện ra được những sắc hào quang của thân trung ấm nó đã làm sáng tỏ ra được nhiều vấn đề. Vì sao thế giới luân hồi có nhiều cõi? Vì sao con người bị kéo vào các cảnh giới lục đạo. Do sắc hào quang sinh ra từ tư tưởng, cảm xúc của thân trung ấm đã tương thích với các sắc màu của lục đạo nên con người cứ phải tái sinh luân hồi.
Kinh điển Phật nói, Luân hồi là do nghiệp báo. Vào cảnh giới nào là do tự con người dẫn dắt mình vào chẳng thể có đấng thần linh nào tác động. Sáu màu của lục đạo: màu sáng trắng (trời), mầu đỏ (Atula), màu xanh biển (người), màu xanh lục (ngạ quỷ), màu vàng (ngạ quỷ), màu xám khói (địa ngục) là cảnh giới lôi kéo những thần thức có sắc màu tương hợp với nó.
