Thân chào tất cả cô chú anh chị em học viên lớp 2 các khóa học mới và củ gần xa!
Hôm nay Liên xin chia sẻ 3 đề tài mà Thầy đã giảng tại lớp 2 khóa học khai giảng ngày 22-5-2012
1/ Bảng dịch nghĩa Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh (Thầy giảng hoàn tất ngày 27 -7-12)
2/ Bản Đồ Hành Trình Tâm Thức
3/ Chánh Tam Bảo ( Phật - Pháp - Tăng)
.png)
Tâm tròn-Trí sáng-Thể hài hoà (cùng vạn pháp), chính là tiêu chí thiết yếu dẫn đến thành tựu trong phương pháp học tập cách thức (pháp môn) luyện tập để chỉnh sửa (tu tập) giúp Thân-Tâm cân bằng và hoà hợp cùng môi trường sống hiện nay do Công ty TOTHA nghiên cứu thành môn học hoàn chỉnh, được gọi là Khoa học Tâm Thức. Điều kỳ diệu luôn đến với mọi người khi đã tu chỉnh đạt thành tựu hợp nhất Trí-Tâm một cách đúng đắn (Chánh Định) tiến đến sự hoà hợp cùng Vũ Trụ đại đồng Chân-Thiện-Mỹ --> đó chính là chìa khoá giúp Tuệ giác (trí giác xuyên suốt mọi chướng ngại) được khai mở. Nếu chúng ta gắng công luyện tập (công phu), cố gắng quán sát không tự mãn bởi những thành quả đạt thành của mình (bất chấp ngã), mà hãy luôn tri kiến và tư duy phối hợp cùng tâm đại thừa trải rộng (bồ-tát) khắp nơi (phổ độ) sao cho công phu hành trì ngày càng tinh tấn đến tận sự tột cùng (ba-la-mật-đa) để nhận ra đúng bản chất của mọi sự vật và hiện tượng (chư pháp) thảy đều không tồn tại thuộc tính xác lập trạng thái bình ổn (vô tướng), chỉ là sự kết nối và tương tác lẫn nhau (nhân duyên) để tạo thành (sanh), đồng thời cũng chính do sự kết nối và tương tác lẫn nhau mà chuyển hoá (diệt) cứ thế mà sanh-diệt-sanh-diệt-...liền liền (sát na vô thường), quy luật tất yếu (lẽ thật) của tự nhiên. Dùng tư duy sáng suốt quan sát (minh sát) để thấu hiểu (tri kiến) rõ chân lý "Chư Pháp Vô Tướng đồng bất chấp Vô Thượng Vô Đẳng", đó chính là tận cùng của sự hoàn hảo (Bát-nhã Ba-la-mật-đa) về trí tuệ thấu quán xuyên suốt nhận ra đúng (Giác Ngộ) quy luật của Vũ Trụ Đại Đồng hay chân tướng thật sự (bản lai diện mục) của Vũ Trụ Không có khởi đầu (Vô Thuỷ) và Không có kết thúc (Vô Chung) hay Không Sanh Diệt (Như Lai) . Đây chính là đề tài mà TOTHA đã giảng giải cho các khoá học II được trích dẫn từ nội dung đề cập trong Bát-nhã tâm kinh của Phật học.
1- BẢN DỊCH NGHĨA BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH
Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm Kinh (Kinh nói về Tâm đạt đến sự hoàn hảo cùng cực cực hoặc cũng có thể dịch nghĩa tương đương là Kinh trọng tâm diễn luận đến bến bờ tận cùng của sự hoàn hảo xuyên suốt khắp tam giới)
- Bát nhã (sa.prajñā, pi. pañña : Hoàn hảo, Xuyên suốt)
- Ba-la-mật-đa (sa. pāramitā, pi. pāramī : Cùng cực, Tận cùng, Hoàn thành, Bờ bên kia)
[COLOR="Black"]Quán-Tự-Tại Bồ-Tát hành thâm : Thường xuyên thực hành quán chiếu một cách tự tại ngày càng uyên thâm Tâm đại thừa trải rộng vô biên
(Từ, Bi, Hỉ, Xả)
Bát-nhã Ba-la-mật-đa thời : (Đồng thời trí xuyên suốt đến tận cùng)
Chiếu kiến ngũ-uẩn giai không (để soi thấy Danh và Sắc đều Không trường tồn (Vô Thường) và Không có tự tánh (Vô Ngã),
độ nhất thiết khổ ách, (chính là con đường duy nhất thiết thực giúp thoát khổ nạn).
"Xá-Lợi-Tử (Quảng Trí) (“ Hãy mở rộng Trí ra để nhận biết rằng”),
Sắc bất dị Không, “ (Đất, nước , gió, lửa)
Sắc (Thân) không khác gì (Thọ, tưởng, hành, thức)
Danh (Không Sắc)
hoặc Không phải Thân đang xét đều cùng chung tính chất Không trường tồn (Vô Thường) và Không có tự tánh (Vô Ngã).
[/COLOR]
[COLOR="Black"]Sắc bất dị Không, “ Đất, nước , gió, lửa”
(Sắc/Thân)không khác gì “Thọ, tưởng, hành, thức”
(Danh /Không Sắc)
hoặc Không phải Thân đang xét đều cùng chung tính chất Không trường tồn (Vô Thường) và Không có tự tánh (Vô Ngã).
Không bất dị Sắc, Danh
(Không sắc) chẳng khác gì Thân đang xét hoặc thân khác
(Sắc) cũng đều là vô thường và vô ngã như nhau.
Tổng quan:
Sắc tức thị Không, (Sắc đúng không thể nhận biết bằng lục căn)
Không tức thị Sắc.(Không nhận biết bằng lục căn chính là sắc thực)
(chỉ nhận biết bằng tuệ giác)
Chúng sanh:
Sắc tức thị Không, (“Đất, nước, gió, lửa” đúng là không trường tồn, không tự tánh riêng)
Không tức thị Sắc.(Không trường tồn, Không có tự tánh
(Không) đúng là nhận thấy được
(Sắc))
Thọ,Tưởng,Hành,Thức diệc phục như thị (Thọ, Tường, Hành, Thức cũng đều như vậy)
Xá-Lợi-Tử! (Quảng Trí) (“ Hãy mở rộng Trí ra nhận biết rằng”),
thị chư pháp không tướng, bất sinh , bất diệt, bất cấu , bất tịnh, bất tăng , bất giảm.(để nhận định rõ mọi sự vật hiện tượng đều không cố định
(không tướng) (do nhân duyên hình thành), không tự sinh, khônng tự diệt, không dơ, không sạch, không tăng, không giảm)
Thị cố không trung vô sắc, vô thọ , tưởng , hành , thức. (Cố gắng nhận rõ ra Tính Không để không bị vướng vào Sắc, Không bị vướng vào Danh
(Thọ, tưởng, hành, thức))
Vô nhãn , nhĩ , tỷ thiệt , thân , ý; (Không chấp vào lục căn)
vô sắc ,thanh , hương , vị ,xúc , pháp ; (không chấp vào Lục thức)
vô nhãn giới , (Không vướng vào sự thấy trong tam giới (Vô sắc, sắc, dục));
nãi chí vô ý thức giới. (cho đến không vướng chấp ý vào tam giới)
Vô Vô-minh diệc , vô Vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận.
(Cũng vậy không còn không sáng suốt, chấm dứt vô minh (mê muội) cho đến không còn già chết nữa, tức chấm dứt sự già chết)
Vô Khổ , Tập , Diệt , Đạo , (không còn phải Khổ, không còn những yếu tố gây khổ(Tập) đeo bám nữa, không còn phải lo Diệt khổ nữa, không còn phải tu Bát Chánh Đạo nữa)
vô Trí diệc vô Đắc, dĩ vô sở đắc cố , (không còn vướng vào suy nghĩ (trí) nữa, không còn đắc thành, không còn phải bám vào sự đắc thành nữa)
Bồ-đề-tát-đỏa y Bát-nhã Ba-la-mật--đa cố, (cố Phát Tâm Bồ Tát tỏa sáng cùng với Trí Bát Nhã đúng đắn đến cùng cực)
tâm vô quái ngại, (tâm không còn vướng mắc vào mọi chướng ngại nữa)
vô quái ngại cố, (không phải cố gắng để vượt chướng ngại nữa)
vô sở hữu khủng-bố, (tâm không còn bị rối loạn nữa)
viễn ly điên đảo mộng-tưởng, cứu cánh Niết-Bàn, (vĩnh viễn cắt đứt điên đảo mộng - tưởng, đó là cứu cánh Niết bàn)
Tam thế chư Phật, (mọi sự tu tập để đạt Giác Ngộ(chư Phật) trong tam giới (tam thế giới))
y Bát-nhã Ba-la-mật-đa cố, (cần cố gắng hành trì đúng đắn hoàn hảo đến cùng cực)
đắc A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam bồ-đề.(đạt đến thành tựu được tuệ giác viên mãn)
Cố tri Bát-nhã Ba-la-mật-đa,( Cố gắng thấu quán tính Bát Nhã đến cùng cực)
thị đại thần chú, (bằng cách tập trung tinh thần rộng khắp)
thị đại minh chú, (tập trung tỏa sáng Tâm Bồ Đề rộng khắp)
thị vô thượng chú, (nhận thức đúng không còn chấp vào sự tối cao)
thị vô đẳng đẳng chú, (tập trung một cách đúng đắn không chấp bình đẳng đó là bình đẳng)
năng trừ nhất thiết khổ, chân thật bất hư.(phát công năng giúp chúng sanh tiêu trừ mọi khổ nạn, đó chính là lẽ thật không hoại)
[I]Cố thuyết Bát-nhã Ba-la-mật-đa chú [/I].( cố gắng thuyết giảng Tính Không đến tận cùng)
Tức thuyết chú viết: (Nghĩa là)
'" Yết-đế , yết-đế , Ba-la yết-đế . Ba-la-tăng yết-đế Bồ-đề tát-bà-ha ".(Vượt qua, vượt qua, vượt qua đến bờ bên kia, vượt qua hoàn toàn, Tuệ giác thành tựu)
[/COLOR]