+ Trả lời Chủ đề
Kết quả 1 đến 3 của 3

Chủ đề: Đức Phật dưới mắt các nhà Trí thức Thế Giới- Buddhism in the eyes of intellectuals

  1. #1
    Totha_Kien
    Guest

    Đức Phật dưới mắt các nhà Trí thức Thế Giới- Buddhism in the eyes of intellectuals

    ..Những ai nghĩ rằng Phật giáo chỉ chú trọng đến lý tưởng cao thượng, đạo đức uyên thâm và tư tưởng triết lý, và không lưu ý đến xã hội kinh tế an lạc của con người, là nhầm lẫn. Ðức Phật chú trọng đến hạnh phúc của con người. Với Ngài, hạnh phúc không thể có được nếu không có một đời sống trong sạch căn cứ vào những nguyên tắc đạo đức và tinh thần. Nhưng Ngài biết là thực hành một cuộc sống như vậy khó khăn trong những điều kiện vật chất và xã hội không tốt đẹp.

    ...Phật giáo không coi an lạc vật chất là cứu cánh; đó chỉ là một phương tiện để đi đến cứu cánh, một cứu cánh cao cả và cao thượng hơn. Nhưng đó cũng là một phương tiện cần thiết, cần thiết trong việc hoàn tất mục tiêu cho hạnh phúc của con người. Cho nên Phật giáo công nhận sự cần thiết của một số điều kiện vật chất tối thiểu để đem lại thành công cho tinh thần cả đến một vị tu sĩ tham thiền ở một nơi hẻo lánh.

    Phật Giáo Dưới Mắt Các Nhà Trí Thức
    (Buddhism in the eyes of intellectuals)

    Tác Giả: Hòa thượng K.Sri Dhammananada

    Dịch Giả: Tỳ kheo Thích Tâm Quang, PL. 2538 - 1994



    Ðạo Phật là một Tôn giáo vĩ đại đã giác ngộ nhân loại từ 25 thế kỷ qua, giải thoát con người khỏi tất cả những xiềng xích nô lệ, các thực hành theo mê tín dị đoan. Ðạo Phật là một Tôn giáo khoa học, ngày nay tất cả các nhà văn hóa trí thức trên thế giới dù có hay không liên hệ gì đến Phật giáo đều tôn kính đức Phật Cồ Ðàm trong khi những nhà khai sáng các Tôn giáo khác chỉ được các tín đồ của mình tôn kính mà thôi. Không phải chỉ những người thuộc một số Tôn giáo mà ngay cả những người được gọi là tự do tư tưởng cũng rất kính trọng Ðấng Giác Ngộ Tối Cao Ðộc Nhất trên hoàn vũ này. Nhìn từ quan điểm lịch sử, chưa từng có một vị Ðạo sư nào mà phát triển tinh thần tự do Tôn giáo đến cực điểm cũng như lòng tin thích đáng đối với nhân loại như đức Phật. Trước khi đức Phật giáng thế, Tôn giáo chỉ do một số giáo phái trong xã hội độc quyền nắm giữ. Ðức Phật là một vị Thầy trong lịch sử không phân biệt, mở cửa Tôn giáo cho từng cá nhân cũng như cho tất cả mọi người trong xã hội.

    Ðức Phật khuyên các đệ tử Ngài trau dồi học hỏi và mở mang sức mạnh tiềm ẩn nơi con người và tự chính nơi mình biểu dương được cách thức sử dụng hữu hiệu nhất sức mạnh ý chí và trí thông minh của mình không cần phải làm tôi mọi cho một chúng sanh nào đó để tìm hạnh phúc trường cửu mà Ngài tuyên bố cho thế giới biết qua kinh nghiệm bản thân Ngài chứ không phải qua các lý thuyết hay qua các tín ngưỡng hay phong tục tập quán. Giáo lý đức Phật là để cho con người ứng dụng thực tiển mà không cần một nhãn hiệu nào.

    Trong việc sưu tập cuốn sách này, tôi đã chọn lọc một số các lời phát biểu của các nhân vật nổi tiếng, triết gia, học giả, sử gia, văn hào, khoa học gia, các hàng giáo phẩm, các nhà cách mạng xã hội và các chính khách danh tiếng trong thế giới tiên tiến, tất cả đều là các nhà trí thức đứng hàng đầu. Trong số này đa số không phải là người Phật giáo mà là những nhà tự do tư tưởng. Theo họ, Phật giáo là một Tôn giáo thực tế nhất, hợp lý nhất, triển khai rất khoa học, phục vụ hữu hiệu nhân loại nếu những người theo đạo Phật thực hành nghiêm chỉnh Tôn giáo này.

    Lý do trên đã cho tôi niềm vui lớn lao trong việc trình bày các đoạn văn trích dẫn từ các sách và báo chí. Dù có một số người cho rằng Ðạo Phật đứng đầu trong lãnh vực Tôn giáo nhưng việc sưu tập các đoạn văn này, không có ý muốn làm giảm niềm tin nơi các Tôn giáo khác và việc xuất bản cuốn sách này cũng không phải để trình bày quan điểm Phật giáo đứng hàng đầu mà trái lại chỉ để phản ảnh tầm nhìn vô tư của một số các nhà trí thức.

    K. Sri Dhammananda

    25.11.1992 P.L. 2536.


    ÐỨC PHẬT



    THE BUDDHA

    THE BUDDHA’S GREATNESS

    I cannot myself feel that either in the matter of wisdom or in the matter of virtue Christ stands quite as high as some other people known to history? I think I should put Buddha above him in those respects.

    - Bertrand Russell, “Why I am not a Christian”

    ÐỨC PHẬT VĨ ÐẠI.

    Nếu nói đến trí tuệ và đức hạnh thì tôi không thể nào nghĩ rằng Chúa Christ ở một vị thế cao bằng một số nhân vật khác mà lịch sử đã ghi nhận. Tôi nghĩ rằng tôi phải đặt đức Phật trên Chúa về những phương diện đó.
    - Bertrand Russell “Tại sao tôi không theo Thiên Chúa Giáo”


    EMBODIMENT OF VIRTUES

    Buddha was the embodiment of all virtues he preached. During his successful and eventful ministry of 45 years he translated all his words into action; and in no place did he give vent to any human frailty, or any base passion. The Buddha?s moral code is the most perfect which the world has ever known.

    - Prof. Max Muller, German Scholar


    HIỆN THÂN CỦA ÐỨC HẠNH


    Ðức Phật là hiện thân của tất cả các đức hạnh mà Ngài thuyết giảng. Trong thành quả của suốt 45 năm dài hoằng pháp, Ngài đã chuyển tất cả những lời nói của Ngài thành hành động; không nơi nào Ngài buông thả cái yếu đuối của con người hay dục vọng thấp hèn. Luân lý, đạo đức căn bản của đức Phật là toàn hảo nhất mà thế giới chưa bao giờ biết đến.

    - Giáo sư Max Miller, Học giả người Ðức.


    BLOSSOM OF THE HUMAN TREE

    This is the blossom on our human tree
    Which opens in many a myriad years
    But opened, fills the world with wisdom?s scent
    And love?s dropped honey.

    - Sir Edwin Arnold, "Light of Asia"

    CÂY NHÂN LOẠI THĂNG HOA.

    Ðây hoa nở trên cây nhân loại
    Ðã bừng nở qua nhiều vạn kỷ
    Làm thế giới chan hòa hương thơm trí tuệ
    Và mật ngọt tình thương.

    - Sir Edwin Arnold, “Ánh Sáng Á Ðông”



    BUDDHA IS NEARER TO US

    You see clearly a man, simple, devout, lonely, battling for light, a vivid human personality, not a myth. Beneath a mass of miraculous fable I feel that there also was a man. He too, gave a message to mankind universal in its character. Many of our best modern ideas are in closest harmony with it. All the miseries and discontents of life are due, he taught, to selfishness. Selfishness takes three forms ? one, the desire to satisfy the senses; second, the craving for immortality; and the third the desire for prosperity and worldliness. Before a man can become serene he must cease to live for his senses or himself.

    Then he merges into a great being. Buddha in a different language called men to self-forgetfulness five hundred years before Christ. In some ways he was nearer to us and our needs. Buddha was more lucid upon our individual importance in service than Christ, and less ambiguous upon the queation of personal immortality.

    - H.G. Wells


    ÐỨC PHẬT GẦN GŨI CHÚNG TA HƠN.


    Các bạn thấy rõ Ngài là một nhân vật đơn giản, chân thành, đơn độc, một mình tự lực phấn đấu cho ánh sáng, một nhân vật sống chứ không phải là thần kỳ, tôi cảm thấy có một Người, đó là Ngài. Ngài đã gửi bức thông điệp cho nhân loại hoàn vũ. Có nhiều tư tưởng tuyệt diệu hiện đại của chúng ta rất gần gũi tương đồng với thông điệp của Ngài, tất cả những đau khổ, bất mãn trong cuộc sống, theo Ngài dạy: là do lòng ích kỷ. Lòng ích kỷ có ba dạng: - Một là tham vọng thỏa mãn cảm giác; - Hai là tham vọng muốn bất tử; - Ba là tham vọng thành công và trần tục. Con người trước khi có thể trở nên thanh tịnh, người đó phải ngưng sống theo giác quan hoặc cho riêng chính mình.

    Rồi con người đó mới trở thành một bậc đại nhân. Ðức Phật, qua nhiều ngôn ngữ khác nhau, năm trăm năm trước Chúa Christ, đã dạy con người đức tính vị tha. Trong một số chiều hướng Ngài rất gần gũi với chúng ta hơn, và đáp ứng được nhu cầu của chúng ta. Ðức Phật cũng tỏ ra sáng suốt hơn Chúa Christ trong sự quan tâm phục vụ con người và ít mơ hồ đối với vấn đề trường tồn b?t tử của kiếp nhân sinh.

    - H.G. Wells


    MOST NOBLE OF MANKIND

    If you desire to see the most noble of mankind, look at the king in beggar?s clothing; it is he whose sanctity is great among men.

    - Abdul Atahiya, A Muslim Poet


    NGƯỜI CAO QUÍ NHẤT CỦA NHÂN LOẠI


    Nếu bạn muốn thấy người cao quí nhất của loài người, bạn hãy nhìn vị Hoàng đế trong y phục một người ăn xin; chính là Ngài đó, siêu phàm thánh tính của Ngài thật vĩ đại giữa con người.

    - Abdul Atahiya, một thi nhân Hồi Giáo.


    BUDDHA’S METHOD

    If any question has to be considered, it has to be considered peacefully and democratically in the way taught by the Buddha.

    - Nehru

    PHƯƠNG PHÁP CỦA ÐỨC PHẬT.

    Nếu một vấn đề nào đó cần được đề ra, vấn đề đó phải được giải quyết trong hài hòa và dân chủ theo đường lối dạy bảo của đức Phật.
    - Tổng thống Nehru



    LUNATIC AND A SANE MAN

    The difference between the Buddha and an ordinary man is like the difference between a sane man and a lunatic.

    - A writer


    MỘT NGƯỜI MẤT TRÍ VÀ MỘT NGƯỜI BÌNH THƯỜNG


    Sự khác biệt giữa đức Phật và một người bình thường giống như sự khác biệt giữa một người bình thường và một người mất trí.

    - Một Văn Hào.



    HOMAGE TO BUDDHA

    Lord Buddha could be very easily singled out as the one person known to man who received homage from the greatest number of mankind.

    -Prof. Saunders, Literary Secretary Y.M.C.A. India, Burma, Ceylon

    TÔN KÍNH ÐỨC PHẬT.

    Không khó khăn gì khi chọn lựa đức Phật là một người được tôn sùng trong số những người vĩ đại của nhân loại.

    - Giáo sư Saunders , Tổng Thư ký Văn hóa Y.M.C.A
    India, Burma, Ceylon.

  2. #2
    Totha_Kien
    Guest

    Re: Đức Phật dưới mắt các nhà Trí thức Thế Giới- Buddhism in the eyes of intellectual

    BUDDHA’S MESSAGE

    The Buddha has been something greater than all doctrine and dogma, and his eternal message has thrilled humanity through the ages. Perhaps at no time in past history was his message of peace more needed for a suffering and distracted humanity than it is today.

    - Nehru


    THÔNG ÐIỆP CỦA ÐỨC PHẬT.

    Ðức Phật vĩ đại hơn tất cả các lý thuyết và tín điều, thông điệp bất diệt của Ngài đã làm rung động nhân loại qua nhiều thời đại. Có lẽ không một thời điểm nào trong lịch sử quá khứ mà thông điệp hòa bình của Ngài lại cần thiết hơn cho nhân loại đang đau khổ và cuồng loạn như hiện nay.

    - Tổng thống Nehru


    NEGATIVE ANSWER OF THE BUDDHA

    If we ask, for instance, whether the position of the electron remains the same, we must say “no”; if we ask whether the electron’s position changes with time, we must say “no”; if we ask whether it is in motion, we must say “no”. The Buddha has given such answers when interrogated as to the conditions of a man’s self after his death; but they are not familiar answers for the tradition of seventeenth and eighteenth century science.

    - J. Robert Oppenheimer

    CÂU TRẢ LỜI "KHÔNG" CỦA ÐỨC PHẬT.


    Nếu chúng ta hỏi, chẳng hạn, có phải vị trí một hạt nhân điện tử lúc nào cũng giữ nguyên không thay đổi, chúng ta phải trả lời "không"; nếu chúng ta hỏi có phải vị trí của một hạt nhân điện tử thay đổi theo thời gian, chúng ta phải trả lời "không"; nếu chúng ta hỏi có phải hạt nhân đó đang di động, chúng ta phải trả lời "không". Ðức Phật cũng đã giải đáp như vậy khi có người hỏi tình trạng bản ngã của con người sau khi chết; nhưng những câu trả lời như trên không phải là những câu trả lời quen thuộc theo truyền thống khoa học ở thế kỷ 17 và 18.

    - J.Robert Oppenheimer



    WE ARE IMPRESSED BY HIS SPIRIT OF REASON

    When we read Buddha’s discourses, we are impressed by his spirit of reason. His ethical path has for its first step right views, a rational outlook. He endeavours to brush aside all cobwebs that interfere with mankind’s vision of itself and its destiny.

    - Dr. S Radhakrishnan,"Gautama The Buddha"


    CHÚNG TA CẢM KÍCH BỞI TINH THẦN HỢP LÝ CỦA NGÀI.

    Khi chúng ta đọc những bài thuyết giảng của đức Phật, chúng ta cảm kích bởi tinh thần hợp lý của Ngài. Con đường đạo đức của Ngài ngay trong quan điểm đầu tiên là một quan điểm thuần lý. Ngài cố gắng quét sạch tất cả những màng nhện giăng mắc làm ảnh hưởng đến cái nhìn và định mệnh của nhân loại.

    - Tiến Sĩ S.Radhakrisnan "Ðức Phật Cồ Ðàm"


    COOL HEAD AND LOVING HEART


    The most striking thing about the Buddha is almost a unique combination of a cool scientific head and profound sympathy of a warm and loving heart. The world today turns more and more towards the Buddha, for he alone represents the consience of humanity.

    - Moni Bagghee,"Our Buddha"

    TINH THẦN TRẦM TĨNH VÀ LÒNG TỪ TÂM.


    Ðiều đáng chú ý nhất nơi đức Phật là sự kết hợp gần như độc nhất của một đầu óc khoa học trầm tĩnh và thiện cảm sâu xa của lòng từ tâm. Thế giới ngày nay ngày càng hướng về đức Phật, vì Ngài là người duy nhất tiêu biểu cho lương tâm của nhân loại.

    - Moni Bagghee, "Ðức Phật Của Chúng Ta"

    TRIẾT LÝ SIÊU PHÀM.


    Ðức Phật là nhà tiên phong thương yêu nhân loại, và là một triết gia siêu phàm trong nhân phẩm dũng cảm và sáng chói. Ngài có những điều mà chưa ai có thể quên được là Ngài thuyết pháp trong hăng say và nhiệt tình về nguồn kiến thức. Vĩ đại hơn, trí tuệ của Ngài chính là đài gương soi sáng.

    (Moni Bagghee, "Ðức Phật Của Chúng Ta.”)

    NGÀI KHÔNG NÓI VỀ TỘI LỖI.

    Sự thanh tịnh của tâm linh và lòng thương yêu tất cả sinh vật đã được dạy dỗ bởi đức Phật. Ngài không nói đến tội lỗi mà chỉ nói đến vô minh và điên cuồng có thể chữa khỏi bởi giác ngộ và lòng thiện cảm.

    (Tiến Sĩ Radhakrisnan "Ðức Phật Cồ Ðàm")

    ÐỨC PHẬT GIỐNG NHƯ MỘT THẦY THUỐC.

    Ðức Phật giống như một lương y. Một bác sĩ phải biết chẩn đoán các loại bệnh tật, nguyên nhân, thuốc giải độc và phương pháp chữa trị, phải biết áp dụng phương thức cho thích hợp, cho nên đức Phật đã dạy Tứ Diệu Ðế (Bốn sự thật) chỉ rõ sự hiện hữu của đau khổ (Khổ đế), nguyên nhân của đau khổ (Tập đế), diệt trừ khổ não để được an lạc (Diệt đế) và con đường đưa đến diệt tận khổ đau (Ðạo đế).

    (Tiến Sĩ Edward Conze, "Phật giáo.”)

    ÐỨC PHẬT CỦA TOÀN THỂ NHÂN LOẠI

    Ðức Phật không phải là của riêng người Phật tử, Ngài là của toàn thể nhân loại. Giáo lý của Ngài thông dụng cho tất cả mọi người. Tất cả các Tôn giáo khai sáng sau Ngài, đều đã mượn rất nhiều các tư tưởng hay của Ngài.

    (Một học giả Hồi Giáo.)

    MỘT NGƯỜI CHA KHÔN NGOAN


    Ðức Phật là người cha nhìn thấy đàn con đang vui chơi trong ngọn lửa thế tục nguy hiểm, Ngài dùng mọi phương tiện để cứu các con ra khỏi ngôi nhà lửa và hướng dẫn chúng đến nơi an lạc của Niết bàn.

    (Giáo sư Lakshimi Narasu, "Tinh Hoa Của Phật giáo")

    ÐỨC PHẬT LÀ MỘT CON ÐƯỜNG.


    Tôi càng ngày càng cảm thấy đức Thích Ca Mâu Ni gần gũi nhất trong tính cách và ảnh hưởng của Ngài, Ngài là Ðường lối, là Chân lý và là Lẽ sống.

    (Giám mục Milman.)

    MỘT VẦNG THÁI DƯƠNG RỰC RỠ.


    Trong thế giới giông tố và xung đột, hận thù và bạo lực, thông diệp của đức Phật sáng chói như vầng thái dương rực rỡ. Có lẽ không bao giờ thông điệp của Ngài lại thiết yếu hơn như trong thời đại của thế giới bom nguyên tử, khinh khí ngày nay. Hai ngàn năm trăm năm qua đã tăng thêm sanh khí và chân lý của thông điệp này. Chúng ta hãy nhớ lại bức thông điệp bất diệt này và hãy cố gắng thi triển tư tưởng và hành động của chúng ta trong ánh sáng giáo lý của Ngài. Có thể chúng ta phải bình thản đương đầu cả đến với những khủng khiếp của thời đại nguyên tử và góp phần nhỏ trong việc khuyến khích nghĩ đúng (Chánh tư duy) và hành động đúng (Chánh nghiệp).

    (Tổng thống Nehru)

    CON NGƯỜI VĨ ÐẠI CHƯA TỪNG CÓ.

    Ðây là giáo lý mà chúng ta có thể tin theo. Không nơi nào trong thế giới Tôn giáo, sùng bái và tín ngưỡng mà chúng ta có thể tìm một vị giáo chủ chói sáng như thế! Trong hàng loạt các vì sao, Ngài là vì tinh tú khổng lồ, vĩ đại nhất.

    Một số các khoa học gia, triết gia, các nhà văn hóa đã tuyên bố về Ngài "Con Người Vĩ Ðại Nhất Chưa Từng Có.” Ánh hào quang của vị Thầy vĩ đại này soi sáng cái thế giới đau khổ và tối tăm, giống như ngọn hải đăng hướng dẫn và soi sáng nhân loại.

    (Một Văn Hào Âu Châu.)

    PHẬT GIÁO

    GIÁO LÝ CĂN BẢN CỦA ÐỨC PHẬT.


    Lịch thiệp, thanh tịnh, từ bi, xuyên qua sự giải thoát khỏi lòng ích kỷ tham dục, đó là giáo lý căn bản của Tôn giáo vĩ đại Á đông của đạo Phật.

    (E. A. Burtt, "Ðức Phật Từ Bi")

    MỘT CÂY CẦU ÐƯỢC XÂY TOÀN HẢO.

    Giáo pháp của đức Phật giống như một cây cầu được xây toàn hảo bằng thép linh động, gió và nước không làm hư được, tự nó thích ứng phù hợp trong mọi trạng huống thay đổi, nhưng đồng thời cũng làm vững chắc thêm cầu và mở con đường an lạc vĩnh cữu, đến Niết bàn.

    (Phra Khantipalo, "Ðộ lượng")

    THỨC TỈNH TRÁI TIM NHÂN LOẠI.

    Chắc chắn từ miền Ðông Phương huyền bí, nơi đất mẹ mầu mỡ của Tôn giáo, cho chúng ta sự khám phá trung thực nơi Phật giáo từ khi Tôn giáo này cho chúng ta biết nền đạo đức huy hoàng và sự thanh khiết tiềm ẩn sâu xa trong bản tính tự nhiên của con người không cần đến một thần linh nào khác mà bản tính này vốn tiềm ẩn trong tâm của con người và thức tỉnh họ biến thành cuộc sống vinh quang.

    (Charles T. Gorham.)

    KHÔNG CÓ GÌ VƯỢT QUA ÐƯỢC PHẬT GIÁO.

    Là Phật tử hay không phải là Phật tử, tôi đã quan sát mọi hệ thống của các Tôn giáo trên thế giới, tôi đã khám phá ra không một Tôn giáo nào có thể vượt qua được về phương diện vẻ đẹp và sự quán triệt, Bát chánh đạo và Tứ diệu đế của đức Phật. Tôi rất mãn nguyện đem ứng dụng cuộc đời tôi theo con đường đó.

    (Giáo sư Rhys Davids.)

    PHẬT GIÁO KHÔNG DẪN DẮT CHÚNG TA TỚI MỘT THIÊN ÐƯỜNG RỒ DẠI.

    Phật giáo rất thực tế, vì Phật giáo lấy quan điểm thực tế đối với cuộc đời và thế giới. Phật giáo không sai lầm lôi kéo chúng ta đến sống trong một thiên đường rồ dại, Phật giáo cũng không đe đọa và hành hạ chúng ta bằng tất cả những loại sợ hãi giả tưởng và các mặc cảm tội lỗi. Phật giáo kêu gọi chúng ta nên chính xác và khách quan nhận những gì thế giới chung quanh chúng ta, và chỉ cho ta con đường đi tới tự do toàn hảo, hòa bình, an lành và hạnh phúc.

    (Thượng Tọa Tiến Sĩ W.Rahula)

    SỨ MẠNG CỦA ÐỨC PHẬT.

    Sứ mạng của đức Phật quả là độc đáo riêng biệt, vì thế cho nên sứ mạng này đứng biệt lập khác hẳn các Tôn giáo khác trên thế giới. Sứ mạng của Ngài là mang lý tưởng của những con chim đang bay trong không trung về gần với trái đất, bởi lẽ thực phẩm để nuôi sống chúng thuộc về trái đất.

    (Hazrat Inayat Khan, " Thông Ðiệp Sufi")

  3. #3
    Totha_Kien
    Guest

    Re: Đức Phật dưới mắt các nhà Trí thức Thế Giới- Buddhism in the eyes of intellectual


    MỘT TÔN GIÁO VŨ TRỤ.

    Tôn giáo tương lai sẽ là một Tôn giáo chung cho cả vũ trụ. Tôn giáo đó vượt ra ngoài ý tưởng một đấng Thiêng Liêng nào đó, các tín điều và lý thuyết. Tôn giáo đó bao trùm cả thiên nhiên và tinh thần, phải căn cứ vào ý niệm đạo giáo phát sanh từ những thực nghiệm của mọi vật, thiên nhiên và tinh thần như một sự thuần nhất đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo đáp ứng được các điều đó.

    (Albert Einstein)

    PHẬT GIÁO VẪN GIỮ NGUYÊN KHÔNG BỊ ẢNH HƯỞNG


    Lý thuyết của Phật pháp vẫn đứng vững ngày nay không bị ảnh hưởng bởi tiến trình của thời gian và sự tăng trưởng kiến thức, vẫn giữ nguyên như lúc ban đầu bày tỏ. Dù cho kiến thức khoa học tăng tiến đến thế nào trên chân trời trí óc của con người, trong phạm vi Giáo pháp (Dhamma) cũng vẫn có chỗ để thừa nhận và đồng hóa các khám phá xa hơn nữa. Về phương diện thu hút của lý thuyết này không dựa vào các khái niệm giới hạn của các tư tưởng sơ khai, về phương diện khả năng cũng không bị lệ thuộc vào những phủ định của tư tưởng.

    (Franci Story, "Phật giáo, Một Tôn giáo Thế Giới")


    MỘT TÔN GIÁO HOAN HỶ


    Phật giáo hoàn toàn chống hẳn lại sự u sầu, phiền muộn, dằn vật, thái độ buồn bã, tất cả những điều này được coi như làm trở ngại việc hiểu rõ chân lý. Mặt khác, việc đáng lưu ý ở đây rằng, hoan hỷ là một trong "Bảy Yếu Tố Giác Ngộ", những đức tính cần thiết phải được trau dồi để tiến tới Niết bàn.

    (Thượng tọa Tiến Sĩ W.Rahula)

    MỘT THÁCH THỨC VỚI CÁC TÔN GIÁO KHÁC.

    Phật giáo như chúng ta đang thấy, những gì đã được ghi chép sưu tập lại rất là thực tế, không phải là một hệ thống giả thuyết của thời đại sơ khai, về phương diện này Phật giáo dám thách thức với các Tôn giáo khác.

    (Giám Mục Gore, "Ðức Phật và Chúa Christ")

    KHÔNG CÓ SỰ GIẢ ÐỊNH TRONG PHẬT GIÁO


    Ðiểm vinh quang trong Phật giáo là Phật giáo lấy trí tuệ làm yếu tố cốt lõi của sự cứu rỗi. Trong Phật giáo, đạo đức (Giới) và trí tuệ không thể tách rời nhau. Giới hình thành nền tảng của đời sống cao thượng, tri thức và trí tuệ là những yếu tố kiện toàn nó. Không quán triệt về luật nhơn quả và duyên sinh (Pratyasamutpada), thì không thể gọi là đạo đức chơn chánh, người gọi là đạo đức chơn chánh thì phải có được một nội quán và tri thức cần thiết này. Về lãnh vực này đạo Phật khác hẳn với các Tôn giáo khác. Các Tôn giáo thuộc nhất thần giáo khởi đầu với một số lý thuyết giả định và khi những giả định này mâu thuẩn với sự tiến bộ của tri thức loài người, thì gia tăng thêm phiền muộn. Ðạo Phật được thiết lập trên một tảng đá vững chắc của các sự thật, chính vì thế không bao giờ xa rời ánh sáng của tri thức.

    (Giáo sư Lakhami Narasu, "Tinh Hoa Phật giáo.”)

    ÐỨC PHẬT NHÌN XA HƠN CÁC NHÀ DUY TÂM HIỆN ÐẠI.


    Ðức Cồ Ðàm bác bỏ hoàn toàn cả đến cái bóng của sự hiện hữu trường cữu bằng một sức mạnh siêu hình hữu ích lớn lao cho những sinh viên triết học và thấy rằng điều đó chỉ thỏa mãn một nữa trong lập luận về duy tâm nổi tiếng của Giám mục Berkeley. Thật là một dấu hiệu đáng kể về các lời đồn đại tế nhị của người Ấn về đức Cồ Ðàm đã có cái nhìn sâu xa hơn nhà duy tâm hiện đại vĩ đại nhất. Khuynh hướng về một tư tưởng giác ngộ ngày nay trên khắp thế giới không nghiêng về thần học, nhưng nghiêng về triết học và tâm lý học. Học thuyết nhị nguyên luận đang trở nên nguy hiểm.

    Nguyên tắc căn bản của sự tiến hóa và nhất nguyên luận đã được chấp nhận bởi các nhà tư tưởng.

    (Giáo Sư Huxley, "Tiến Hóa Ðạo Ðức")

    CÁCH MẠNG VỀ TÔN GIÁO.


    Hai mươi lăm thế kỷ qua, Ấn Ðộ mục kích một cuộc cách mạng về tri thức và về Tôn giáo lên đến cao độ đã lật đổ chủ nghĩa độc thần, các nhà tu ích kỷ và thiết lập một Tôn giáo hòa hợp, một hệ thống ánh sáng và tư tưởng được gọi là Giáo pháp (Dhamma), một Triết học Tôn giáo.

    (Anagarika Dharmapala, "Cái Nợ Của Thế Giới Ðối Với Ðức Phật.”)

    KẾ HOẠCH ÐỂ SỐNG.

    Phật giáo là một phương thức làm sao để đạt được lợi lạc cao nhất từ cuộc sống. Phật giáo là một Tôn giáo của trí tuệ mà ở đấy kiến thức và thông minh chiếm ưu thế. Ðức Phật không thuyết giảng để thâu nạp tín đồ mà là để soi sáng người nghe.

    (Một Văn Hào Tây Phương.)

    HÃY ÐẾN VÀ THẤY.


    Phật giáo luôn luôn là vấn đề của biết và thấy chứ không phải là để tin suông. Giáo lý của đức Phật được gọi là Ehi Passiko, mời bạn đến để thấy không phải đến để tin theo.

    (Hòa thượng Tọa Tiến sĩ W. Rahula, "Ðức Phật Dạy Gì")

    TÔN GIÁO CỦA CON NGƯỜI


    Phật giáo sẽ trường tồn như mặt trời, mặt trăng và loài người hiện hữu trên mặt đất; do đó, Phật giáo là Tôn giáo của con người, của nhân loại cũng như của tất cả.

    (Bandaranaike, Cựu Thủ Tướng Sri Lanka.)

    NGƯỜI PHẬT TỬ KHÔNG LÀ NÔ LỆ CHO BẤT CỨ AI.


    Người Phật tử không nô lệ cho sách vở hay bất cứ ai. Người đó cũng không hy sinh tự do tư tưởng của mình để trở thành một đệ tử của đức Phật. Người đó có thể luyện tập ý chí tự do của mình và mở mang kiến thức cho đến khi tự mình đạt được Phật quả, vì tất cả mọi người đều có khả năng thành Phật.

    (Hòa thượng Narada Maha Thera, "Phật giáo Là Gì")

    SỐNG THEO NGUYÊN LÝ

    Phật giáo dạy đời sống không bằng luật lệ mà bằng nguyên lý một đời sống cao đẹp; và chính vì thế Phật giáo là một Tôn giáo khoan dung, một hệ thống nhân từ nhất dưới ánh mặt trời.

    (Giáo Sĩ Joseph Wain)

    PHẬT GIÁO VẪN TỒN TẠI.

    Phật giáo vẫn tồn tại như hồi nào, cả đến khi nếu phải chứng minh là đức Phật chưa bao giờ đã sống cả.

    (Christmas Humphreys, "Phật giáo.”)

    NHỮNG VẤN ÐỀ HIỆN ÐẠI


    Ðọc một chút về Phật giáo là đã biết rằng hai ngàn năm trăm trước đây, người Phật giáo đã hiểu rõ xa hơn và đã được thừa nhận về những vấn đề tâm lý hiện đại của chúng ta. Họ đã nghiên cứu những vấn đề này từ lâu và đã tìm thấy câu trả lời.

    (Tiến Sĩ Graham Howe)

+ Trả lời Chủ đề

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình