+ Trả lời Chủ đề
Kết quả 1 đến 5 của 5

Chủ đề: Viên đá cứu mạng người ở Thái Bình

  1. #1
    ngocdiep
    Guest

    Viên đá cứu mạng người ở Thái Bình

    Ca bệnh đầu tiên bị rắn cắn mà ông đã cứu được bằng viên đá là vào những năm 1960. Đến nay đã hơn 50 năm, gia đình ông vẫn cùng viên đá đã cứu hàng nghìn người bị rắn cắn thoát khỏi lưỡi hái tử thần.

    Không đòi hỏi công xá, không bằng khen, không chứng nhận, 2 hai anh em ông vẫn âm thầm, lặng lẽ làm công việc cứu người và tự cho rằng đó là sứ mệnh mà người đi trước đã giao phó.

    Kỳ lạ ngọc rắn

    Chúng tôi tìm đến nhà anh em ông Vũ Văn Vần - Vũ Văn Khản (thôn Dương Cước, xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) vào một ngày đầu năm mới.

    Cách thành phố Thái Bình 20km, làng Dương Cước nằm giữa một cánh đồng lúa mênh mông, bát ngát. Hỏi về nhà ông Khản chữa rắn cắn từ già đến trẻ ai cũng biết.

    Ngôi nhà ngói 3 gian với sân vườn, ao cá đặc thù của vùng đồng bằng Bắc bộ. Ngày Tết, các con ông làm ăn ở những nơi xa cũng về hết. Thấy khách lạ tìm đến nhà, các con ông vội vã chạy ra: Người nhà chị bị rắn cắn à? Chả là nhà ông quanh năm có người lạ đến nhà, bất kể ngày đêm, mà đa phần là người bị rắn cắn.

    Ông Vần và ông Khản là 2 anh em ruột, đều đã ngoài 70 tuổi. Trước đây ông Vần sở hữu viên đá. Nhưng thời gian gần đây, ông không ở nhà thường xuyên nên đã giao lại viên đá cho em ông là ông Khản.


    Viên đá cứu người

    Cầm viên đá chỉ bằng bao diêm trên tay, mà mọi người đã đặt tên là ngọc rắn, ông Khản kể lại: Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ông ngoại ông nuôi giấu cán bộ cách mạng, một người quê Thanh Hóa, một người quê Ninh Bình. Đến khi chia tay, họ đã trao lại viên đá cho ông tôi và nói không biết lấy gì cảm ơn, chỉ có viên đá này là quý nhất, đây là viên đá cứu người.

    Không ngờ sau lần chia tay ấy, đi đến Nam Định, họ bị giặc càn và một người đã hy sinh, một người quê ở Ninh Bình đã qua đời năm 2009. Kể từ đó, viên đá được cất giữ cẩn thận và truyền từ đời này sang đời khác làm công việc cứu người đúng như ý nguyện chủ nhân của nó.

    Viên ngọc rắn thực chất chỉ là một viên đá màu đen, 2 mặt đều có hình chữ U. Kích thước của viên đá chỉ khoảng 2,2-2,2cm, dày chừng 1cm, nặng khoảng 30gram. Tuy nhiên nó đã cứu sống được hàng nghìn mạng người.

    Nói về số người bị rắn cắn đến đây được cứu chữa, ông Khản không nhớ nổi vì nhiều lắm. Đã 50 năm qua nó làm công việc cứu người. Bất kỳ ai bị rắn cắn tìm đến, ông đều mang viên đá ra. Điều kỳ lạ là mỗi khi được đặt vào vết rắn cắn, bỗng dưng như xuất hiện một lực hút mạnh đến nỗi viên đá lập tức bị hút chặt vào chỗ đó mà không cần tay người giữ. Khi hút hết nọc độc rắn, nó tự nhả ra và lúc đó có ấn viên đá vào nó cũng tự rơi ra.

    Chuyện ông thần y với viên đá chữa được rắn cắn đã lan truyền từ nơi này sang nơi khác. Không chỉ người làng mà nhiều người trong vùng lân cận đến các tỉnh Hà Nội, Hà Tây, Hải Phòng, Nam Định... khi bị rắn cắn cũng tìm đến nhờ cậy anh em ông.

    Ông Khản cũng cho biết khi bệnh nhân đến, theo kinh nghiệm chỉ cần nhìn vết răng cắn là ông biết bị loại rắn nào cắn. Nếu là một chùm răng thì không độc, nhưng nếu chỉ có 2 vết răng nanh thì chắc chắn là rắn độc. Nếu là hổ mang cắn thì rất buốt, còn rắn cạp nia cắn thì chỉ đau nhẹ. Phải dựa vào đó để chữa trị cho hiệu quả.

    Nếu bị rắn độc cắn vài tiếng sau mới được đưa đến thì cả ông và viên đá đều vô cùng khó nhọc. Bình thường chỉ cần đặt viên đá tầm 30 phút là tự nó nhả ra. Nhưng trong trường hợp chất độc đã lan đi khắp cơ thể thì viên đá phải hút đến 2 tiếng đồng hồ. Và kỳ lạ là hút đến đâu người bệnh biết đến đó. Cảm giác như chất độc từ khắp cơ thể được thu dần về viên đá.

    Kỳ lạ và quý nhưng viên ngọc rắn này cũng “khó tính” và cần được chăm sóc cầu kỳ. Sau mỗi lần hút nọc cứu người, ông Khản phải đi khắp làng tìm có người phụ nữ nào đang thời kỳ nuôi con bú để xin sữa.

    Chỉ cần được ngâm trong chén sữa, ngay lập tức viên đá nhả ra những vệt váng màu vàng nổi lềnh bềnh trên chén sữa. Tùy từng loại nọc rắn khi hút mà viên đã sẽ nhả ra những vệt váng có màu khác nhau. Nếu là nọc rắn hổ mang, rắn cạp nong thì váng nổi lên có màu vàng, rắn cạp nia thì ra váng đen… Tất cả đều có mùi tanh.

    Nhiều khi trong làng không có ai nuôi con nhỏ, ông phải đạp xe đến những xã khác để xin bằng được chén sữa.

    Không chỉ lạ vì biết hút nọc từ cơ thể người và nhả độc ra cốc sữa, mà viên đá kỳ lạ này còn khiến người ta không thế lý giải nổi khi “ăn” cả ruột gạo nếp.

    “Ông ngoại tôi thuở trước từng dặn rằng phải cất viên đá vào trong túi có chứa gạo nếp, mà phải loại gạo nếp sữa loại 1, sạch sẽ. Nhưng không hiểu sao, cứ sau một thời gian để viên đá vào trong túi gạo nếp thì những hạt đó bỗng bị rỗng hết ruột nên phải thay liên tục. Trong khi cũng loại gạo đó mà để trong thùng ăn dần thì còn nguyên vẹn, không hề hấn gì”, ông Khản kể.

    Những nhân chứng sống

    Để gặp nhân chứng sống, chúng tôi tiếp tục tìm đến nhà ông Phạm Ngọc Lừng, người bán hàng ở đầu làng Dương Cước hơn 30 năm.

    Ông Lừng kể rằng vào một buổi chiều, đang thiu thiu ngủ thì ông bị một nhát cắn chí tử vào bắp chân. Khi hoàn hồn ông mới biết mình bị rắn hổ mang cắn. Ga rô cẩn thận, ông nhờ hàng xóm đưa đến nhà ông Vần. Chỉ sau một tiếng, viên đá hút hết nọc rắn trong người ông. Hút xong ông thấy người nhẹ nhõm hẳn. Kể từ đó đến nay ông ăn ngủ bình thường, hoàn toàn khỏe mạnh.


    Ông Vũ Văn Khản

    Hay gia đình nhà chị Vũ Thị Hát có đến 3 người bị rắn cắn và đều được ngọc rắn cứu. Anh Khẩu, chồng chị và con trai bị rắn độc cắn nhưng đến nhà ông Vần sớm nên việc chữa trị đơn giản.

    Còn chị Hát bị rắn mái gầm (cặp nong) - loại rắn cực độc cắn nhưng không garô kịp thời. Khi đến nhà ông Vần cũng là lúc người chị tím tái. Việc hút nọc độc phải thực hiện 3 lần, mỗi lần 3 tiếng, chị Hát mới qua cơn nguy kịch.

    Ngoài ra, ông Nguyễn Xuân Báu, nguyên Phó Chủ tịch UBND xã Hồng Thái cũng được viên đá cứu sống sau khi bị rắn độc cắn. Nhất là những tay buôn rắn thường xuyên tiếp xúc với rắn, bị rắn cắn đều tìm đến nhà ông nhờ viên đá hút nọc rắn.

    Chị Nguyễn Thị Ngấn, y tá tại Trạm y tế xã Hồng Thái cũng cho biết: Người bị rắn độc cắn đến trạm, chúng tôi sơ cứu, về nguyên tắc phải chuyển lên tuyến trên nhưng do bệnh viện huyện cách xã gần 10km nên nhiều khi chúng tôi "giới thiệu" bệnh nhân xuống nhà ông Vần nhờ chữa trị và tất cả đều khỏi bệnh.

    Bệnh nhân mà ông Khản nhớ nhất là cháu bé tên Mai (ở Quỳnh Côi, Thái Bình). Ngày đó, cháu Mai được đưa đến trong tình trạng vết thương đã quá lâu do gia đình không biết cháu bị rắn độc cắn, ông phải đặt ngọc rắn rất nhiều lần, tưởng như không cứu nổi, vậy mà sau một tuần, cháu Mai đã tỉnh táo trong sự vui mừng của bố mẹ cháu và những người thân thích.

    Hoặc chị Nguyễn Thị Quỳnh, bị rắn độc cắn khi đang mang thai. Nhờ viên đá mà cả hai mẹ con đều được cứu sống.

    Trong xã Dương Cốc, bây giờ ông là người có nhiều con nhất. Không phải do vợ chồng ông sinh nhiều mà có điều này là do có rất nhiều bệnh nhân bị rắn cắn tưởng chừng không qua khỏi, được ông điều trị nên đã đến xin để được làm con nuôi. Bà con trong vùng quên tên ông, họ gọi ông là “Thần y” trị rắn cứu người.

    Tiền tỷ cũng không bán

    Nhà ông Vần và ông Khản đều làm ruộng và làm thêm nghề phụ xây dựng nên gia cảnh khá khó khăn. Việc cứu người bị rắn cắn mấy chục năm qua nhà ông làm để làm phúc là chính, không đòi hỏi công xá.

    Thêm vào đó, người bị rắn cắn thường xảy ra vào đêm nên đã nhiều năm qua ông quen với việc đang ngủ có người gõ cửa gọi cứu người. Ông Khản chia sẻ: nếu cứu người để lấy tiền thì nhà tôi đã giàu to, chẳng nghèo như thế này. Cũng đã có nhiều người trả tiền tỷ để mua viên đá nhưng tôi chưa bán.

    Biết được viên đá có những nhiệm màu, nhiều người giàu có đã mang xe máy trị giá trên 40 triệu đến gạ đổi lấy viên đá, có người là chủ hiệu thuốc lớn trên thành phố Thái Bình còn mang cả chục cây vàng đến nhà ông Vần để được là chủ của viên đá nhưng ông không đổi.

    Nhưng những phiền toái từ viên đá mang lại cũng không ít. Đã nhiều lần nhà ông bị trộm cậy cửa. Có lần không tìm được viên đá, chúng đã lấy đi của gia đình cả ti vi, đầu VCD.

    Với sức mạnh thần bí từ viên đá, có thể thấy công dụng chữa rắn cắn cực kỳ hiệu quả. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa một công trình khoa học nào nghiên cứu về viên đá này, cũng không ai lý giải được vì sao viên đá có “sức mạnh” ghê gớm đến vậy. Chỉ biết rằng, khả năng hút nọc độc rắn cứu người của viên đá đã được hơn một nghìn nạn nhân, gia đình họ, gia đình ông Khảm và những người dân thôn Dương Cốc kiểm chứng.

    Từ xa xưa, người cổ đại đã biết dùng đá quý để chữa bệnh. Họ tin rằng đá quý có khả năng điều chỉnh sự mất cân bằng trong cơ thể và tạo nên năng lượng bên trong con người.

    Chẳng hạn như đá Topaz có thể chữa bệnh cao huyết áp, chống lại các dịch bệnh, vết thương, đột tử, những phép thuật tiêu cực, đố kỵ và những ý nghĩ điên rồ. Topaz còn được đeo để giúp giảm cân, chữa các bệnh về hệ tiêu hóa.

    Đặt đá Sapphire lên đầu sẽ giúp giảm sốt và chảy máu cam. Ngọc trai giúp làm giảm những cơn đau dạ dày, cảm lạnh, viêm cuống phổi và nhiễm độc phổi.

    Hổ phách hay còn gọi là huyết phách có tác dụng an thần, định kinh, lợi tiểu... đeo bên mình thường xuyên sẽ giúp tăng cường sức khỏe., chống lại các dịch bệnh, vết thương, đột tử, những phép thuật tiêu cực, đố kỵ và những ý nghĩ điên rồ.

    Đá peridot cũng làm giảm những cơn giận dữ và những hành động tiêu cực. Người La Mã tin đá peridot sẽ giúp họ yêu đời lạc quan mỗi khi cảm thấy chán nản, hơn nữa đá có khả năng chữa bệnh về gan, đau thần kinh tọa, đau lưng.

    Theo ANTĐ

  2. #2
    famhemnie
    Guest

    Re: Viên đá cứu mạng người ở Thái Bình

    up cho mọi ngừơi, up bài lên top nha, up qua lại nha mọi nguời. thanks

  3. #3
    famhemnie
    Guest

    Re: Viên đá cứu mạng người ở Thái Bình

    up cho bài lên top nào, up qua up lai nha mọi ngừoi thanks.

  4. #4
    binhminh
    Guest

    Re: Viên đá cứu mạng người ở Thái Bình

    Kỳ bí chuyện 'dị nhân' chữa rắn cắn bằng ống nứa, đọc thần chú

    ANTĐ - Người bị rắn độc cắn, dù nặng đến đâu, nhưng ông chỉ cần dùng ống nứa, ba quả cau, ba lá trầu tươi là người đó khỏi bệnh (?).

    Chữa rắn cắn bằng ống nứa, cau trầu và...câu thần chú

    Tình cờ tôi nghe một người quen kể về cách chữa rắn độc cắn bằng phương pháp có một không hai của ông Bùi Hồng Thái (73 tuổi), trú tại thôn Châu Sơn, xã Thạch Bình, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa. Vốn không tin vào mê tín dị đoan nên khi nghe câu chuyện nói trên tôi một mực không tin và quyết tâm đến diện kiến bậc cao niên “dị nhân” này.

    Con đường về xã Thạch Bình trở nên khó đi hơn do những ngày vừa qua trời đổ mưa khiến nó lầy lội, trơn trượt. Mãi rồi tôi cũng tìm đến được nhà ông khi đã xế trưa, căn nhà cấp bốn đơn sơ nằm ven bên con sông Bưởi thơ mộng.

    Ông Bùi Hồng Thái nay đã bước sang tuổi thất thập cổ lai hi nhưng trông dáng vóc còn quắc thước, nhanh nhẹn lắm. Mái tóc bạc trắng, vầng trán nhô cao là những ấn tượng đầu tiên đọng lại trong tôi khi tiếp xúc với “dị nhân” này.


    Chân dung "dị nhân" Bùi Hồng Thái chữa rắn cắn bằng một ống nứa.

    Bước vào câu chuyện, ông Thái cho biết, chữa rắn cắn bằng ống nứa và cau trầu là nghề gia truyền bao đời nay của gia đình ông. Mẹ ông là cụ bà Bùi Thị Thao, chính là người tìm ra phương pháp chữa rắn cắn kỳ lạ này. Chính cụ Thao đã cứu sống rất nhiều người bằng cách chữa trị này.

    Sau khi cụ qua đời đã tryền lại cho ông kèm theo lời dặn: “Để trở thành một lương y tốt là việc rất khó, con phải biết trân trọng nghề để tận tâm cứu chữa người bệnh”.

    Thừa hưởng bí quyết được mẹ truyền lại cho, ông Thái đã vận dụng nó cứu sống hàng trăm người thoát khỏi lưỡi hái của tử thần. Nói rồi ông thắp hương khấn vái bàn thờ tổ tiên xin lấy vật dùng để chữa rắn cắn cho tôi xem.

    Ông Thái kể, dụng cụ chữa rắn cắn của mẹ ông để lại chỉ có một ống nứa và mấy câu thần chú. Khi có người bị rắn cắn dù độc đến đâu nhưng ông chỉ cần lấy ống nứa, ba quả cau, ba lá trầu tươi chia làm 9 miếng đều nhau, sau đó dùng ống nứa, cau trầu thổi 81 lần lên người bệnh rồi đọc mấy câu thần chú là người đó sẽ khỏi ngay, không cần bôi thuốc hay dùng bất cứ một thứ gì khác.


    Ống nứa, cau, trầu – những vật mà ông thái dùng chữa rắn cắn.

    “Mỗi đời chỉ có thể truyền lại cho một người trong gia đình cách chữa trị này. Người đó phải lĩnh hội được bí quyết mà người trước truyền lại cho mình thì mới chữa trị khỏi bệnh được. Ống nứa mà tôi dùng chữa rắn cắn cho bà con hiện nay là do mẹ tôi để lại, nó được thờ cúng trên bàn thờ tổ tiên, chỉ khi nào có người đến nhờ cứu giúp thì mới thắp hương xin phép đưa ra dùng, xong việc lại để lên bàn thờ cúng”, ông Thái cho hay.

    Theo quan sát của chúng tôi, ống nứa chỉ dài khoảng 30cm, bề ngoài ống nứa trơn bóng do sử dụng đã nhiều năm, ngoài ra thì không thấy gì đặc biệt cả. “Bí quyết của nó nằm ở những câu thần chú, mà chỉ có người được truyền nghề biết được, ngoài ra không thể cho ai biết nữa cả”, ông Thái lý giải.

    Với cách chữa trị như trên, dù người hoặc con vật bị rắn cắn có nặng đến đâu thì khi được ông chữa khoảng 30 phút sau là khỏe lại, vết thương cũng tự nhiên biến mất và lành lặn như thường.

    Khi hỏi về bí quyết về cách chữa bệnh của mình, ông Bùi Hồng Thái thành thật nói: “Thật sự chính bản thân tôi cũng không lý giải được điều đó, có thể đó là một điều tâm linh, duy tâm của ông bà xưa truyền lại, nhưng khi áp dụng vào thực tế thì hoàn toàn hiệu nghiệm. Giờ tuổi già, tôi muốn truyền lại cách chữa bệnh độc đáo ấy cho thế hệ sau, thế nhưng cả sáu người con của tôi vẫn chưa ai lĩnh hội được”.

    Đi tìm những nhân chứng từng chữa trị bắng cách thổi ống nứa

    Người dân trong vùng cho biết, có tận mắt chứng kiến cách chữa trị của ông Thái thì càng thấy nó ly kỳ vô cùng nhưng cũng rất hiệu quả.

    Năm ngoái có một người dân trong vùng vào đừng đốn cúi không may bị rắn cạp nia cắn vào cổ, toàn thân bị thâm đen, bất tỉnh. Ai cũng nghĩ người này sẽ không qua khỏi nhưng khi được ông Thái chữa trị bằng phương pháp dùng ống nứa, cau, thổi 81 lần lên người, đọc thần chú thì người này sau một lúc đã tỉnh lại, dần dần hồi phục và khỏe hẳn.

    Một trong những người được ông Thái cứu sống bằng cách trên là Bác sĩ Nguyễn Hữu Việt, nguyên là phó giám đốc bệnh viện đa khoa huyện Thạch Thành cho hay: “Đợt đó tôi bị rắn độc cắn, người nhà nhờ ông Thái đến chữa trị, chỉ với cách làm đơn giản trên, tôi đã thoát khỏi cái chết. Trước đó gia đình có đưa tôi đi bệnh viện nhưng không được, quả thật tôi đã may mắn khi được ông Thái cứu sống. Mặc dù cách chữa trị của ông Thái rất kỳ bí, khó hiểu, thậm chí là rất tâm linh nhưng lại hiệu quả vô cùng, tôi là Bác sĩ lâu năm mà cũng rất nhạc nhiên về cách chữa trị này. Dù sao đây cũng là một việc đáng mừng cho người dân trong vùng vì quê tôi là đồi núi, rắt rết rất nhiều, người bị rắn cắn xảy ra thường xuyên nên ông Thái là cứu tinh cho bà con nơi đây khi bị rắn cắn”.

    Nhiều trường hợp khác bị rắn cắn nặng hơn ông Việt như trường hợp của anh Bùi Văn Sơn, trú tại xã Thành Long, cháu Bùi Thị Lan, ở xã Thạch Bình bị rắn cạp nia cắn tưởng không qua khỏi nhưng khi được ông Thái chữa trị đều qua cơn nguy kịch. Hiện tại, họ vẫn sống khỏe mạnh và không hề có di chứng gì để lại.

    Hay như trường hợp của anh Trương Văn Hạnh, trú tại thôn Yên Phú, xã Thạch Bình cũng tương tự như vậy. Anh Bình cho biết: “ Năm ngoái tôi bị rắn cạp nia cắn, nọc độc quá mạnh, phát tán rất nhanh, chỉ sau mấy phút bị rắn cắn toàn thân tôi đã cứng đờ, gia đình tưởng không qua khỏi nên đã chuẩn bị hậu sự, người thân ai nấy khóc ầm lên. May mắn thay, có người hàng xóm sau khi biết sự việc đã nói người mời ông Thái đến chữa trị cho tôi. Sau hơn 30 phút được ông thái chữa trị tôi đã tỉnh dậy, cảm giác đau đớn do rắn cắn dần biến mất và sau đó thì tôi khỏe hẳn. Tôi cũng không biết được ông thái chữa bằng cách nào nhưng có điều là ông ấy không chạm vào cơ thể và vết thương trên người tôi, thế mà sau đó tôi lại khỏi, đúng là một điều thần kỳ”.

    Làm phúc cứu người không màng danh lợi

    Cho đến nay, khi được hỏi về những nạn nhân bị rắn cắn được ông chữa trị thì bác Bùi Hồng Thái cũng không nhớ nổi nữa. Nhưng chắc chắn một điều là con số đó lên đến hàng trăm người.

    Ông Bùi Hồng Thái vốn là một nhà giáo về hưu, trước đây ông học ngành sư phạm chứ không phải là nghành y. Sau khi ra trường ông làm ở phòng giáo dục huyện Thạch Thành và được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng ở nhiều trường THCS, tiểu học trong huyện. Mãi năm 1988, ông mới nghỉ hưu khi đang giữ chức vụ Phó hiệu trưởng Trường tiểu học Thạch Cẩm.


    Khi chữa vết thương bị rắn cắn, ông Thái chỉ cần dùng ống nứa thổi vào cơ thể người bị kết hợp 3 quả cau, 3 lá trầu bổ làm 9 phần bằng nhau là khỏi ngay.

    Mặc dù đã cứu nhiều người thoát khỏi tay thần chết nhưng chưa bao giờ ông Thái màng đến danh lợi hay hậu tạ của gia đình nạn nhân. Với ông Thái, chữa rắn cắn ông không xem là một nghề mưu sinh mà đó là cái tâm làm phúc, cứu người. Những người đưa người thân bị rắn cắn đến nhờ ông cứu không được nhắc đến chuyện trả ơn. Ông chỉ coi như họ gặp nạn đến xin thuốc của tổ tiên mình nên nhiệt tình giúp chứ không màng đến vật chất. Người thành tâm thì mua một chai rượu, lạng chè và vài quả cau trầu để thắp hương dâng lên Thánh sư, tổ tiên của ông là được.

    Cũng chính vì cái tâm cao cả đó của ông mà nhiều người sau khi được ông cứu chữa khỏi bệnh quay lại hậu tạ ông bằng cách nhận ông làm cha nuôi. Và tất nhiên ông Thái rất vui mừng vì điều đó. Người dân ở đây thường nói vui, cả cái vùng này không ai nhiều con bằng ông Thái, không phải ông sinh nhiều mà chủ yếu là con nuôi. Hiện tại ông có trên 30 người con nuôi. Họ là những người bị rắn cắn được ông chữa trị, xem ông là ân nhân cứu mạng sống của mình, tất thảy họ đều xem ông như cha của mình. Ông Thái cũng rất tự hào khi được bà con nói như vậy.

    Giờ đây, bước sang cái tuổi 73, ông Bùi Hồng Thái vẫn tận tâm cứu chữa những người bị rắn độc cắn. Ngay trong căn nhà nhỏ ba gian của gia đình, ông vẫn dành riêng một nơi để đặt chiếc giường cho những người đến nhờ ông chữa trị có chỗ ngả lưng và sau khi chữa bệnh được nghỉ ngơi. Hiện ông là Trưởng ban chấp hành Hội người cao tuổi thôn Châu Sơn.


    Theo BĐVN

  5. #5
    Lotus
    Guest

    Kỳ nhân trị rắn cắn không màng lợi lộc

    Người ta gọi là cho vì bà đã cứu sống biết bao người bị rắn độc cắn mà không lấy của ai cắc bạc nào.

    Truyền nhân đời thứ 5 của bài thuốc trị nọc rắn độc

    Vừa đặt chân vào phường Thới An, chúng tôi hỏi thăm bà Sáu Chanh cho thuốc rắn cắn thì ai ai cũng biết và chỉ dẫn nhiệt tình để chúng tôi tìm đến nhà người đàn bà đặt biệt này. Bà Sáu Chanh năm nay đã bước sang tuổi 72 nhưng sức khỏe vẫn còn rất tốt và vui vẻ đón tiếp chúng tôi.

    Sau vài câu chào hỏi, bà trải lòng về duyên số đưa đẩy mình đến với những cây thuốc trị rắn cắn. Theo bà Sáu, bài thuốc trị rắn cắn không có gì phức tạp, khó khăn nhưng không phải ai cũng học được nếu không có duyên và một phần dựa vào đức tính của người học.

    Bà Sáu Chanh nhớ lại: "Từ đời ông cố, ông sơ của tôi đi khai hoang mở đất ở vùng này cánh đây đã hàng trăm năm. Lúc bấy giờ rắn ở đây còn đông hơn người, mình khai hoang mở đất đụng chạm đến nơi ở của chúng nên chuyện bị rắn cắn là điều không thể tránh khỏi.

    Lúc đó những bài thuốc gia truyền của những người dân đến đây mở đất được lan truyền cho những người dân để chống lại nọc của những con rắn độc. Tổ tiên dòng dõi của tôi may mắn học được bài thuốc quý nên truyền lại cho con cháu sau này phòng thân. Tính đến nay, đến tôi là truyền nhân đời thứ 5 còn giữ được bí kíp trị nọc rắn".



    Bà Sáu với cây thuốc mọi (cây đỗ trọng) là vị thuốc chuẩn trong các bài thuốc rắn

    Bà Sáu Chanh kể lại, từ nhỏ, khi bà lên 7 đã theo bà ngoại để học cách nhận biết những loại thuốc nam trị rắn cắn. Trong nhiều năm liền bà Sáu Chanh chỉ biết đến những loại thuốc nam đó chứ không hề biết phải trị rắn cắn ra sao, loại thuốc nào đặc trị cho nọc độc của loại rắn nào. Mãi đến khi bà ngoại của bà Sáu Chanh già yếu, mới truyền lại cho bà cách nhận biết những dấu răng, vết cắn của rắn để xác định chính xác danh tính của từng loài rắn độc.

    Bà Sáu Chanh cho biết: "Người dân ở đây thường bị rắn lục đỏ, hay còn gọi là rắn hổ sậy cắn. Đây là loài rắn rất độc, nếu không kịp thời cứu chữa thì người bị rắn cắn có nguy cơ tử vong rất cao. Dấu răng của rắn lục đỏ là hai dấu răng thưa, cách nhau khoảng 5 ly. Vùng da thịt xung quanh bị cắn bị bầm tím rất đậm, người kinh nghiệm nhìn là biết ngay. Còn rắn hổ đất thì hai vết răng sát nhau hơn, vết cắn thâm sâu hơn và vùng da xung quanh nổi vòng tròn bầm tím như đồng tiền".

    Cách trị nọc độc rắn của bà Sáu Chanh cũng không có gì là phức tạp. Bà Sáu cho biết cách trị nhanh nhất với những người được cứu chữa kịp thời là nấu lá thuốc để xông trực tiếp vào phần cơ thể bị rắn cắn. Những loại thuốc được bà Sáu Chanh trồng khắp nhà được hái với lượng vừa phải. Sau đó bà cho vào nồi nước nấu sôi lên, khi nước thuốc đang nghi ngút khói, thì cho phần bị rắn cắn lên trên nồi nước rồi ủ khăn lại cho đến khi không còn khói.

    Sau khi nước bớt nóng, chỉ còn âm ấm thì cho vết rắn cắn vào ngâm rồi rửa sạch. Tùy vào nọc độc nặng hay nhẹ mà số lần xông hơi ít hay nhiều. Đó là đối với những trường hợp cứu chữa kịp thời, còn đối với những trường hợp để lâu, nọc độc xâm nhập vào cơ thể thì phải hái lá thuốc giã nhỏ vắt lấy nước để uống.

    Theo bà Sáu Chanh, có những trường hợp bệnh viện cũng phải bó tay không cứu được nữa, nhưng khi người bị rắn cắn đến tìm gặp bà thì bà vẫn có cách chữa được. Bà Sáu cho biết, điều quan trọng là phải uống được thuốc, vì những trường hợp độc ngấm sâu vào cơ thể người bệnh mất dần cảm giác và hôn mê sâu, việc uống thuốc cũng rất khó khăn. Với những trường hợp này phải liên tục chữa trị trong nhiều ngày liền, có nhiều trường hợp phải uống rồi xông thuốc cả tháng trời mới hoàn toàn bình phục.




    Cây ráng đồng tiền

    Niềm vui cứu người

    Đến nay bà Sáu Chanh không nhớ mình đã cứu bao nhiêu người. Mỗi lần cứu được một mạng người bị rắn độc cắn bà thấy mình vui hơn vì làm được một việc có ích cho đời. Hàng xóm của bà là Châu Thị Đinh, đã ngoài 80 tuổi, bà Định 7 lần bị rắn cắn và may mắn được bà cứu sống. Một trường hợp khác mà bà Sáu nhớ rất rõ là một người thanh niên trẻ tuổi tên Thanh (làm việc tại khu vực Nông trường Sông Hậu).

    Một lần Thanh đi bắt rắn về ăn, trong lúc làm thịt rắn Thanh vô tình chạm vào răng của rắn bị trầy xước ngón tay. Không lâu sau Thanh bị ngấm độc rồi chìm vào hôn mê sâu, gia đình chuyển thanh lên bệnh viện đa khoa Ô Môn, nhưng các bác sĩ đều bó tay. Gia đình của Thanh mới dò tìm những người thầy lang chuyên trị rắn cắn trong vùng và may mắn được người dân tận tình chỉ dẫn đến tận nhà bà Sáu. Nhận định tình hình nguy cấp, bà Sáu lấy thuốc lá giã nhỏ cho Thanh uống.

    Lúc này Thanh đã hôn mê, khó thở do đờm trào lên. Bà Sáu cố gắng cho người thanh niên trẻ uống hết chén thuốc rồi xông hơi vết cắn. Sau nửa ngày được bà Sáu tích cực chữa trị, Thanh đã hồi tỉnh. Anh và gia đình vô cùng biết ơn bà Sáu, báo đáp hậu hĩnh nhưng bà Sáu đã có lời thề với dòng họ không nhận bất cứ tiền bạc của người dân khi chữa trị. Bà Sáu tâm sự: "Cứu một mạng người là được một đống vàng rồi. Những người được tôi chữa trị sau khi bình phục chỉ cần mang một ít trái cây, bánh trái đến cúng bàn thờ tổ tạ ơn là được rồi".

    Bà Sáu vui vẻ kể lại: "Tôi một lần chữa trị cho người phụ nữ hơn mình 4 tuổi bị rết cắn vào mu bàn tay. Đây là khu vực nhâm thân khiến độc của rết sẽ phát tán rất nhanh và khó chữa trị. Người phụ nữ được đưa đến nhà tôi trong tình trạng rất nguy kịch. Tôi phải vất vả cả ngày trời cho người bệnh uống nhiều loại lá khác nhau mới giành lại mạng sống từ tay thần chết.

    Bà Sáu nhớ lại lúc chữa trị cho người phụ nữ này, người dân hiếu kỳ chạy đến xem đông như hội, xe cộ, xuồng ghe đậu chật kín sân nhà và bến đò nhà bà. Từ 8h sáng cho đến 5h chiều, người phụ nữ này mới có dấu hiệu của sự sống. Vừa kể chuyện, bà Sáu vừa khoe bộ áo quần mình đang mặc là do một anh công an từng là bệnh nhân rắn cắn, sau khi được bà chữa trị cả tháng trời mà không tốn một đồng bạc, anh công an đã tặng bà xấp vải gọi là đền ơn. Trước tấm chân tình của người bệnh, bà Sáu không nỡ từ chối và đóá cũng là món quà duy nhất mà đến nay bà Sáu nhận.

    Bà Sáu không hề có ý định giấu nghề. Với những người bà từng chữa trị, bà luôn chỉ bảo cho họ một số vị thuốc nam được trồng quanh nhà đều có thể làm thuốc trị rắn cắn. Với những người muốn học nghề, bà không hề từ chối. Nhưng theo bà không phải ai cũng học được nếu không kiên nhẫn và có cái tâm của mình. Quanh nhà bà Sáu trồng rất nhiều loại thuốc được bà chăm sóc hàng ngày như: É tím, cỏ ống, ráng đồng tiền, lưỡi bò, quế, cây chó đẻ, cây thuốc mọi (cây đỗ trọng)… Mỗi loại cây đặc trị cho nọc độc của những loại rắn khác nhau. Bà Sáu cho biết, cây thuốc mọi là vị thuốc chuẩn, được giã chung với nhiều loại thuốc khác cho người bị rắn cắn uống.

    Truyền bí quyết cho người ngoài

    Mặc dù bà Sáu có rất đông con (8 người con, 5 gái, 3 trai) đều được ăn học tới nơi tới chốn, nhưng không ai trong số đó theo bà học nghề. Bà Sáu cho biết hiện đang truyền nghề lại cho một cô giáo cấp 2 ở cách nhà bà không xa, với hy vọng cô giáo này sẽ là người nối nghiệp bà cứu giúp cho những người dân khắp nơi bị rắn độc cắn.

    Giúp người để phúc để đức cho con cháu

    Chồng của bà Sáu Chanh, ông Nguyễn Văn Long tuy không biết nhiều về những bài thuốc trị rắn cắn nhưng ông luôn ủng hộ tâm nguyện cứu người tích đức của vợ. Hàng ngày ngoài công việc đồng áng, mỗi khi bà Sáu cứu người, ông Long lại hăm hở giúp vợ hái lá, giã thuốc. Suốt gần 40 năm bà Sáu làm việc nghĩa cứu người, ông Long chưa một lời phàn nàn mà luôn bên cạnh bà trong tất cả mọi công việc. Niềm hạnh phúc của vợ chồng bà Sáu là thấy những người bệnh được mình chữa trị hoàn toàn bình phục, đó cũng là cách để ông bà tích đức cho con cháu đời sau.

    http://www.nguoiduatin.vn/ky-nhan-tr...oc-a69882.html

+ Trả lời Chủ đề

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình