+ Trả lời Chủ đề
Kết quả 1 đến 2 của 2

Chủ đề: Ăn chay theo Yoga

  1. #1
    totha_huong
    Guest

    Thumbs up Ăn chay theo Yoga

    Thức ăn chúng ta dùng, nó phát triển tận cùng thành mỗi một tế bào trong cơ thể, không những ảnh hưởng đến sức khỏe thân xác mà còn ảnh hưởng cách thức suy nghĩ của chúng ta nữa. Công trình nghiên cứu mới đây cho thấy vài thức ăn nào đó đã trực tiếp ảnh hưởng đến những hoạt động của não bộ, kiểm soát những chức năng khác nhau về tinh thần, vật chất, ký ức, giấc ngủ, phối hợp vận động, khả năng học tập và sự chán nản.. Có một câu nói rất nổi tiếng : “Chúng ta là những gì chúng ta ăn” (ta ăn cái gì thì ra cái ấy). Từ hàng ngàn năm rồi, qua sự quan sát rất sâu và tự quán chiếu nội tâm vào thiên nhiên của vũ trụ, các nhà yoga đã khám phá ra có ba loại lực hoạt động đồng thời khắp vũ trụ :

    1. Lực tri giác (Sentient force) :
    Của sự tự nhận thức, tình yêu, thanh bình, tinh khiết và niềm vui. Khi lực này chiếm ưu thế trong tâm trí và cơ thể, ta cảm thấy thanh bình, thoải mái và yên tĩnh.., tâm trí ta dễ dàng hương đến những mức độ cao hơn của tâm thức.

    2. Lực động (Mutative force) :
    Đây là lực của sự chuyển động không ngừng nghỉ, sự hoạt động hoặc đổi thay. Khi lực này chiếm ưu thế trong tâm trí và cơ thể, ta trở nên bị kích động, nóng nảy, bồn chồn, không thể nào làm cho tâm trí bình tĩnh và thoải mái được.

    3. Lực tĩnh (Static force) : Đây là lực của sự đần độn trí trệ, suy tàn và chết chóc. Khi lực này chiếm ưu thế trong tâm trí và cơ thể, ta thấy buồn ngủ, mê muội, lơ đễnh, thiếu nghị lực và óc sáng tạo

    Ba loại năng lực này hoạt động đồng thời khắp mọi nơi, trong mọi thực thể và chế ngự lên cả thức ăn.

    Thức ăn bị chế ngự bởi lực tri giác gọi là thúc ăn trí giác (điều hòa) bao gồm : trái cây, phần lớn rau, đậu, ngũ cốc, sữa, các sản phẩm từ sữa (phô mai, yaourt), một số lượng trái cây vừa phải, rau thơm và gia vị nhẹ. Loại thức ăn này làm thân thể và tâm trí ta khoẻ mạnh và yên bình. Nó tốt cho cả thân lẫn trí.

    Thức ăn bị chế ngự bởi lực động được gọi là thức ăn động. Nó bao gồm những thức uống có cafein như cà-phê, trà, chocolate, thức uống hoá học, gia vị cay như ớt, thức ăn lên men và một vài loại thuốc trị bệnh. Loại thức ăn này có thể tốt cho thân nhưng không tốt cho trí. An quá nhiều loại thức ăn này sẽ làm khuấy động tâm trí, làm cho ta khó lắng tâm xuống để hoạt động về tinh thần tinh tế như tập trung tư tưởng.. Vì vậy chỉ nên dùng một lượng ít thôi.

    Thức ăn bị chế ngự bởi lực tĩnh gọi là thức ăn tĩnh, bao gồm : tất cả các loại thịt cá, trứng, hành, tỏi, nấm, rượu, thuốc lá, thuốc uống, thức ăn chớm hư thối. Thức ăn tĩnh có hại cho cơ thể lẫn trí. Những ai muốn tìm đến khỏe tốt và nâng cao trí tuệ thì nên tránh loại thức ăn này.


    Sự nguy hiểm của việc ăn thịt

    1. Tất cả các sinh vật đều phải đấu tranh để sinh tồn. Trước khi con vật bị giết, một loại hormone rất độc được tiết ra do bởi nỗi sợ hãi tột độ và niềm thống khổ muốn sống. Hormone độc hại này không thể mất đi được cho dù ta chế biến rất kỹ. Khi ta ăn thịt, ta tiêu thụ luôn chất hormone độc này, gây hại cho cơ thể và tâm trí của ta.

    2. Người ăn thịt thường bị bệnh ung thư và một số bệnh như bệnh tim, cao huyết áp, bệnh tiểu đường, thấp khớp. Thịt chứa acid uric rất cao cho nên người hay ăn thịt cũng bị bệnh thận nhiều hơn.

    3. Các quốc gia có tỷ lệ người ăn thịt nhiều hơn thì tỷ lệ tội ác cũng nhiều hơn


    Những yếu tố khác và lợi ích của việc ăn chay

    1. Nguyên tắc sinh lực đời sống : Chúng ta cần không khí, nước, măt trời và thức ăn để sinh tồn. Cũng từ bốn thứ này mà ta có được năng lượng sống (vital energy) gọi là PRÁNÁ. Trong không khí tươi mát, nước trong sạch, ánh sánh mặt trời, trái cây tươi, rau tươi.. có rất nhiều práná. Không có năng lượng sống trong thịt, thịt là xác chết của súc vật

    2. Nếu ta phân tích cấu trúc con người, ta sẽ thấy rằng con người rất khác với thú vật ăn thịt, nhưng rất gần với các loài thú ăn hạt và lá cây, vì vậy con người ăn rau quả là gần với tự nhiên hơn

    3. Sau nhiều cuộc nghiên cứu và tìm tòi, các nhà khoa học đã kết luận rằng tổ tiên sơ khai của chúng ta ăn chay, chỉ ăn thịt trong thời kỳ khủng hoảng lớn. Vào lúc cuối thời băng hà khi thức ăn thông thường của con người như trái cây, hạt, rau quả.. không còn tìm thấy được, thì con người sơ khai đã phải bắt đầu ăn thịt súc vật để tồn tại. Đáng tiếc, thói quen ăn thịt vẫn còn tiếp tục sau thời kỳ băng hà hoặc do sự cần thiết (như dân eskimo và những bộ lạc sống ở vùng bắc cực) hoặc do thói quen hoặc do sự thiếu hiểu biết chính đáng.


  2. #2
    totha_huong
    Guest
    Nhiều người nghĩ rằng nếu họ không ăn thịt cá.. họ sẽ yếu đi, đó là ý nghĩ rất sai lầm. Hãy nêu những ví dụ về các loài thú vật mạnh nhất trong thiên nhiên như voi, ngựa, trâu, bò, nai, khỉ..chúng ăn những gì ?

    Nhiều nhà hiền triết, những nhà văn nổi tiếng, những nhà khoa học, họ là những người ăn chay. Nhiều cuộc nghiên cứu đã chỉ ra cho ta thấy rằng người ăn chay khỏe mạnh hơn, dẻo dai hơn, có sức khỏe tốt hơn người ăn thịt. Những người ăn chay đã nêu tạo được nhiều kỷ lục trong môn đô vật, quyền anh, đi bộ, đá ban, chạy vòng quanh thế giới.. Điều quan trọng hơn cả, hãy thử nghiệm chính mình và bạn sẽ thấy sức khỏe và hạnh phúc như thế nào?

    Thức Ăn, Tế Bào & Sự Phát Triển Tinh Thần Và Thể Chất

    Cơ thể con người là sự hợp thành của vô số tế bào. Những tế bào này gồm hai loại : đơn bào và đa bào. Tất cả các bộ phận của cơ thể người là sự hợp thành của hai loại tế bào này. Nói cách khác, toàn thể cấu trúc con người có thể xem như một đa bào.

    Mỗi tế bào này đều có tâm trí và linh hồn.. nhưng trí của tế bào khác với trí của con người. Trí của đa bào thì phát triển hơn trí của đơn bào. Trí con người là sự hợp thành của các tế bào này, nhưng nó phát triển hơn trí tế bào. Trí con người là thành tố vũ trụ vi mô cộng với tâp hợp của các đơn bào , đa bào này và chúng tạo thành một cá thể, vì thế trí con người là trí tổng hợp. Bởi vì trí vũ trụ vĩ mô liên kết không thể tách rời với mọi thưc thể trong vũ trụ, tương tự như vậy trí cá nhân cũng cũng liên hệ không tách rời với tất cả các phần hợp thành của nó. Vì vậy, tồn tại một hệ thống tương quan giữa các trí cá nhận và các phần hợp thành của nó với các tế bào là thành phần của trí, cũng có sự liên hệ đa phương với trí cá nhân.

    Thông thường, một tế bào sống khoảng 21 ngày và chết đi, đươc thay thế bởi tế bào mới. Tới kỳ rửa cơ thể, một số tề bào bong ra, ngay cả khi cơ thể vẫn còn được phủ kín, nhưng đây không phải là đất bụi của môi trường. Trong đa số trường hợp, nó là tập hợp của hàng trăm tế bào chết. Thông thường tế bào sinh trưởng từ ánh sáng, nước và thức ăn ta ăn vào. Đặc tính của thức ăn và thức uống có ảnh hưởng đến tế bào và hậu quả cũng ảnh hưởng đến trí con người.

    Rõ ràng mỗi sádhaka hay những người thực hành tâm linh nên rất thận trọng trong việc chọn lựa thức ăn. Giả sử một người dùng thức ăn tĩnh, kết quả là sau một thời gian, tế bào tĩnh sẽ tăng trưởng và gây ảnh hưởng tĩnh lên trí người đó. Con người phải chọn thức ăn tri giác hoặc thức ăn động tùy theo từng thời điểm, nơi chốn và con người. Điều này đưa tới sự sinh trưởng của các tế bào tri giác, theo đó sẽ phát sinh lòng yêu thích sự thực hành tâm linh, giúp đạt đến sự thanh bình và cân bằng tâm lý, dẫn đến sự tiến hóa tâm linh vô hạn.

    Sau khoảng 21 ngày, tế bào cũ chết và tế bào mới sinh ra. Vào tuổi già, do sự khiếm khuyết nào đó trong tế bào, độ láng và sáng của khuôn mặt mất đi, da trở nên nhăn nheo và những những bộ phận khác của cơ thể yếu đi. Những thầy thuốc kinh nghiệm khuyên nên nghỉ ngơi hoàn toàn tối thiểu 21 ngày, đủ thời gian sản sinh các tế bào khỏe mạnh mới để giúp người bệnh phục hồi năng lượng và thể chất.

    Tế bào là thực thể sống và do sự biến đổi từ đời này sang đời khác, chúng đã tìm ra cách tồn tại trong cơ thể người. Trong tương lai, qua sự tiến hóa dần, trí tế bào sẽ phát triển thành trí con người.

    Hào quang hay sự phát sáng từ cơ thể con người là sự phát sáng tổng hợp của tất cả các tế bào hợp thành. Về già, nhiều tế bào trong cơ thể sẽ trở nên rất yếu làm sự phát sáng giảm đi. Ngay cả cơ thể của người thanh niên bị bệnh cũng mất đi vẻ sáng láng.

    Chỉ riêng trên gương mặt con người đã có hàng triệu tế bào. Khi một người giận dữ, một số lượng máu dồn lên mặt làm nhiều tế bào chết. Một gương mặt giận dữ trông đỏ bừng do sự tích tụ máu quá mức. Kẻ sát nhân hay người gian ác có thể được nhận ra dễ dàng qua sự biểu hiện của gương mặt người đó. Kết quả của việc ăn thức ăn tri giác và thực hành tâm linh đều đặn, tế bào của cơ thể trở nên tri giác. Một cách tự nhiên, ánh sáng phát ra từ những tế bào này tạo ra vầng hào quang xung quanh cơ thể của người thực hành tâm linh. Đây là lý do tại sao nhiều bức tranh vẽ những vị thần thánh với vầng hào quang tỏa sáng.

    Nếu tế bào bị ảnh hưởng bởi thức ăn và nước, nếu bản chất của tế bào ảnh hưởng đến bản chất của trí con người, rõ ràng con người nên có chế độ ăn uống đúng bởi vì thức ăn và trí liên hệ mật thiết với nhau. Bất kỳ phần ăn nào, dù ngon hay dở, không được ăn vào mà không cân nhắc. Bởi vì nó có thể dẫn đến sự thoái hóa tinh thần. Người thực hành tâm linh thành tâm phải áp dụng câu ngạn ngữ :

    Ahárashuddao sattvashudih
    (Chế độ ăn uống tri giác tạo thành cơ thể tri giác)

    Chỉ có những thức ăn hữu ích cho cho cơ thể và làm cho tâm trí trở nên tri giác thì mới nên ăn vào

    Tất cả các đối tượng của thế giới đều bị chi phối bởi một trong ba nguồn lực cơ bản : tri giác, động & tĩnh. Thức ăn không là một ngoại lệ, dựa theo đặc tính, chúng được chia thành ba loại tương ứng :

    Thức ăn tri giác : Thức ăn tạo ra tế bào tri giác và đưa đến trạng thái khỏe mạnh về tinh thần là thức ăn tri giác. Những thí dụ về thức ăn tri giác như gạo, lúa mì, lúa mạch, tất cả các loại đậu, lê-gim, trái cây, sữa và sản phẩm từ sữa.

    Thức ăn động : Thức ăn có thể tốt cho cơ thể nhưng không tốt cho trí là thức ăn động. Ví dụ : cà phê, trà, chocolate, thức uống hóa học, gia vị cay như ớt, thức ăn lên men và vài loại thuốc trị bệnh..

    Thức ăn tĩnh : Thức ăn có hại cho trí và có thể tốt hoặc không tốt cho cơ thể là thức ăn tĩnh. Ví dụ : Hành, tỏi, nấm, rượu, thức ăn không còn tươi và thiu, thịt động vật lớn như bò, trâu, cá, trứng... Con người thông thường hay dùng thức ăn mà không biết giá trị xác thực của nó. Ví dụ sữa của bò vừa mới sinh, cà tím trắng (white eggplant), lá mù tạc là các ví dụ về thức ăn tĩnh.

    (Yogavn)

+ Trả lời Chủ đề

Tag của Chủ đề này

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình