Qua một nghi lễ bí mật, hợp nhất một cách tượng trưng Ngài với thượng đế của Ngài, các tín đồ được bảo đảm là Ngài có thể thay đổi bản tính người thành tính thần thánh và bởi vậy có được kiếp sau hạnh phúc. Có một số sự sùng bái huyền bí với những thượng đế khác nhau. Nhưng tất cả đều nhấn mạnh đến sự cứu rỗi do sự tận tụy với Chúa Phục sinh.

JESUS LÀ CHÚA CỨU THẾ CỦA CƠ ĐỐC GIÁO


Về tất cả những người liên quan đến nguồn gốc của Cơ Đốc Giáo, Paul là người chịu trách nhiệm nhiều nhất về chiều hướng niềm tin của nó. Paul đã thêm vào những ghi nhận mới quyết định tiến trình tương lai. Khái niệm mới đến từ những tôn giáo "sùng bái huyền bí" có tính chất đại chúng lan tràn trên mảnh đất Địa Trung Hải. "Sự huyền bí" này có hiệu quả cho sự hợp nhất thần bí và tượng trung với một thượng đế sống dưới hình thức con người, chết đi nhưng rồi sống lại. Qua một nghi lễ bí mật, hợp nhất một cách tượng trưng Ngài với thượng đế của Ngài, các tín đồ được bảo đảm là Ngài có thể thay đổi bản tính người thành tính thần thánh và bởi vậy có được kiếp sau hạnh phúc. Có một số sự sùng bái huyền bí với những thượng đế khác nhau. Nhưng tất cả đều nhấn mạnh đến sự cứu rỗi do sự tận tụy với Chúa Phục sinh.


Thật thú vị là từ Kyrios (Chúa) mà người Hy Lạp áp dụng với thượng đế phục sinh, đã được Paul sử dụng để áp dụng cho Jesus. Tất nhiên những ai nghe thấy Jesus được gọi là Kyrios sẽ giải thích Ngài theo ý nghĩa sùng bái-huyền bí. Đối với nhiều người đổi đạo sang Cơ Đốc Giáo, Jesus là thượng đế cứu rỗi đầu tiên trong xác thân con người.

Một trong những cuộc thảo luận vĩ đại nhất trong lịch sử Cơ Đốc Giáo là liệu có phải Jesus là thần thánh, giống như Thượng Đế, hay Thượng Đế. Sau nhiều hùng biện dư dội, cuối cùng người ta quyết định Jesus là Thượng Đế thực sự của chính Thượng Đế ". Cuộc thảo luận này chỉ là một trong những cuộc tranh cãi thần học, hầu hết những cuộc tranh cãi này lẽ ra đã không phát triển nếu một mình Jesus giúp tổ chức một tôn giáo mới phát triển. Có thể nói chắc là Jesus có lẽ đã không lưu ý đến một chút nào cả. Đời sống, đối với Ngài không phải là điều để tranh luận và bàn cãi. Tôn giáo cũng vậy. Con người phải sống có tôn giáo, không phải tranh cãi.

Người Cơ Đốc Giáo nói Jesus là vị cứu rỗi trực tiếp. Thông thường họ gọi Ngài là Chúa có nghĩa là Người cứu nguy hay Chúa Cứu thế. Họ nói Jesus Christ là Chúa con của Thượng Đế. Hầu hết những người Cơ Đốc Giáo tin rằng Ngài chia sẻ tính thần thánh của Thượng Đế, chính Ngài là Thượng Đế. Ngài sống và chết như một con người và vì con người. Nhưng Ngài hồi sinh từ nấm mồ và thăng thiên và "ngồi ngay bên tay phải Thượng Đế", như một tín điều nổi tiếng tuyên bố.

Những sự xác định này phát triển từ khái niệm sùng bái huyền bí cổ đến nỗi những người Cơ Đốc Giáo hiện đại không biết nguồn gốc hay lý do về sự tồn tại của chúng. Những khái niệm này còn sống mãi vượt qua cả nguồn gốc của nó, vì chúng được bao gồm trong các tín điều của các nhà thờ Cơ Đốc Giáo chính thống. Có một câu chuyện Cơ Đốc Giáo cổ nói về những khái niệm cổ. Câu chuyện này được nhiều người gọi là "câu chuyện cứu rỗi". Nó mô tả con người chìm ngập trong tội lỗi từ thời mới có người đầu tiên. Con người đầy tính độc ác đến mức không biết gì về điều thiện. Chỉ có Thượng Đế mới có thể làm gì để chuộc lỗi cho họ từ tình trạng ấy. Cho nên Thượng Đế chọn dân Hê Brơ - Do Thái để dạy con người hướng thượng trên tội lỗi đang diễn ra này.

Người Do Thái không đóng vai trò thích đáng của mình trong kế hoạch này. Cho nên Thượng Đế phái Jesus Christ, đứa con duy nhất của Thượng Đế, mang con người trở về hòa hợp với chính mình. Qua đời sống, cái chết, phục sinh, và thăng thiên vào Thiên Đàng, Jesus đã làm moị điều cần thiết. Qua sự hy sinh thiêng liêng này, con người giành được sự hủy bỏ hay tha thứ những tội lỗi to lớn chống lại Thượng Đế.

Thực tế là tất cả những người Cơ Đốc Giáo chấp nhận những mục chính trong câu chuyện đầu bi thảm là thực, mặc dầu một số không nhìn vào các lời kể cái gì thực sự xẩy ra. Một số cảm thấy đó là cách mô tả cái gì đó là thực. Họ nói câu chuyện có nghĩa là khởi đầu người ta có ý định hoàn toàn và có quan hệ chính đáng với Thượng Đế.

Tuy nhiên, hết người này đến người kia, từ thế hệ này đến thế hệ khác, đã có những sự chọn lựa không thích hợp. Họ mất mối quan hệ chính đáng, và bởi vậy họ mất khả năng sống toàn hảo. Mỗi người phải trải qua khó khăn nhưng là tiến trình bổ ích để tìm thấy điều đó. Đồng thời một người cố gắng chân thật, Thượng Đế lưu ý đến hạnh phúc của người ấy. Thượng Đế có thể làm cho người ta tìm lại chính mình.

Cho đến nay đa số các người Cơ Đốc Giáo đã nói Jesus là một phần thiết yếu con đường cứu rỗi có thể làm được của Thượng Đế.

Điều này đã dẫn dắt người Cơ Đốc Giáo cầu nguyện với Chúa Jesus và tôn thờ Ngài, giống như họ tôn thờ Thượng Đế. Nhiều người Cơ Đốc Giáo đã tìm thấy ở Chúa Jesus tất cả những gì về thượng đế mà họ biết.

Tất cả những người Cơ Đốc Giáo cho rằng niềm tin của họ bắt nguồn từ điều mà Jesus đã nói hoặc làm, dù rằng người Cơ Đốc Giáo trong tất cả các giáo phái tin rằng nhiều điều mà chính Jesus cũng chưa bao giờ nghe nói. Trong quá trình phát triển Cơ Đốc Giáo, người Cơ Đốc Giáo cũng đối mặt với cùng những câu hỏi chung về bản chất của con người và bản chất của Thượng Đế. Hầu hết những người Cơ Đốc Giáo tìm thấy câu trả lời cho những câu hỏi này khác hẳn với những câu trả lời của chính Jesus. Câu trả lời tùy thuộc kinh nghiệm cá nhân. Vậy nên câu trả lời của Cơ Đốc Giáo thay đổi theo thời gian và không gian. Nhưng những câu hỏi mà người dân băn khoăn ở thời Jesus và ở thời đại chúng ta, cũng rất giống nhau, vì con người cơ bản là giống nhau.

TÔI LÀ GÌ?


Người Cơ Đốc Giáo thường nói con người còn nhiều hơn những gì mà nó có vẻ là như thế. Cái có thể nhìn thấy, xác thân, thực sư là cái nhà của cái ta không nhìn thấy. Theo truyền thống, người Cơ Đốc Giáo gọi cái tôi nội tâm này là "linh hồn". Xác thân con người chỉ là thứ tạm bợ, và cuối cùng sẽ chết. Những thành phần của nó một lần nữa lại trộn lẫn với thành phần của đất. Nhưng linh hồn của con người thì bất diệt, tồn tại sau cái chết của xác thân, hầu hết người Cơ Đốc Giáo nói như vậy.

Linh hồn con người có liên quan với Thượng Đế trong ý nghĩa này. Thượng Đế là tinh thần bất diệt, hiện hữu trước khi sáng tạo. Linh hồn con người được tạo ra bởi Thượng Đế, và một khi được tạo ra, chúng cũng bất diệt. Người Cơ Đốc Giáo tin rằng mỗi linh hồn là một cá thể, được hợp nhất với xác thân cá nhân từ trước khi sinh ra. Qua sự hợp nhất của linh hồn và xác thân, một con người được thành hình.

Người Cơ Đốc Giáo cố gắng miêu tả linh hồn bằng nhiều cách. Một số người nghĩ rằng linh hồn có liên quan với trí thông minh hay với sinh lực, hay với một thứ gì khác. Nhưng người Cơ Đốc Giáo nói chung chẳng bao giờ có thể đồng ý bằng một từ khác về linh hồn. Họ nói "linh hồn" có nghĩa là "cái gì đó bất diệt" không phải là cái gì đó không xác định. Nó không bị ảnh hưởng bởi cái chết hay lực phá hoại khác. Nó là cái nằm dưới toàn bộ đời sống có ý thức của con người. Không thể nhìn thấy nó được. Nó không ở chỗ nào cả. Nó vô tận và không thay đổi. Sự hiện hữu của nó không thể chứng minh được. Nó hiện lên bằng "niềm tin".

THƯỢNG ĐẾ LÀ GÌ?


Một đứa trẻ sơ sinh không biết mình là con người. Nó phải dần dà kinh nghiệm qua thực tế mà biết nó khác mẹ nó, rồi nó đi đến chỗ biết nó khác với tất cả những người khác. Nó phải học để có ý thức về chính nó. Rồi nó càng ngày càng có ý thức với những người mà nó tiếp xúc.

Khi nó lớn lên, trưởng thành trong mối quan hệ với chính nó và người khác, nó được chuẩn bị đầy đủ cho những kinh nghiệm rộng lớn hơn. Những qui luật tự nhiên có, trật tự và sự không thay đổi của thiên nhiên mà nó quan sát từ hồi thơ ấu, những hy vọng và nhu cầu mà nó chia sẻ với đồng loại; chu kỳ phát triển và suy tàn có căn cứ trong đó nó nhìn thấy mọi sinh vật cũng góp phần -- những thứ đó dần dà làm cho nó có ý thức về điều gì đó vượt quá nó và những người như nó. Dường như có một ý nghĩa và một kế hoạch đối với cuộc sống. Đó là gì? Cái gì ở đằng sau tất cả thứ đó?

Những câu hỏi như vậy nằm trong số câu hỏi phổ biến nhất về những băn khoăn của con người. Chúng đã đưa hầu hết mọi người suy nghĩ rằng cái gì đó hay người nào đó mà họ gọi là Thượng Đế ở đằng sau tất cả. Người Cơ Đốc Giáo đã đưa ra nhiều miêu tả về Thượng Đế, mặc dù họ thừa nhận rằng Thượng Đế vượt qua sự hiểu biết và mô tả của con người. Thượng Đế quyền năng, trí tuệ, nhân từ và thương yêu vô hạn. Thượng Đế là vô hạn, vô hình, và nhân từ. Ngài là Người Phán Xử, Chúa, Cha.

Những miêu tả này có ý nghĩa gì đối với một người hoàn toàn lệ thuộc vào kinh nghiệm riêng của mình. Bất cứ một trong những từ ngữ này đều không thể có giá trị như nhau đối với tất cả mọi người. Những miêu tả này giống như những biển báo hay bảng chỉ đường ở dọc đường. Nhưng chúng không phải là mục đích như một số nhà thần học tuyên bố. Rất hữu ích để nhớ rằng khi Jesus muốn truyền cái gì đó thuộc niềm tin và triết lý của Ngài, Ngài dùng ngụ ngôn, truyện kể, và những hình thái tu có chất thơ.