+ Trả lời Chủ đề
Kết quả 1 đến 2 của 2

Chủ đề: Kinh Veda nói về ngày tận thế 2012

  1. #1
    2012!
    Guest

    Kinh Veda nói về ngày tận thế 2012

    Bốn chu kỳ sinh diệt của địa cầu

    Kinh điển của người Ấn Độ cổ quan niệm: một thế giới hình thành, tồn tại và hủy diệt đi phải qua bốn chu kỳ là Satya Yuga, Treta Yuga, Dwapara Yuga và Kali Yuga. Các chu kỳ này kết nối và đi theo hướng giảm dần về sau cho đến khi sự sống tan rã hoàn toàn; và trên đống tro tàn của đổ nát, sự sống lại nảy mầm chuẩn bị cho sự tái sinh. Để hoàn tất một chu trình vũ trụ này, thời gian kéo dài từ 4,1 đến 8,2 tỷ năm; tương đương một ngày Brahma, trong khi cuộc đời của một Brahma là 311 nghìn tỷ và 40 tỷ năm.

    Vòng tròn sinh diệt của Địa Cầu


    Từng chu kỳ Yuga liên quan đến một giai đoạn đạo đức tâm linh của con người, sự chi phối này do sự lôi kéo bởi chuyển động của các vì sao xung quanh mặt trời. Từ đó, nền văn minh đạo đức con người, và các biến động vật chất của vũ trụ sẽ suy thoái dần dần. Người Ấn tượng trưng đạo đức (Pháp) bằng hình ảnh một con bò đực. Vào chu kỳ Satya Yuga, con bò có 4 chân; và xuống đến các chu kỳ kế tiếp, nó mất dần từng chân một; cho đến thời điểm cuối cùng, Kali Yuga (thời Mạt Pháp), nó chỉ còn một chân.

    Bốn chu kỳ đó là:

    - Satya Yuga: Cực thịnh (gold)

    - Treta Yuga: Thịnh (sliver)

    - Dwapara Yuga: Suy tàn (bronze)

    - Kali Yuga: Đồi trụy và tan rã (iron)


    Để hoàn thành một vòng tròn sự sống của Trái đất cần thời gian 24.000 năm Brahma, trong khi đó để hoàn thành bốn chu kỳ cần thơi gian 12.000 năm Brahma. Số lượng thời gian phân bổ cho từng chu kỳ cũng giảm dần về sau:

    - Satya Yuga = 4.800 năm Brahma

    - Treta Yuga = 3.600 năm Brahma

    - Dwapara Yuga = 2.400 năm Brahma

    - Kali Yuga = 1.200 năm Brahma


    Trong đó, một năm Brahma bằng 360 năm Âm Lịch:

    - Satya Yuga = 4.800 * 360 năm AL = 1.728.000 năm AL

    - Treta Yuga = 3.600 * 360 năm AL = 1.296.000 năm AL

    - Dwapara Yuga = 2.400 * 360 năm AL = 864.000 năm AL

    - Kali Yuga = 1.200 * 360 năm AL = 432.000 năm AL


    Hay tính giảm dần theo từng chu kỳ, mỗi chu kỳ Yuga dài trung bình 432.000 năm * thời gian giảm dần từng chu kỳ:

    - Satya Yuga = 4 * 432.000 năm = 1.728.000 năm.

    - Treta Yuga = 3 * 432.000 năm = 1.296.000 năm.

    - Dwapara Yuga = 2 * 432.000 = là 864.000 năm.

    - Kali Yuga = 1 * 432.000 = là 432.000 năm


    Kali Yuga, thời mạt pháp

    Khi mỗi chu kỳ thay đổi, có sự suy giảm dần về đạo đức, trí tuệ, kiến thức, năng lực trí tuệ, tuổi thọ, tình cảm và sức mạnh thể chất.

    - Satya Yuga: Đạo đức tinh khiết; chiều cao trung bình: 9,6 mét; tuổi thọ: 400 năm.

    - Treta Yuga: Còn ¾ đức hạnh, 1 phần tội lỗi; chiều cao trung bình: 6,4 mét; tuổi thọ: 300 năm.

    - Dwapara Yuga: Còn 1 đạo đức, ½ tội lỗi; chiều cao trung bình: 3,2 mét; tuổi thọ: 200 năm.

    - Kali Yuga: Còn 1 đạo đức, 3 phần tội lỗi; chiều cao trung bình: 1,6 mét; tuổi thọ: 100 năm.

    Trong quyển Mahabharata, ông Markandeya lý giải về chu kỳ Kali Yuga như sau:

    * Sự thay đổi thể chế chính trị:

    - Sự cai trị trở nên bất hợp lý: sự công minh dần biến mất.

    - Người cai trị không ý thức được nhiệm vụ của mình, họ không quan tâm đến thúc đẩy phát triển tâm linh, ngược lại để bảo vệ quyền lợi của mình: họ trở thành nguy hiểm cho thế giới.

    - Con người bắt đầu di cư đến những vùng đất có nguồn lương thực chủ yếu.

    * Mối quan hệ với con người:

    - Con người trở nên tham lam và hung hăng, họ công khai thể hiện thái độ thù địch nhau.

    - Sự vô minh và thiếu niềm tin vào chánh pháp xảy ra.

    - Thói dâm ô được ưa chuộng, và người ta cho rằng tình dục là lý tưởng sống.

    - Tội ác tăng theo cấp số nhân, trong khi đạo đức con người mờ dần và người ta bắt đầu điên loạn.

    - Người ta hãi hùng và bắt đầu cầu nguyện Thượng Đế.

    - Con người đắm chìm trong cơn say sưa chè chén.

    - Người ta thấy đầu óc mình sắp tan chảy, họ mong ước tìm đến sự tĩnh tâm.

    - Những bậc Đạo Sư không còn được tôn trọng, và các môn đồ liều lĩnh làm sai giáo huấn của thầy mình.

  2. #2
    2012!
    Guest

    Re: Kinh Veda nói về ngày tận thế 2012

    Kali Yuga bắt đầu từ khi nào

    Người Ấn Độ cổ sử dụng cả cách tính lịch theo mặt trăng và mặt trời, Âm lịch của họ trung bình một năm 354,36 ngày, còn Dương lịch là 365,24 ngày.

    Cách tính chu kỳ Yuga như trên được Đại Đức Yukteswar Giri (thầy của Yogananda Paramahansa) giải thích vào thế kỷ 19, trong quyển “The Holy Science”. Ông cho biết thời điểm suy giảm của Kali Yuga đã bắt đầu vào tháng 9 năm 499 TCN, và thời điểm tiến lên khi đi của chu kỳ Dwapara đã bắt đầu vào tháng 9 năm 1699. Ông viết, “Hoàng đế Maharaja Yudhisthira nhìn thấy bóng tối Kali Yuga bắt đầu giăng phủ đất trời, Ngài truyền ngôi cho Thái tử, và cùng với những nhà Thông thái đi ẩn cư ở dãy Himalaya. Do đó, không ai trong hoàng cung biết rõ nguyên tắc nào xác định cách tính Yuga”.

    Yukteswar nói, chu kỳ Yuga này được tính trên sự chuyển động của các thiên thể. Ví dụ: Trái đất quay quanh trục và ảnh hưởng bởi ánh sáng Mặt trời; hay sự thay đổi mùa màng do Trái đất quay quanh Mặt trời. Sự chuyển động của toàn bộ Thái Dương Hệ tạo ra một điểm năng lượng cực lớn (gọi là Vishnunabhi), mà Mặt Trời quay quanh nó. Đây là trung tâm của quyền năng sáng tạo của Thượng Đế, nó tạo ra sức hút ảnh hưởng đến đạo đức tinh thần của thế giới. Hiện có nhiều tranh cải về cách tính thời gian của chu kỳ Yuga, cũng như chu kỳ cuối Kali. Hai ông Yukteswar Giri và Sri Aurobindo, nhận định chúng ta đang ở trong chu kỳ Dwapara Yuga, và thời gian của chu kỳ Kali Yuga là 2.400 năm Thiên Thần. Còn ông Kullu Bhatta cho biết, chu kỳ Kali Yuga là 432.000 năm, tính đến năm 1894 đã qua 4.994 năm, và còn lại 427.600 năm.

    Còn trong quyển thuật chiêm tinh Siddhanta Surya, nền tảng của cách tính lịch Phật và lịch Ấn có ghi: Chu kỳ Kali Yuga bắt đầu vào lúc nửa đêm (00:00), tính từ ngày 28/2/3102 TCN (theo lịch Julian), hoặc 23/1/3102 TCN (lịch Gregorian).

    Ngày tận thế 21/12/2012 – người Ấn và người Maya gặp nhau

    Người Maya nói Đại chu kỳ thứ năm của họ bắt đầu vào năm 3114 trước TCN, và kết thúc vào ngày 21/12/2012.

    Trong khi đó cách tính thiên văn của người Ấn, thời đại Kali Yuga bắt đầu vào ngày 18/02/3102 TCN.

    Nếu so sánh hai cách tính, thì thời điểm của bắt đầu Đại chu kỳ thứ 5 của người Maya và chu kỳ Kali Yuga của người Ấn chỉ chênh lệch 12 năm. Liệu đây có phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên hay là giữa họ có trình độ quan sát thiên văn tương đồng nhau.

    Kinh Purana nói gì về năm 2012

    Người Ấn không nói gì về năm 2012, nhưng trong kinh Brahma Purana, Đức Krishna tiên tri: Sau 5.000 năm của kỷ nguyên Kali sẽ có một chu kỳ phát triển cực thịnh về tâm linh và kéo dài đến 10.000 năm.

    Như vậy, nếu so sánh với năm cuối cùng trong một chu kỳ của người Maya và sau 5.000 năm từ lời tiên tri của Krishna, thì quả có nhiều vấn đề để bàn luận.

+ Trả lời Chủ đề

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình