Bà-la-môn (zh. 婆羅門, sa., pi. brāhmaṇa) là danh từ chỉ một đẳng cấp, một hạng người tại Ấn Độ. Thuộc về đẳng cấp Bà-la-môn là các tu sĩ, triết gia, học giả và các vị lĩnh đạo tôn giáo. Dân chúng Ấn Độ rất tôn trọng đẳng cấp này.

Thứ tự của các hạng người trong xã hội Ấn Độ [1]:

Bà-la-môn (Brahman) gồm những Giáo-sĩ, những người giữ quyền thống-trị tinh-thần, phụ-trách về lễ-nghi, cúng bái. Họ tự nhận mình là hạng cao-thượng, sinh từ lỗ miệng Phạm Thiên (Brahma) thay Phạm-Thiên cầm cương lãnh đạo tinh-thần dân-tộc, nên có quyền ưu-tiên được tôn-kính, và an-hưởng cuộc đời sung-sướng nhất.
Sát-đế-ly (Kshastriya) là hàng vua chúa quý-phái, tự cho mình sinh từ cánh tay Phạm-Thiên, thay mặt cho Phạm-Thiên nắm giữ quyền-hành thống-trị dân-chúng.
Vệ-Xa (Vaisya) là nhữnh hàng thương-gia chủ-điền, tin mình sinh ra từ bắp vế Phạm-Thiên, có nhiệm-vụ đảm-đương về kinh-tế trong nước (mua bán, trồng-trọt, thu huê-lợi cho quốc-gia ).

Thu-Đà-La (Soudra) là hàng Hà-tiện, nô-lệ tinh mình sinh từ gót chân Phạm-Thiên, nên thủ-phận làm khổ-sai suốt đời cho các giai-cấp trên.

Ba-ri-a (Pariah) giống người cùng khổ, bị coi như sống ngoài lề xã-hội loài người, bị các giai-cấp trên đối-xử như thú-vật, vô cùng khổ nhục, tối tăm.

Trong thời Phật Thích-ca Mâu-ni hoằng hoá, cấp này là cấp thứ hai của bốn cấp (sau thời đức Phật đến bây giờ là cấp cao nhất) trong hệ thống xã hội và, vì vậy, họ rất kiêu mạn. Nhiều Bà-la-môn cho rằng chỉ họ mới mang dòng máu "trắng" là dòng máu trong sạch và tất cả các hạng người còn lại chỉ sống để phụng thờ họ. Trong những bài kinh thuộc văn hệ Pali (Bộ kinh), Phật không hề chống đối giai cấp Bà-la-môn nhưng lại bảo rằng không phải sinh ra trong một gia đình dòng dõi Bà-la-môn là tự nhiên trở thành một Bà-la-môn. Người ta "trở thành" một Bà-la-môn với những hành động, những ý nghĩ cao thượng và đó chính là những tiêu chuẩn đích thật. Bất cứ người nào cũng có thể được gọi là Bà-la-môn nếu họ đạt những tư cách nói trên. Đây là một chiến thuật tuyệt vời của Phật khi ngài chuyển ý nghĩa "giai cấp Bà-la-môn" thành một danh từ "đạo đức Bà-la-môn", tức là một người có đầy đủ đức hạnh, vượt mọi giai cấp xã hội thời đó (Tập bộ kinh). Phật thuyết trong Tiểu bộ kinh (Tự thuyết I. 5, udāna):

Ai lìa bất thiện nghiệp
Đi trên đường thanh tịnh
Tinh tiến, thoát trói buộc
Ta gọi Bà-la-môn

Người Ấn Giáo cho rằng Đạo Phật từ Ấn Giáo mà ra.
Sự thật không phải như vậy, Đạo Phật khác hẳn Ấn Giáo từ những điểm chánh (Vô Ngã, cao thượng không phải do giai cấp mà do hành động của mỗi người (Phật) – Hữu ngã, giai cấp (Ấn giáo)…) đến những điểm nhỏ.

Thự ra Đạo Phật khác Ấn Giáo ít nhất là 24 điều như sau :

1. Đạo Phật: Đức Phật đã giác ngộ,
Khác với Ấn giáo: Các chư thiên còn bị đọa vì chưa giác ngộ hoàn toàn.
2. Đạo Phật: Vô Ngã (Anatta) nên ngủ uẩn luôn thay đổi
Khác với Ấn giáo: Hữu ngã hay linh hồn, nên chuyển kiếp cùng với một thể (Atta hay soul).
3. Đạo Phật: Tứ Diệu Đế (The Four Noble Truths)
Khác với Ấn Giáo: Không có Tứ Diệu Đế
4. Đạo Phật: Bát Chánh Đạo (The eight-fold Noble)
Khác với Ấn Giáo: Không Có Bát Chánh Đạo
5. Đạo Phật: Có Luận A Tỳ Đàm (Tạng Luận trong Tam Tạng Kinh: Kinh, Luật, Luận)
Khác với Ấn Giáo: Không có Luận
6. Đạo Phật: Không Tái Sanh một cách đơn giản (Ngủ Uẩn vô thường)
Khác với Ấn Giáo: Linh hồn chuyển kiếp
7. Đạo Phật: Không có giáo chủ
Khác với Ấn Giáo: Có giáo chủ
8. Đạo Phật: Thập Nhị Nhân Duyên
Khác với Ấn Giáo: Tác phẩm của Thượng Đế, một đấng toàn năng
9. Đạo Phật: Niết Bàn (Nibbana hay Nirvana)
Khác với Ấn Giáo: Thiên Đàng (Moksha)
10. Đạo Phật: Không thực hành khắc khổ (Trung Đạo)
Khác với Ấn Giáo: Khắc khổ nếu cần
11. Đạo Phật: Danh & Sắc không cố định (Instable Rupa & Nama)
Khác với Ấn Giáo: Không giải thích như trên
12. Đạo Phật: Chánh tín (“Thắc mắc nhiều, giác ngộ nhanh”)
Khác với Ấn Giáo: Mê Tín và tin những điều không thể giải thích được
13. Đạo Phật: Đạo Phật căn cứ trên Trí Tuệ
Khác với Ấn Giáo: Căn cứ trên lễ nghi và niềm tin
14. Đạo Phật: Niềm tin đặt trên Nhân duyên, Nhân quả
Khác với Ấn Giáo: Không tin vào Nhân duyên, Nhân quả
15. Đạo Phật: Thực hiện Minh Sát Tuệ (Vipassana)
Khác với Ấn Giáo: Thực hiện bố thí và điều huyền diệu (Pujas and miracles)
16. Đạo Phật: Thiền định và Minh Sát Tuệ (Samatha & Vipassana)
Khác với Ấn Giáo: Yoga (Nên Yoga tuyệt đối không phải là Đạo Phật)
17. Đạo Phật: Cho phép đặt câu hỏi và phê bình
Khác với Ấn Giáo: Không cho phép đặt câu hỏi và phê bình
18. Đạo Phật: Không bắt buộc điều gì, tất cả do lòng tự giác
Khác với Ấn Giáo: Giáo điều bắt buộc phải theo (Commands and musts)
19. Đạo Phật: Không mong đợi (Vì là vô thường và tất cả đều do nhân duyên và nghiệp báo)
Khác với Ấn Giáo: Có mong đợi
20. Đạo Phật: Không có 1,500 phiền não (thuốc độc)
Khác với Ấn Giáo: Có Hận thù, Lệ thuộc, Tà kiến…
21. Đạo Phật: Nghi lễ không phải là điều quan trọng
Khác với Ấn Giáo: Văn hóa nghi lễ rất quan trọng
22. Đạo Phật: Không phân biệt giai cấp
Khác với Ấn Giáo: Phân biệt giai cấp
23. Đạo Phật: Không cho phép sát sanh để cúng tế
Khác với Ấn Giáo: Cho phép sát sanh để cúng tế
24. Đạo Phật: Tất cả chúng sanh, bao gồm cả chư thiên, chư thiên thần hộ pháp đều được phép tu hành theo Kinh điểm hay tự giác v.v….
Khác với Ấn Giáo: Bà La Môn chỉ được phép nghiên cứu kinh Vệ Đà.
Trên đây là một số khác biệt giữa Đạo Phật và Ấn Giáo (Bà Là Môn Giáo cũng không hoàn toàn giống Ấn Giáo và đạo Sikh – Vốn từ Ấn Giáo)
ST