+ Trả lời Chủ đề
Trang 1 của 2 1 2 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 12

Chủ đề: Máy RFI đo được 'hào quang'?

  1. #1
    binhminh
    Guest

    Máy RFI đo được 'hào quang'?

    Tôi từng nghe máy đo hào quang, nhưng do trình độ mình còn hạn hẹp, nên cứ mãi thắc mắc ai chế tạo ra? bản chất của hào quang là gi? có lẻ người chế tạo ra máy nầy là một nhà khoa học rất giỏi và cũng là một bậc chân tu chứng đắc? Như vậy có được thiết bị nầy sẽ giúp ích cho ta tìm ra những bậc chân tu đích thực?...Nhân đọc bài viết từ trang vietbao.vn, tôi nhờ các bạn giảng giải thêm giùm, thành thật cám ơn.

    Vụ bé gái gây cháy: Máy RFI đo được 'hào quang'?

    Việc Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng dùng máy hiện ảnh trường cộng hưởng (RFI) kiểm tra khả năng gây cháy của bé T., đo “hào quang” trong não làm dư luận hoài nghi.

    Ngày 15-5, đoàn nghiên cứu của Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng đến nhà bé T. nghiên cứu, đo “hào quang” trong não bé T., sau đó PGS-TS sử học Nguyễn Mạnh Hùng tuyên bố bé T. là tài sản quý giá... Sau đó, nhà cảm xạ Dư Quang Châu, Giám đốc Trung tâm Cảm xạ địa sinh học - Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng, cho biết ngày 16-5, trường đã cử một nhà cảm xạ học đưa rước cháu T. (người có khả năng gây cháy) để theo dõi khả năng của cháu bé. Nhưng từ khi có nhân viên cảm xạ theo dõi thì không có một vụ cháy nào xảy ra.
    Dư luận hoài nghi những phát biểu của PGS-TS Nguyễn Mạnh Hùng và cả máy RFI.


    Thiết bị hiện ảnh trường cộng hưởng (RFI).

    RFI phát hiện “hào quang” của não (!)

    Theo ông Dư Quang Châu, khi dùng thiết bị RFI đo bán cầu não của cháu bé thì phát hiện “hào quang”. Đây là biểu hiện của tuýp người thích mình đặc biệt để được nhiều người quan tâm… Do vậy không loại trừ khả năng cháu bé tự đốt cháy chứ không phải cháu có khả năng gây cháy. Ông Châu cũng cho biết về thông tin bán cầu não phải của cháu T. có vệt đỏ cho thấy não phải đang phát triển là chưa chính xác.

    Theo ông Châu, thiết bị RFI (Resonant Field Imaging) được nhập từ Mỹ do hãng ITEM (Innovation Technologies Medicine) sản xuất. Các hình ảnh trong não bộ do RFI phát hiện nhằm diễn giải chi tiết về năng lượng của não tại từng vị trí cụ thể. Máy đo chung quanh, cách bề mặt cơ thể khoảng 3 cm. Từng khu vực, máy cho các chỉ số khác nhau, thể hiện bằng 15 màu sắc. Các chỉ số sẽ được đưa vào phần mềm của máy tính để diễn giải và cho ra kết quả. Trong trường hợp cháu T., máy RFI đo “trường hào quang”.

    Chưa từng nghe nói về RFI!

    PGS-TS Phạm Minh Thông, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai kiêm Trưởng Khoa Chẩn đoán hình ảnh, cho biết mặc dù đã có hàng chục năm làm công tác điều trị và giảng dạy về chẩn đoán hình ảnh trong y khoa nhưng ông chưa từng nghe về loại máy đo “hào quang” con người RFI. Ngay cả các tài liệu y khoa chính thống cũng chưa thấy nhắc đến loại máy này.

    Hiện nay, chụp cộng hưởng từ (MRI) là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiệu quả và phổ biến trên thế giới, giúp tạo ra hình ảnh giải phẫu của cơ thể nhờ sử dụng từ trường và sóng radio. Ngày nay, MRI được sử dụng để kiểm tra gần như mọi cơ quan trong cơ thể. Theo ông Thông, việc kiểm tra cơ thể phát nhiệt có thể sử dụng các loại máy đo nhiệt bằng hồng ngoại. Với trường hợp cháu T., khó tìm được loại máy móc nào có thể đo được nguồn năng lượng trong cơ thể.

    Theo bác sĩ Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Chẩn đoán y khoa TPHCM (Medic - một trong những cơ sở chuyên sâu về trang thiết bị kỹ thuật cao trong chẩn đoán y khoa), ông rất am hiểu về máy MRI, còn máy đo hào quang RFI thì ông rất lấy làm lạ. Cũng theo bác sĩ Hải, theo hiểu biết của ông, ở các cơ sở y tế tại Việt Nam cũng chưa từng có loại máy RFI này.

    Một số bác sĩ làm việc trong lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh cũng rất ngạc nhiên khi nghe nói về loại máy đo “hào quang” bởi theo họ, ngay cả trong quá trình học tập và nghiên cứu về bộ môn chẩn đoán hình ảnh cũng không có tài liệu nào nói rằng cơ thể con người có thể phát ra “hào quang” một cách tự nhiên nếu như không có tác động từ bên ngoài.
    Viet Bao (Theo NLĐ)

  2. #2
    happy
    Guest

    Re: Máy RFI đo được 'hào quang'?

    Bạn BM có thể vào đây để xem link gốc của máy RFI

    http://www.item-bioenergy.com/rfi/index.html










    Nguyên lý của máy theo tôi ở cái tên của máy cũng đã nói lên rồi. Mỗi vùng trên cơ thể đều phát ra các tần số khác nhau mà hiện nay các máy thu sóng không thu được ( do tần số quá cao) - Chính vì thể nên các nhà khoa học đã tạo ra máy RFI, máy này sẽ phát ra một dải tần số khá rộng, mục đích là để công hưởng được với sóng ở từng khu vực trên cơ thể ngừoi. Ví dụ khi tần số 500 Hz sẽ cộng hưởng đươc với sóng cơ thể người ở vùng não, khi này người ta sẽ ký hiệu nó hiển thị lên trên màn hình có màu vàng. Ở Tần số 300Hz sẽ cộng hưởng đươc với sóng cơ thể ở vùng bụng, khi này người ta ký hiệu là màu cam. Còn độ đậm nhạt của màu thì sẽ dựa vào biên độ sóng cộng hưởng. Tuy nhiên để cho nó giống với những gì mà trước giờ các nhà tâm linh đã "thấy" - họ sẽ gán các màu như thế này: Vùng LX1 màu đỏ, LX2 màu cam, LX3 màu vàng.....

    Tôi cũng vừa đọc bài này, và thoáng nghĩ qua nguyên lý theo sự hiểu biết của mình, post vào đây để mọi người cùng tham khảo và phản bác. Còn việc các bác sỉ trong bài báo phản bác ý nói họ chưa từng thấy cái máy này trên đời ! Thì có lẽ đều đó cũng dễ hiểu ở VN này thôi bạn !

  3. #3
    trikien
    Guest

    Re: Máy RFI đo được 'hào quang'?

    Hôm nay rảnh rỗi cuối tuần, thói quen lướt web học hỏi thêm tri thức gần , xa - thích nhất là vào totha - thấy mọi người trao đổi nhiệt tình, khiến mình cũng háo hức muốn góp phần đôi chút, có chi sai xót chúng ta hãy cùng nhau kiến giải trên tinh thần khoa học. Thật ra vấn đề đo hào quang và trường năng lượng sinh học, cách đây khoảng 4 năm về trước tôi cũng tâm đắc nghiên cứu tìm tòi rất nhiều. Và có một lần gọi điện nhờ Thầy Hải tư vấn giúp (biết qua công ty Thầy Điện tử-Vi tính Bách khoa chuyên về kỹ thuật điều khiển và thiết bị y khoa, lúc đó thì công ty Totha chưa hình thành). Sau một đổi trình bày một mạch những quan đểm của mình...Thầy (lúc đó tôi gọi là Anh) im lặng lắng nghe rồi chỉ dẫn ra một vài câu thôi khiến tôi chợt bừng tĩnh :

    1/-Rất ủng hộ sự nghiên cứu sâu rộng của anh trên tinh thần khoa học khách quan.
    2/-Việc anh cần công ty Bách khoa thiết kế cho anh máy đo hào quang và trường năng lượng. Vậy anh hãy cung cấp cho chúng tôi những thông số cơ bản : bản chất của đối tượng và dải tần yêu cầu, chúng tôi sẽ giúp anh.

    Nghe Thầy hỏi đến đây tựa như tâm tôi được đốn ngộ, chợt nhận ra thực tâm mình hoàn toàn chưa hiểu biết gì về hào quang cả, có chăng chỉ là sự lôi cuốn tự kỷ từ thông tin sách báo mà ra, không hiểu, không nhận thức đúng bản chất của vấn đề thì lấy gì làm cơ sở để mà đo đạc?...Nhờ đó sau thời gian tu thiền tôi cố tìm ra bản chất của vấn đề, học hỏi nhiều giáo pháp, chợt tôi bừng tĩnh ra một lần nữa khi đọc đoạn kinh : "Môt hôm vị tỳ kheo trình bày với Tổ Bồ đề rằng tâm con luôn bất an, nay nhờ Thầy chỉ giúp, Tổ bảo hãy mang cái tâm bất an của ông ra đây ta sẽ giúp cho ông an tâm!", và chỉ lời truy vấn đốn ngộ ấy đã giúp vị tỳ kheo ấy nhận ra cái tâm bất an của mình sinh khởi từ sự vọng tưởng hành thức bên ngoài lôi kéo mà quên đi sự quán sát bên trong. Chỉ sự đích thực ấy thôi trợ duyên liễu ngộ, giúp vị tỳ kheo ấy được chứng đắc và cũng chính là người kế thừa sau nầy của Tổ.

    Trở lại vấn đề mà chúng ta cùng trao đổi về đề tải máy đo RFI

    1/- Không thể căn cứ vào website nào đó hướng ngoại mà vội vàng kết luận đó là đúng thật, trong thời đại công nghệ tin phát triển như hiện nay, ai cũng có quyền tạo lập quảng bá cho mình được cả. Chúng ta còn nhớ tập đoàn thưc phẩm chức năng, hàng đa cấp, tài chính toàn cầu, sau thời gian quảng bá rầm rộ tại Việt Nam nào là : cách làm giàu nhân đạo, cùng giúp nhau, cùng hổ trợ nhau, hãy nhanh chóng đứng lên cùng thời đại,...tạo vòng kim cô lôi cuốn theo biết bao con người mê muội lao vào không loại trừ những người có học cao!...rồi cũng dần bị lộ tẩy...

    2/- Xét tính đúng đắn của vấn đề, điều cơ bản nhất đó là "Kết quả thực tế", nhất là những thiết bị ngành y cần phải được hội đồng khoa học thế giới công nhận, tránh bị lôi cuốn theo tin đồn, do thiếu hiểu biết

    3/- Các bác sĩ tại tại các bệnh viện lớn thường xuyên tu học ở nước ngoài, thông tin liên kết khoa học quốc tế thường xuyên trên internet, câu phát biểu chưa thấy trên đời nầy dành cho sự ngộ nhận ngớ ngẫn ngộ nhận phát minh ảo..., sao lại cho là chỉ biết ở Việt Nam?

    Các bạn đọc thêm bài :
    http://phapluattp.vn/201205171114524...-hong-bang.htm

  4. #4
    nguyenxuansan
    Guest

    Re: Máy RFI đo được 'hào quang'?

    * Trong một buổi học lý thuyết của Totha về Tri kiến và Tư duy trong việc nhận thức về môi trường sống quanh ta một cách đúng đắn (Chánh) trong mọi lĩnh vực (xã hội, kinh tế, khoa học, tâm linh, tôn giáo,...) tránh bị mê lầm đáng tiếc, không bị trả giá cho sự suy hoá trí tuệ (Si) khó mà tu tập tinh tấn...Em đã được Thầy Hải giảng giải về thắc mắc chung của một số người trong và ngoài lớp học bàn tán về "máy đo hào quang RFI", em xin được trình bày những hiểu biết của mình như sau:

    Máy RFI (Resonant Field Imaging : hình ảnh cộng hưởng trường), thiết kế dựa trên hiệu ứng tạo ảnh bởi cộng hưởng từ (Magnetic Resonnance Imaging) viết tắt là MRI hiện nay được trang bị phổ biến ở nhiều bệnh viện lớn. Phương pháp chụp ảnh cộng hưởng từ hạt nhân tạo hiệu ứng ảnh MRI (Magnetic Resonnance Imaging), người ta đưa cơ thể bệnh nhân vào vùng có từ trường một chiều rất mạnh, hiện nay phổ biến là dùng từ trường sinh ra do cuộn dây siêu dẫn có dòng điện rất lớn chạy qua. Trong cơ thể có những nguyên tử mà hạt nhân có momen từ tương tự như có gắn một thanh nam châm cực nhỏ. Dưới tác dụng của từ trường ngoài, momen từ của hạt nhân nguyên tử quay đảo tương tự như con quay dưới tác dụng của trọng trường trên mặt đất. Nếu hạt nhân đang quay đảo với tần số w mà có thêm sóng vô tuyến cùng tần số w tác dụng, hạt nhân sẽ quay đảo cực mạnh vì có hiện tượng cộng hưởng. Đó là cộng hưởng từ hạt nhân. Khi ngừng tác dụng sóng vô tuyến, hạt nhân sẽ từ trạng thái quay đảo cực mạnh trở về trạng thái quay đảo bình thường. Hạt nhân có momen từ quay như vậy sẽ sinh ra sóng điện từ phát ra không gian xung quanh, có thể đo được sóng điện từ đó nếu đặt vào đấy một cuộn dây điện.



    Nguyên lý tạo ảnh

    Việc hạt nhân từ trạng thái quay đảo mạnh do cộng hưởng trở về trạng thái quay đảo bình thường nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào các nguyên tử quanh hạt nhân cản trở chuyển động quay ít hay nhiều. Ví dụ, hạt nhân của nguyên tử H trong phân tử nước (H2O) của máu, từ trạng thái cộng hưởng quay về trạng thái thường rất nhanh nếu máu đang lưu thông trong mạch máu, trái lại quay về rất chậm nếu máu chảy thấm ra ngoài thịt, mỡ.

    Ở máy MRI, người ta có thể tạo ra cộng hưởng ứng với một loại hạt nhân nào đó (ví dụ hạt nhân hyđrô) trong từng thể tích cỡ milimet khối của não và theo dõi trạng thái cộng hưởng. Lần lượt quét thể tích có cộng hưởng này, sẽ có được hình ảnh cộng hưởng từ hạt nhân ở từng lớp. Có thể theo dõi ảnh để biết được cấu tạo bên trong của não lúc cơ thể đang sống (biết được có chảy máu trong não hay không, chảy ở chỗ nào). Có thể dùng MRI để theo dõi hoạt động của não, ví dụ như khu vực nào của não hoạt động, máu đưa oxy về vùng đó mạnh hay yếu...

    Cấu Tạo Của Thiết Bị Cộng Hưởng Từ MRI



    MRI là một thiết bị hiện đại, có cấu tạo phức tạp, và nguyên tắc tạo ảnh tương đối khó. Để hiểu rõ về MRI, cần phải có kiến thức chuyên sâu về vật lý hạt nhân. Do đó, chúng ta nên bắt đầu tìm hiểu về MRI từ việc đơn giản nhất, là “nhìn” sơ qua các bộ phận của MRI. Sau đó chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về cơ chế để có được ảnh MRI.

    Về mặt phần cứng, thiết bị MRI thường gồm các bộ phận chủ yếu như sau :



    Hình 1. Cấu tạo của máy chụp cộng hưởng từ MRI



    Hình 2. Cấu trúc cắt dọc của hệ thống cộng hưởng từ.

    1. Một nam châm (magnet) lớn dạng hình trụ, rỗng bên trong, đủ lớn để bệnh nhân có thể nằm lọt bên trong. Nam châm này sẽ tạo ra từ trường B0 đồng nhất (cố định) ở không gian bên trong ống trụ này (Hình 3). Chúng ta thường nghe nói MRI 1.5T, thì 1.5T (Tesla, đơn vị đo từ thông) chính là giá trị B0. Hiện nay, thiết bị MRI dùng trong nghiên cứu có thể đạt tới 7T. Từ trường B0 làm cho các mômen từ trong mô (kí hiệu M, magnetization) sắp xếp theo chiều của B0. Đối với các hệ thống MRI kín, cường độ từ trường cao, phải dùng nam châm siêu dẫn (superconducting magnet) có cấu tạo bên trong như Hình 4.

  5. #5
    nguyenxuansan
    Guest

    Re: Máy RFI đo được 'hào quang'?



    Hình 3. Hình dạng ngoài của cuộn nam châm siêu dẫn




    Hình 4. Cấu tạo của nam châm siêu dẫn


    2. Một cuộn tạo từ trường biến thiên (the gradient coil) tạo ra các từ trường tĩnh theo thời gian, nhưng thay đổi theo không gian (Hình 5). Tương ứng với ba trục X, Y, Z là ba cuộn dây X, Y, Z (X coil, Y coil, Z coil), tạo ra các từ trường biến thiên Gx, Gy và Gz. Các từ trường biến thiên theo không gian này cần để chọn lớp cắt. Ngoài ra, nó còn để xác định vị trí (thông qua việc mã hoá pha và mã hoá tần số từ trường M) trong lớp cắt được chọn.



    Hình 5. Cuộn dây tạo từ trường biến thiên theo ba trục không gian


    3. Một cuộn phát thu sóng điện từ RF (radiofrequency coil) (Hình 6), để phát ra xung điện từ B1 làm xoay từ trường M ra khỏi chiều của từ trường B0 và để thu nhận tín hiệu cộng hưởng do quá trình xoay của từ trường M về lại chiều ban đầu dưới tác dụng của B0. Cấu tạo của cuộn này có thể thay đổi tuỳ thuộc theo cơ quan cần quan tâm để đạt được hình ảnh tốt nhất về cơ quan đó.



    Hình 6. Cấu tạo của cuộn phát thu sóng điện từ


    4. Máy tính và các phụ kiện để quản lý nam châm, bộ phát thu, và cuộn tạo từ trường biến thiên; để xử lý và lưu trữ tín hiệu cộng hưởng từ; và để tái tạo, lưu trữ và hiển thị ảnh.

    Như vậy, thiết bị MRI gồm bốn phần chính: nam châm tạo từ trường B0, cuộn dây tạo từ trường biến thiên theo không gian G (Gx, Gy, Gz), cuộn phát thu sóng điện từ và hệ thống máy tính xử lý. Từ trường B0 nhằm làm cho các môment từ trong mô sắp xếp theo một hướng xác định. Các từ trường G¬x, Gy,Gz dùng để chọn lớp cắt (khi cho một thành phần một giá trị xác định) hoặc xác định vị trí của điểm cần khảo sát. Bộ thu phát RF tạo ra từ trường B1 nhằm tạo ra sự thay đổi từ trường tại một vị trí xác định và thu nhận từ trường phản hồi từ mô vị trí này (từ trường M). Tín hiệu thu được (từ trường M) từ trong cơ thể phát ra là rất nhỏ. Do đó, thiết bị cần có lưới chắn từ (shield) để chống ảnh hưởng của sóng điện từ bên ngoài.

  6. #6
    nguyenxuansan
    Guest

    Re: Máy RFI đo được 'hào quang'?

    Chụp cắt lớp cộng hưởng từ hạt nhân



    Một người có triệu chứng bất thường ở não. Bác sĩ đề nghị đưa ngay vào bệnh viện chụp ảnh cắt lớp cộng hưởng từ hạt nhân, thường gọi tắt là ảnh MRI (Magnetic Resonance Imaging).

    Người bệnh nằm trong một chiếc giường nhỏ từ từ được đẩy cho đầu vào giữa một cái vòng rất to. Phòng lặng im, chỉ thấy máy tính hoạt động.

    Lát sau bác sĩ chỉ cho mọi người thấy trên màn hình ảnh của một lớp cắt ngang đầu với đường cong trắng của hộp sọ, các nếp gấp của vỏ não, các hốc mắt, mũi và đặc biệt có một mạch máu nhỏ bị rạn nứt, máu đỏ thấm ra ngoài, lớp mỡ màu trắng đục… Từ đó các bác sĩ hội chẩn cách chữa trị khẩn cấp.



    Vậy làm thế nào có được ảnh cắp lớp đó? Nhớ lại một số hiện tượng vật lý thông thường, ta có thể hiểu được cách chụp ảnh MRI.

    Ta nhớ là khi cho một con quay quay tít, con quay rất dễ đứng thắng trên đầu mũi nhọn của nó. Nhưng được một lát con quay bắt đầu đảo, nghĩa là nó vẫn quay nhưng trục quay của nó bị nghiêng so với phương thẳng đứng và có thêm chuyển động đảo: trục quay của con quay quay quanh phương thẳng đứng. Cái gì gây nên chuyển động đảo: trọng trường của quả đất kết hợp với chuyển động quay của con quay. Người ta đặc trưng chuyển động quay tít chung quanh trục của con quay bằng một véc tơ hướng theo trục quay và lớn hay nhỏ tuỳ theo con quay nặng hay nhe, quay nhanh hay chậm và gọi đó là mômen quay của con quay. Có thể nói dưới tác dụng của trọng trường, mômen quay của con quay bị đảo quanh phương của trọng trường với một tần số nào đó. Chuyển động đảo đó gọi là chuyển động Larmor và tần số quay đảo gọi là tần số Lamor.

    Tương tự trong cơ thể của chúng ta có những nguyên tử mà hạt nhân của nó có mômen từ, giống như là hạt nhân có gắn một nam châm cực nhỏ. Dưới tác dụng của từ trường ngoài, mômen từ của hạt nhân quay đảo với tần số Larmor, thí dụ là ωL (Hình 2). Khi mômen từ của hạt nhân quay đảo với tần số ωL, nếu ta dùng máy phát để phát sóng điện từ với tần số đúng bằng ωL chiếu thẳng vào hạt nhân, thì hạt nhân đang quay bị tác dụng một lực xoay chiều cùng tần số sẽ có hiện tượng cộng hưởng, đó chính là cộng hưởng từ hạt nhân (Hình 3). Khi có cộng hưởng, chuyển động quay đảo của mômen từ hạt nhân sẽ trở nên cực mạnh, véctơ mômen từ gần như quay trong mặt phẳng vuông góc với từ trường ngoài. Nếu không tác dụng sóng điện từ nữa, không còn cộng hưởng, mômen từ trở lại quay đảo bình thường quanh từ trường ngoài, tức là gần song song với từ trường ngoài.

    Ở phép chụp MRI, cuộn dây thật to đấy là cuộn dây siêu dẫn, có thể tạo ra từ trường rất lớn, cỡ vài Tesla. Đầu người bệnh được nằm trong cuộn dây to đó tức là được đặt trong từ trường cao của cuộn dây nam châm siêu dẫn. Thường người ta chú ý đến mômen từ của hạt nhân nguyên tử hiđrô vì trong cơ thể ta chỗ nào ít hay nhiều cũng có nước, mà nước là H2O, tức là có nguyên tử hiđrô. Đầu bệnh nhân nằm trong cuộn dây siêu dẫn, như vậy là mômen từ của các nguyên tử hiđrô có chuyển động đảo Lamor. Nếu ta lại tác dụng vào khu vực có đầu bệnh nhân một sóng vô tuyến có cùng tần số Larmor, hiện tượng cộng hưởng sẽ xảy ra đối với các hạt nhân của nguyên tử hiđrô. Nếu tắt sóng vô tuyến các hạt nhân đó lại quay trở lại quay đảo thông thường, không mạnh như lúc cộng hưởng nữa. Mômen từ của các hạt nhân khi từ trạng thái cộng hưởng quay về trạng thí quay đảo bình thường giống như quay cái nam châm sẽ sinh ra xung quanh nó một biến thiên từ trường, do đó sẽ sinh ra dòng điện cảm ứng nếu trong khu vực có từ trường biến thiên có một vòng dây dẫn.

    Thời gian từ lúc tắt sóng vô tuyến để các mômen từ của hạt nhân từ chỗ quay đang mạnh theo kiểu cộng hưởng trở về trạng thái bình thường gọi là thời gian hồi phục. Suất điện động sinh ra tròng vòng dây dẫn sẽ dài hay ngắn, mạnh hay yếu tuỳ thuộc vào thời gian hồi phục nói trên.

    Có thể chọn từ trường do cuộn siêu dẫn gây ra có giá trị thích hợp, phù hợp với tần số sóng vô tuyến kích thích, ta có thể làm cho các hạt nhân của nguyên tử hiđrô của đầu người đặt trong cuộn siêu dẫn có cộng hưởng. Không những thế, người ta còn dùng thêm các cuộn dây tạo ra gradient từ trường phụ để không phải tất cả mà là chỉ các hạt nhân của nguyên tử hiđrô ở trong một thể tích cỡ vài milimét khối ở trong đầu có cộng hưởng thôi. Thay đổi gradient từ trường một cách thích hợp, có thể “quét” thể tích cộng hưởng đó theo lớp này, lớp nọ v.v… Bây giờ giả sử ở một thể tích rất nhỏ như thế trong đầu có cộng hưởng, mômen từ của các hạt nhân nguyên tử hiđrô đang quay rất mạnh theo phương gần vuông góc với từ trường ngoài (từ trường của cuộn dây siêu dẫn). Nếu tắt sóng vô tuyến, hiện tượng cộng hưởng không còn nữa, momen từ của các hạt nhân nguyên tử hiđrô quay về gần song song với từ trường ngoài.

    Mômen từ quay tương tự như thanh nam châm làm cho từ trường xung quanh bị biến thiên, nếu đặt ở gần đấy một cuộn dây đo sẽ có suất điện động cảm ứng sinh ra trong cuộn dây đo đó. Kỹ thuật ngày nay cho phép không những đo được suất điện động cảm ứng rất nhỏ đó mà còn phân biệt được hình dạng của xung điện. Như vậy, ta đã hiểu rõ nguyên lý của cách chụp ảnh MRI đối với trường hợp nguyên tử theo dõi là hiđrô. Tương tự, người ta có thể chụp ảnh MRI với nguyên tử theo dõi là oxy, natri… Đặc biệt, là đối với oxy, nhiều khu vực trong não, nơi nào hoạt động nhiều thì máu sẽ đến nhiều, oxy ở đó tăng lên. Do đó chụp ảnh MRI theo cộng hưởng của nguyên tử là oxy, ta không những biết được cấu tạo mà còn có thể biết được chức năng của từng phần trong vỏ não. Người ta còn gọi đó là chụp ảnh cộng hưởng từ chức năng (fMRI – Functional MRI). Thí dụ, có thể biết được một học sinh đang làm toán thì vùng nào ở vỏ não hoạt động mạnh.

    Chụp ảnh MRI và fMRI thuộc loại ứng dụng tối tân nhất của vật lý vào lĩnh vực y học. Những nhà khoa học sáng chế ra phương pháp chụp ảnh này đã được giải Nobel.

  7. #7
    nguyenxuansan
    Guest

    Re: Máy RFI đo được 'hào quang'?

    Nhận xét :

    - Qua sự phân tích thiết bị MRI với công nghệ chế tạo cao cấp trị giá hàng triệu USD chưa nói lên được hết khả năng kiểm tra hệ sinh học (Sóng, Hạt), thì thử xem thiết bị cầm tay RFI (Resonant Field Imaging : hình ảnh cộng hưởng trường) thiết kế chỉ là bộ thu/phát sóng RF đơn giản cộng với mạch xử lý A/D CONV. tín hiệu lệch pha phát/thu qua môi trường cản từ (hệ sinh học) nhằm hiển thị (Display) mẫu màu theo lập trình định sẵn giá chưa tới 1,000 USD thì thử hỏi đo được tới cái gì trên cơ thể sinh học?

    Mô tả theo tài liệu quảng cáo :

    - RFI là dụng cụ dùng để đo điện từ thực nghiệm và xử lý hình ảnh, kỹ thuật này giúp cung cấp dữ liệu và các thông tin sáng tỏ về các trường năng lượng sinh học cũng như xác định loại và chức năng của các năng lượng sinh học tại các vùng của não người.

    Máy RFI cung cấp mô tả sơ lược hiện trạng tâm lý của con người trong điều kiện sức khỏe hiện tại. Máy không có chẩn đoán về bệnh trạng cụ thể mà chỉ cung cấp thông tin về các trạng thái tâm lý của một người, qua đó hỗ trợ các chuyên gia ra các quyết định điều trị.

    Nguồn: http://www.item-bioenergy.com/rfi/intro.html

    - Khi thu thập được dữ liệu điện từ của các vật thể, con người, cây cối, động vật … máy sẽ xử lý và hiển thị các biểu đồ năng lượng sinh học với đầy đủ màu sắc qua phần mềm (bộ display). Phần mềm này xác định chính xác và sáng tỏ 15 màu của năng lượng sinh học, đại diện cho 15 màu phân biệt của phổ quang học.

    - Minh họa quy trình làm việc của máy RFI:



    - Để minh họa rõ trường năng lượng sinh học thu thập được, trên phần mềm hiển thị hình ảnh con người kèm theo các màu sắc tại các vị trí khác nhau trên cơ thể nên nhiều khi bị nhầm lẫn là hào quang của con người.






    - Hào quang của con người thuộc về lĩnh vực năng lượng tâm thức, không thể cảm nhận bằng năm giác quan thông thường được vì vậy gọi là hiện tượng tâm linh. Máy RFI (do hãng Innovation Technologies Medicine của Mỹ sản xuất) thu thập và xử lý dữ liệu vật chất trong vùng khả kiến của năm giác quan nên không thể gọi là máy đo hào quang được.

    http://nld.com.vn/20120517111739729p...-hao-quang.htm

  8. #8
    nguyenxuansan
    Guest

    Re: Máy RFI đo được 'hào quang'?

    * Ngoài ra Thầy Hải cũng giảng giải thêm trường hợp tương tự là việc chụp hình người âm như sau:

    - Có nhiều người dùng máy ảnh để chụp hình người âm nhưng có người chụp được và có người chụp không được. Còn hình chụp được thì có độ tỏ và mờ cũng rất khác nhau.

    - Người âm chẳng qua là sóng sinh học ở tần số cao ngoài vùng khả kiến của năm giác quan, muốn chụp hình của sóng sinh học thì năng lượng tâm thức của người chụp phải đồng pha (hay tâm linh gọi là có đức tin) thì mới chụp được. Trường hợp này cũng giống như mô hình thu sóng vô tuyến.

    - Xét nguyên lý của máy thu sóng RF AM : Để giảm tần số RF xuống, nhờ mạch dao động (OSC) thực hiện trộn (MIXER) với sóng RF, đối với sóng RF FM cần sự đồng pha giữa QSC và RF FM. Tại ngõ ra của MIXER ta có được kết quả : RF ± OSC. Mạch cộng hưởng được thiết kế chọn lấy tần số RF - OSC, gọi là trung tần (IF). Tương tự, đối với trường hợp chụp ảnh người âm (sóng sinh học tần số RF), người chụp ảnh (sóng sinh học tần số OSC), nếu người chụp dồn hết tâm quyết (đức tin) vào đối tượng thì tần số OSC phát ra càng cao và càng ổn nhất là ở những người có khả năng ngoại cảm, có công năng tu tập thì tần số giao thoa RF - OSC sẽ càng ổn định -> tín hiệu thu được (điều chế giảm tần số) sẽ càng chính xác, tất nhiên không thể loại trừ thông số RF cũng phải ổn định (vong linh đồng ý hợp tác, không bị can nhiểu, vong linh không ở dạng cấp thấp) -> ảnh chụp sẽ được rõ hơn...



    - Trường hợp nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng chụp được hình người âm rất rõ nét vì có năng lượng tâm thức đồng pha với các tần số của sóng sinh học.

    - Xem thêm bài viết trên Internet về việc chụp ảnh người âm http://vietnamnet.vn/vn/tin-nhanh/54...guoi-am--.html

    Lưu ý :

    Nguyên lý hoạt động của máy ảnh thực ra lả dựa trên hiệu ứng :

    - Quang Hoá đối với loại dùng phim âm bản.
    - Quang Điện (công nghệ CCD, CMOS) đối với loại dùng bộ nhớ thẻ, ổ cứng.

    Nói chung điều kiện cần và đủ để tạo được ảnh chụp là bộ cảm biến (sensor) của máy ảnh (phim âm bản, CCD, CMOS) phải nhận được nguồn sáng phản xạ. Trở lại sự chụp ảnh sóng sinh học (RF), thực chất chỉ là hiệu ứng cô đặc vật chất xung quanh bởi hiệu tần RF - OSC tạo nên màn phảN xạ ánh sáng đến máy ảnh mà thôi, hoàn toàn chưa thể phản ảnh hết tính chất đa hướng (vô ngã) của sóng sinh học (thọ, tưởng, hành, thức), ngoại trừ có sự tác động hổ trợ của năng lượng cấp cao.... Màn phản xạ có nhiều hình dạng : tròn, dài, vẹt,...khác nhau phụ thuộc vào sự đồng pha giữa hai thông tin RF và OSC

  9. #9
    trikien
    Guest

    Re: Máy RFI đo được 'hào quang'?

    Cám ơn bài viết của bạn nguyenxuansang giúp tôi có thêm tư liệu hay. Chúc bạn và gia đình Totha ngày càng lớn mạnh, mang đến cho đời ánh sáng Chân-Thiện-Mỹ tường minh. Thân chào!

  10. #10
    minhtriet
    Guest

    Thumbs up Re: Máy RFI đo được 'hào quang'?

    Cám ơn anh nguyenxuansan vì bài lý giải rất rõ ràng và khoa hoc!!!

+ Trả lời Chủ đề
Trang 1 của 2 1 2 CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình