+ Trả lời Chủ đề
Kết quả 1 đến 3 của 3

Chủ đề: Bát Nhã Tâm Kinh _ theo quan điểm của Totha

  1. #1
    Vinh Hung
    Guest

    Bát Nhã Tâm Kinh _ theo quan điểm của Totha

    Trước đây, tôi đã từng nghe và đọc qua nhiều lần về bài Kinh Bát Nhã, nhưng vẫn còn nhiều mơ hồ vì câu từ chứa quá nhiều Hán tự trừu tượng. Qua 3 buổi trên lớp được Thầy truyền giảng, những học viên chúng tôi thấy thật may mắn khi được học và đã hiểu ra được rất nhiều điều từ bài giảng này, xin cảm ơn Thầy rất nhiều. Nay xin được chia sẽ cùng Cô, Chú, Anh, Chị, và các Bạn gần xa trên tinh thần tham khảo và học hỏi để cùng chiêm nghiệm.

    Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh – Kinh trọng tâm nói về Tâm Đại thừa toả khắp (Bồ tát) và Trí thấu quán tận cùng tánh Không (Bát nhã Ba la mật đa).

    An trú trong sự tự tại và thực hành một cách uyên thâm Tâm Bồ tát đồng thời cùng với Trí tuệ thấu quán tận cùng tánh Không để soi thấy rằng: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức đều do nhân duyên tạo thành -> không trường tồn, không có tự tánh. Đây chính là điều cầu thiết duy nhất giúp thoát khổ.

    Trước tiên, hãy mở rộng Trí ra để thấy rằng: Sắc cũng chẳng khác gì Không, không cũng chẳng khác gì sắc, Sắc chính là Không mà Không cũng chính là Sắc. Cả Thọ, Tưởng, Hành, Thức cũng cùng ý nghĩa như vậy.

    Hãy mở rộng Trí ra để thấy rằng: vạn vật đều không có diện mạo (tướng trạng) cố định, tất cả đều là do nhân duyên hòa hợp mà thành, do đó không có cái gì sinh ra, mất đi; không có dơ, không có sạch; không tăng cũng không giảm. Dưới mắt trí huệ thì tất cả đều là sự trôi chảy và chuyển hóa theo Nhân Duyên.

    Cố gắng nhận thức đúng để không bị lệ thuộc vào Sắc, không bị lệ thuộc vào Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Không bị lệ thuộc vào Lục Căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) – không bị phụ thuộc bởi những tác động của Lục Thức (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) – không bị chi phối từ nội pháp bên trong cũng như không chịu ảnh hưởng từ ngoại pháp bên ngoài. Sự nhận biết này vượt qua mọi giới hạn, cho đến ý thức không còn chấp vào cảnh giới nào, không bị ràng buộc vào Tam Giới, đến khi tự nhìn thấy được thật Tánh của mình, nhờ đó không còn vô minh, cũng như tận diệt vô minh; không còn lo cho sự già chết, cũng như tận diệt được sự già chết; không còn khổ, nhân duyên tạo khổ, diệt khổ, con đường diệt khổ; không còn bận Trí để lo cho sự chứng đắc, cũng không phải cố gắng để đạt được chứng đắc.

    Mà hãy cố gắng tỏa sáng Tâm Bồ Đề đúng đắn để trải rộng cùng Trí tuệ siêu việt thấu biết tận cùng tánh Không, để Tâm không còn chướng ngại ngăn trở, không cần cố gắng để vượt qua chướng ngại đe dọa, không còn những quấy động ghê gớm, vĩnh viễn thoát ly hoàn toàn mộng tưởng về những điều không thật thì sẽ mang ta đến được nơi trong sạch, yên lặng và thường còn (cứu cánh Niết Bàn)....(còn tiếp)

  2. #2
    Vinh Hung
    Guest

    Re: Bát Nhã Tâm Kinh _ theo quan điểm của Totha

    Những ý nghĩa trên được Thầy giản lược, tóm tắt theo sơ đồ sau:



    Mọi sự giác ngộ trong tam thế giới đều y đúng theo việc phải cố gắng vận dụng đúng trí tuệ xuyên suốt đến tận cùng, sẽ thành tựu Tuệ giác viên mãn.

    Cố gắng thấu quán Trí tuệ siêu việt xuyên suốt đến tận cùng, với sự chú tâm để tinh thần trải rộng, tập trung tỏa sáng Tâm bồ đề rộng khắp, và không chấp đạt được sự thành tựu tối cao, cũng không sánh ngang bằng, không còn vướng vào phân biệt tối cao/bình đẳng thì mới thật sự là bình đẳng giác ngộ (chánh đẳng chánh giác). Tâm năng trải rộng khắp với đại nguyện thiết thực duy nhất giúp chúng sanh giải trừ khổ ách . Đó là chân lý không bao giờ bị hủy hoại.

    Cố gắng thuyết giảng tính Không đến tận cùng để giúp mọi người giác ngộ, nghĩa là chú tâm vào thuyết giảng: vượt qua, vượt qua, vượt qua đến tận cùng, tinh tấn để vượt qua để thành tưu Tuệ Giác viên mãn.

  3. #3
    trikien
    Guest

    Re: Bát Nhã Tâm Kinh _ theo quan điểm của Totha

    Tuyệt vời!

+ Trả lời Chủ đề

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình