+ Trả lời Chủ đề
Trang 1 của 2 1 2 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 11

Chủ đề: Chung tay cứu cộng đồng

  1. #1
    Vinh Hung
    Guest

    Chung tay cứu cộng đồng

    Thực phẩm bẩn, độc hại là một trong những nguyên nhân gây nhiều tác hại xấu đến sức khỏe (http://www.totha.info/showthread.php?t=915 ), trước mắt là bệnh tật, lâu dài là suy hóa giống nòi. Những thông tin liên quan đến sự nguy hại của thực phẩm bẩn - độc hại đã được Totha chắc lọc và tổng hợp trong những đoạn phóng sự và hình ảnh bên dưới.

    http://youtu.be/p-mPAXuDRWg
    http://youtu.be/0EZiVXkoBLQ
    http://youtu.be/Ciqd2mp-EJw

    Nhân rộng thông tin này đến với mọi người. Hãy đồng tâm cùng nhau cứu giúp cộng đồng trong đó có chúng ta + con, em chúng ta + bạn bè ta. Chúng ta hãy tự cứu mình!.. Gia đình Totha chân thành kiêu gọi các Cô Chú Anh Chị và các Bạn cần xa hãy nhanh chóng chia sẻ những thông tin này cho mọi người xung quanh mình, trường hợp thiếu phương tiện để in bài và ghi đĩa, xin đừng ngần ngại liên hệ Totha để được nhận đầy đủ tài liệu (bài viết + đĩa kèm theo).

    Thông tin liên lạc:
    • Email: phapluantotha@gmail.com
    • Điện thoại: 090 888 3380





  2. #2
    Vinh Hung
    Guest

    Re: Chung tay cứu cộng đồng





  3. #3
    Vinh Hung
    Guest

    Re: Chung tay cứu cộng đồng





  4. #4
    Vinh Hung
    Guest

    Re: Chung tay cứu cộng đồng





  5. #5
    trikien
    Guest

    Re: Chung tay cứu cộng đồng

    Thật cảm kích tấm lòng thiện sâu xa của đại gia đình Totha Chân-Thiện-Mỹ. Chiêu cảm từ tâm tôi thật là cảm xúc, nay xin được góp tặng một bài thơ :

    Thật vô cùng cao quý
    Hiểu muôn pháp không bằng
    Xây ngàn cùa không sánh
    Nghiệp thiện cứu chúng sanh
    Sức khỏe đúng là vàng
    Giúp Trí Tâm vững an
    Tấn tinh đường tu tập
    Lập công giúp nước nhà
    Tô thái hòa tổ quốc

    Luôn Đồng tâm cùng đại gia đình TOtha Chân-Thiện-Mỹ cầu mong cho nhân loại vượt qua biến cố thế kỷ.

  6. #6
    ngocdiep
    Guest

    Re: Chung tay cứu cộng đồng

    Tràn lan thực phẩm bẩn: Người Việt hại nhau!

    Rất đông đảo bạn đọc quan tâm đã phản hồi tới Vietnamnet khi đọc nhưng bài viết về tình trạng thực phẩm bẩn nhất là hành vi sử dụng thịt ôi, thối để chế biến đồ ăn sẵn, đưa vào nhà hàng thành đồ nhậu, thậm chí được coi như là đặc sản.

    Nhìn những hình ảnh thực phẩm được làm từ thịt thối không ít độc giả phải thốt lên “Trơi ơi thật kinh khủng... Người giết người. Lương tâm để ở đâu”. Theo độc giả Lưu Khánh than thở: “trời ơi tại sao con người lại đối xử với nhau còn độc ác hơn loài dã thú như vậy?”

    Cho rằng đạo đức kinh doanh hiện nay đã trở thành thứ qua xa xỉ, độc giả Phạm Hiền bức xúc: “Trời đất! Thật kinh khủng vì đồng tiền, vì lợi nhuận người Việt Nam đang tự hại mình’. Cái gọi là "đạo đức kinh doanh” trở thành một thứ quá xa xỉ. Đừng đổ lỗ cho chính sách, đừng đổ lỗi cho cơ quan chức năng, đừng đổ lỗi cho nguồn gốc hàng bẩn từ Trung Quốc. Mà hãy nhìn lại những người xung quanh mình, đang sống cùng chúng ta ấy.”

    “Chả trách dân ta bị ung thư ngày càng nhiều. Sáng ra ăn bắt phở đầy đủ chất độc, nước tương, tương ớt hoá chất độc hại, thêm giá đỗ có chất tăng trưởng nữa. Nên phạt nặng, tước quyền kinh doanh vĩnh viễn những ai vi phạm trong sản xuất kinh doanh hàng ăn, đồ thực phẩm”. độc giả Taka Tommy viết.


    Đặc sản dê từ thịt đã bốc mùi.
    Làm trong ngành thực phẩm, một độc giả bày tỏ: “Mình cũng là người làm thực phẩm, nếu muốn tồn tại lâu dài cần phải có chữ đức và chữ tín. Mình ăn được hãy mang cho người khác ăn chứ thế này không ổn....thất đức quá.”

    Độc giả kaneko bức xúc: “Thử hỏi mọi người rằng nguyên nhân dẫn tới tình trạng thịt ôi thiu bày bán tràn lan,và tái chế biến như vậy là từ đâu,trách nhiệm thuộc về ai? Luật pháp đâu hả? Các cơ quan quản lý hằng ngày đi làm,vậy họ đã và đang làm gì mà để các tình trạng này cứ xảy ra như vậy. Người bị thiệt vẫn là người dân thôi.”

    Cùng chung quan điểm, độc giả Nguyen Thi Song Van viết: “Cán bộ VSATTP chỉ đánh trống khua chiêng mỗi năm khi đến tháng hành động VSATTP hoặc các dịp trung thu, lễ tết; kiểm tra theo kiểu cưỡi ngựa xem hoa, ném đá ao bèo... Thông tin về thực phẩm bẩn, thực phẩm thối cứ đưa hoài mà chẳng thấy cơ quan chức năng xủ lý dứt điểm... Chẳng lẽ chấp nhận sống chung với thực phẩm bẩn”.

    Nhiều bộ vẫn không quản nổi đồ bẩn

    So sánh hành vi kinh doanh thực phẩm bẩn với tội buôn bán ma túy, một độc giả lên tiếng: “Cần phải có mức xử phạt cao nhất với hành vi này, bởi như chúng ta biết thì tang trữ buôn bán ma túy đầu độc cả một thế hệ thì mức án là tử hình, còn buôn bán thịt thối cũng có khác gì đầu độc người dùng. Ma túy vẫn có nhiều người có thể tránh xa được chúng nhưng buôn bán đồ ôi thiu hỏng mốc phân hủy là rất khó. Đây là bữa ăn thiết thực hàng ngày, người ta lừa người tiêu dùng bằng cách nhúng tẩm ướp những chất độc hại để người tiêu dùng ko biết. Vì vậy cẩn phải có một mức xử phạt cao nhất đối với hành vi này”.

    Nhiều độc giả có chung quan điểm là trước mắt chưa giải quyết được vấn nạn này thì chúng ta nên tự lo cho bản thân, quay lại thời tự cung tự cấp.


    Món khoái khẩu chân gà nướng từ đồ đã phân hủy, bốc mùi.[

    “Lại quay về thời kỳ ngày xưa thôi, tự cung tự cấp, tự trồng lấy mà ăn, tự nuôi gia cầm gia súc thôi, chứ đi mua ngoài chợ đồ sống cũng không yên tâm được nữa rôi!”; “Mọi người rủ nhau mua thịt..thực phẩm về tự làm rồi ăn ở nhà cho lành. Tốt hơn hết là tự nuôi lấy thịt luôn. Vậy thì bọn người buôn bán bất nhân đó hết cửa để làm bậy, làm bậy và không ai mua vậy nên họ sẽ chừa.” bạn hoadaquy viết.

    Trong khi đó, theo nhiều bạn đọc: “Việc dùng thực phẩm bị ô nhiễm, dẫn đến bị ung thư, chết người là có thật. Đến các bệnh viện bây giờ mà xem, ngày càng nhiều bệnh nhân, nhất là bệnh ung thư, thật là quá tải. Theo Luật ATVSTP, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Công thương được chỉ định quản lý mâm cơm của người dân nhưng với thực tế hiện nay thì nhiều bộ mà dân vẫn ăn đồ bẩn".
    http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/1235...-hai-nhau.html

  7. #7
    Thuc te
    Guest

    Re: Chung tay cứu cộng đồng

    Câu khách vì giá thành rẻ mạt

    Với giá thành rẻ chỉ từ 12.000 - 20.000 đồng, người tiêu dùng đã có thể mua được 1 bình nước sạch 19 lít, được quảng cáo sản xuất theo công nghệ Úc, lại còn được nhân viên giao hàng đến tận nơi nên. Hầu hết khách hàng khi đã mua và đươc giao hàng đến tận nhà thì chẳng mấy ai còn bận tâm đến chất lượng thực sự cũng như bất cứ chỉ số nào trên những bình nước.

    Tại một cơ sở sản xuất nước đóng bình tại đường Nguyễn Khang, Cầu Giấy, Hà Nội, cơ quan chức năng đã phát hiện thấy nước đóng bình ở đây chẳng qua là nước nước giếng khoan được xử lý qua một hệ thống hết sức sơ sài. Những chiếc vỏ bình cũ đã xỉn màu, nắp bình và phần vòi cũ được làm sạch hết sức thô sơ, rồi cho nước vào và dán nhãn mác với những dòng chữ nhoè nhoẹt, nhập nhèm.

    Thậm chí, ngay cả những chủ cơ sở sản xuất nước đóng bình, nước tinh khiết cũng hoàn toàn mù tịt về quy trình sản xuất. Vì vậy, nhiều sản phẩm được sản xuất không hề đảm bảo chất lượng. Nhưng để giữ khách hàng các chủ cơ sở đã cạnh tranh bằng giá thành, mỗi bình nước khi giao cho các đại lý với giá chỉ từ 8.000 - 10.000 đồng/bình, còn khi giao cho các cửa hàng bán lẻ thì giá từ 10. 000 - 15.000 đồng/bình.


    Ảnh minh họa
    Giá thành rẻ mặt chính là yếu tố câu khách, khiến người tiêu dùng vẫn nhắm mắt dùng liều và cho qua những nguy cơ mà những bình nước này có thể mang lại. Tuy nhiên, giới chuyên môn cho rằng những bình nước có giá bèo bọt này tiềm ẩn trong đó rất nhiều nguy cơ đe dọa đến sức khoẻ.

    Số liệu thống kê cho thấy hiện cả nước có hàng nghìn cơ sở sản xuất, hàng trăm nghìn cơ sở kinh doanh mặt hàng này, nhưng chủ yếu là cơ sở sản xuất quy mô vừa và nhỏ, hình thức phân phối là qua đại lý và bán lẻ tại gia đình. Chính điều này đã nảy sinh vấn đề về chất lượng vệ sinh an toàn đối với các sản phẩm nước uống đóng chai, đóng bình.

    “Của rẻ là của ôi”

    Phó giáo sư, tiến sỹ Phan Thị Sửu, giám đốc trung tâm kỹ thuật an toàn vệ sinh thực phẩm, Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam cho biết, quy trình sản xuất nước đóng bình để đảm bảo chất lượng phải có 6 bước. Thứ nhất nước thô phải được lọc qua than hoạt tính đẻ khử mùi, sau đó trao đổi ion để khử các loại khoáng, sau đó lọc ngược để khử các vi sinh vật. Và qua hệ thống đóng chai phải là một môi trường rất vô trùng, có tia cực tím để chống vi sinh vật. Vì vậy, nếu để làm đúng các quy trình trên thì nước đóng bình đến tay người tiêu dùng không thể có giá rẻ đến như thế.

    Theo phó giáo sư, tiến sỹ Phan Thị Sửu, người tiêu dùng nên hiểu rằng “của rẻ là của ôi”, chất lượng nước với giá thành rẻ như thế không thể bảo đảm cho sức khỏe. Khi uống trực tiếp những loại nước này có thể vẫn còn kim loại nặng, vi sinh vật, thậm chí là có cả những sinh vật mủ xanh (loại vi khuẩn gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho người như viêm màng tim, viêm đường hô hấp, viêm phổi, nhiễm trùng máu...).

    Hiện nay lực lượng y tế cũng đang phối hợp với các lực lượng liên quan triển khai các hoạt động thanh tra, kiểm tra điều kiện cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, lấy mẫu kiểm tra chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm các loại nước đóng chai trên phạm vi cả nước. Nhưng để bảo vệ sức khoẻ của bản thân người dân nên lựa chọn những loại nước uống đóng bình có tên tuổi, có nhãn mác và chỉ số rõ ràng.

    Theo các chuyên gia, thay vì dùng các loại nước đóng bình không đảm bảo chất lượng người dân nên dùng nước máy đạt tiêu chuẩn rồi đun sôi. Cách làm này vừa tiết kiệm lại vừa tốt cho sức khoẻ.

    Theo Vnmedia.vn

  8. #8
    Lotus
    Guest

    Re: Chung tay cứu cộng đồng

    Phát hiện chất gây ung thư trong bún
    Đầu tháng 5/2013, cơ quan chức năng tỉnh Tây Ninh đã tiến hành kiểm tra một số cơ sở sản xuất bún, hủ tiếu, bánh canh ở khu phố 2, phường 4, thị xã Tây Ninh. Tại đây, cơ quan chức năng phát hiện nhiều cơ sở không có giấy phép kinh doanh, không có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài ra, kết quả xét nghiệm mẫu bún lấy từ 2 cơ sở trên địa bàn thị xã cho thấy trong bún có chất huỳnh quang (Tinopal), một loại hóa chất có khả năng gây ung thư.


    Phát hiện chất huỳnh quang có khả năng gây ung thư trong bún. Ảnh: VTC
    Tại cơ sở của ông Võ Văn Ánh, đoàn kiểm tra lấy 3 mẫu gồm nước luộc bún, bột đã khuấy trộn, hóa chất thu tại kho nguyên liệu gồm 200 gr màu vàng chanh và 420 gr bột màu trắng đem xét nghiệm. Kết quả, chất màu vàng chanh là chất tẩy trắng (huỳnh quang - Tinopal), còn chất bột màu trắng là chất chống mốc (Sodium benzoat), mẫu nước bột trộn gạo đã khuấy làm bún dương tính với chất tẩy trắng.

    Ông Ánh khai cơ sở của ông hoạt động từ tháng 10/2007 đến nay, trong quá trình sản xuất có sử dụng hóa chất chống mốc, tẩy (bột màu vàng chanh) để tẩy trắng bún.

    Tại cơ sở của ông Trần Văn Cương, đoàn kiểm tra cũng lấy 3 mẫu gồm nước luộc bún, bột đã khuấy trộn, hóa chất thu tại kho nguyên liệu gồm một bịch bột màu vàng chanh và 2 bịch bột màu trắng. Xét nghiệm tìm thấy ngoài chất tẩy trắng, chất chống mốc còn có hàn the. Mẫu nước bột trộn gạo đã khuấy làm bún dương tính với chất tẩy trắng.

    Ông Cương khai cơ sở của ông hoạt động từ năm 2009, đến năm 2010 trong quá trình sản xuất có cho thêm chất tẩy trắng và chống mốc vào bún ở công đoạn quậy bột…

    Bác sĩ Trần Văn Ký, Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam cho biết, sử dụng huỳnh quang làm sáng bóng thực phẩm rất hại cho cơ thể vì nó chứa nhiều tạp chất, nhất là các kim loại nặng. Nếu sử dụng lâu dài, các tồn dư kim loại nặng sẽ tích tụ lại trong cơ thể ảnh hưởng lên gan, thận, thần kinh, gây ra các bệnh mãn tính, khiến người hay mệt mỏi, uể oải, nguy cơ gây ung thư.

    Hàn the là chất không được phép có trong thực phẩm. Hàn the khi vào cơ thể, không đào thải hết mà tích tụ lại làm cơ thể mệt mỏi, chán ăn, trẻ chậm phát triển, ảnh hưởng đến gan, thận…

    Tại TP HCM, trước đây Sở Y tế thành phố cũng có lần kiểm tra cơ sở sản xuất bún tươi, tuy nhiên không phát hiện việc sử dụng chất huỳnh quang làm sáng bóng bún, mà phát hiện có sử dụng chất chống mốc Sodium benzoat.

    Theo VTC

  9. #9
    Lotus
    Guest

    Re: Chung tay cứu cộng đồng

    Cách nhận biết bún chứa độc chất gây ung thư


    Theo các chuyên gia hóa học, bạn không nên mua loại bún có sợi trắng bóng, óng ánh dưới ánh sáng mặt trời, không có mùi chua.
    Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Công an tỉnh Tây Ninh vừa công bố kết quả kiểm nghiệm các mẫu bún được thu thập từ các cơ sở sản xuất bún, hủ tiếu, bánh canh, bánh canh xắc trên địa bàn thị xã Tây Ninh trong tháng 5. Kết quả xét nghiệm mẫu bún lấy từ 2 cơ sở cho thấy có chất huỳnh quang (Tinopal) – một loại hóa chất có khả năng gây ung thư. Ngoài ra, còn có chất chống mốc (Sodium benzoat) và hàn the.
    Tiến sĩ Nuyễn Duy Thịnh – Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm (Đại học Bách Khoa Hà Nội) cho biết, Tinopal là chất được dùng trong công nghiệp sơn, sản xuất vải, giấy… vì có màu óng ánh, đẹp. Chất này tuyệt đối không được dùng trong thực phẩm. Lâu nay để tăng độ dai cho bún, người sản xuất thường dùng hàn the và chất tẩy bột trắng sunfit.
    Chất Tinopal – huỳnh quang cho vào chỉ cải thiện độ bóng bề mặt sợi bún, làm cho sợi bún hấp dẫn về mặt hình thức song chất này rất nguy hại, có khả năng gây ung thư. Đáng lo ngại, bún lại được xếp vào danh sách nhóm thực phẩm thường xuyên dùng của người dân, nhất là trong mùa hè. Còn Sodium benzoat theo quy định của Bộ Y tế là chất phụ gia thực phẩm được phép sử dụng vào một số nhóm thực phẩm như sản xuất mì và các sản phẩm tương tự để chống vi sinh vật, chống thiu và chua.

    Bún có màu trắng bất thường có thể chứa hóa chất gây độc. Ảnh minh họa: Cao Lâm.
    Theo các chuyên gia, bún trước đây làm bằng gạo nguyên chất, sợi bún có màu trắng đục chứ không trong như hiện nay. Bún được làm bằng bột khoai mì tươi, bột lọc sợi bún thường có màu đen, dễ bị nát vụn. Còn loại bún có hóa chất Tinopal nhìn rất trắng, bóng đẹp, hoàn toàn không để lại mùi vị, khi đưa ra ánh sáng mặt trời sợi bún thường trắng óng ánh. Loại bún ngon nhìn thường có màu trắng ngà của bột gạo, làm bằng bột gạo thơm, dẻo và nhanh có mùi chua. Bún có hóa chất Tinopal thì để lâu khó thiu mà sẽ chuyển sang màu xanh, khô cứng.
    Hóa chất Tinopal nguy hại nhưng lại được các trang mạng rao bán rất nhiều, giá khoảng 600.000 đồng một kg. Theo tiết lộ của một chủ xưởng chuyên làm bún thì hóa chất này có bán tại các chợ đầu mối với tên là Tinopal-DMS, Tinopal-AMS… giá 400.000-550.000 đồng một kg.
    Phó giáo sư Hoàng Đức Như, Phó Chủ tịch Hội dinh dưỡng TP HCM cho biết, trong danh mục cho phép của Bộ Y tế vẫn có một số chất khác có thể làm trắng bún nhưng đắt tiền nên người sản xuất không chọn. Việc tẩy trắng bún, bánh canh bằng chất huỳnh quang là một hành động gây nguy hại cho sức khỏe người tiêu dùng, làm hư hại đường tiêu hóa, niêm mạc thành ruột có thể dẫn đến viêm loét ruột, dạ dày. Đặc biệt có thể làm tổn thương nhung mao khiến cơ thể gặp khó khăn trong việc hấp thụ, tiêu hóa thức ăn và các chất dinh dưỡng.
    Tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh cũng cho biết, nếu ăn bún chứa chất huỳnh quang lâu dài sẽ gây suy gan, thận, cơ thể mệt mỏi và cả bệnh ung thư. Tùy theo lượng độc tố vào cơ thể mà có thể gây ngộ độc cấp tính hoặc mãn tính. Hơn nữa, đây là một chất dùng trong công nghiệp nên khó tránh khỏi trong đó có chứa các tạp chất gây hại cho sức khỏe. Hàn the khi vào cơ thể không đào thải hết mà tích tụ lại gây ngộ độc cấp tính với liều lượng thấp (khoảng 5g) và ngộ độc trường diễn làm cơ thể mệt mỏi, chán ăn, trẻ chậm phát triển, ảnh hưởng đến gan, thận…
    Ông Thịnh cho hay chất Tinopal dễ dàng nhận biết vì bản thân chất Tinopal là màu phát huỳnh quang, để trong bóng tối có khả năng phát ánh sáng. Khi mua bún, người tiêu dùng nên dùng đèn cực tím như đèn soi tiền chiếu vào, nếu thấy bún phát sáng thì có nhiễm chất Tinopal. Với hàn the, người tiêu dùng có thể dùng que thử hoặc dùng bột nghệ cho vào, nếu thấy bún chuyển sang màu xám thì trong đó có chứa hàn the.
    Theo tiết lộ của một chủ cơ sở sản xuất bún ở Dương Nội (Hà Đông, Hà Nội), quy trình làm bún bắt đầu bằng việc lựa gạo, lựa nước. Bún muốn ngon thì gạo phải được ngâm ủ trong khoảng thời gian 48-72 giờ. Sau đó đem gạo đi xay sẽ được một hỗn hợp bột nước. Sau khi tách nước, hỗn hợp bột còn lại sẽ được cho vào máy ép, kéo sợi. Nước rửa sợi bún sau khi đã được nấu chín phải là loại nước uống được. Làm như thế, bún sẽ có độ dai, giòn tự nhiên và rất ngon.
    Nhưng hiện nay, thường người ta chỉ ngâm gạo trong vòng vài tiếng để rút ngắn quy trình sản xuất. Sau đó đem xay, tách nước rồi cho bột năng, bột lọc vào để tạo ra sợi. Nhiều cơ sở thay vì dùng bột gạo hoàn toàn còn pha trộn thêm bột mì, bột lọc vì giá rẻ hơn gạo. Ngoài ra sẽ dùng hóa chất để tăng độ hấp dẫn của bún. Hiện giá bún nguyên chất xuất xưởng là 7.000 đồng một kg, bún có pha chế thêm bột mì rẻ hơn 2.000-3.000 đồng.
    Theo Gia đình & Xã hội

  10. #10
    Lotus
    Guest

    Re: Chung tay cứu cộng đồng

    Hậu quả khủng khiếp từ rau, quả trồng ở nghĩa địa


    "Rau quê" cũng… "bẩn"


    Tưởng rằng chỉ có rau thành phố mới mất an toàn, nhưng hiện nay rau mà nhiều người vẫn gọi là "rau quê", "rau sạch" cũng có nguy cơ mất an toàn, thực phẩm cao. Thực tế, không ít hộ nông dân ở các tỉnh, thành ven Thủ đô vì lợi ích kinh tế, chạy theo lợi nhuận, họ phun, bơm đủ các thứ thuốc nào là kích thích tăng trưởng, thuốc trừ sâu, trừ bọ vào rau... Bởi vậy mà rau xanh liệt vào nhóm thực phẩm bị báo động đỏ về chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm. Không chỉ là nguy cơ dư lượng thuốc bảo vệ thực vật mà còn là môi trường canh tác không đảm bảo. Đặc biệt, những loại rau quả trồng trên đất các khu công nghiệp, các dòng sông "chết" và trên nghĩa địa… sẽ rất độc hại đối với người tiêu dùng.


    Luống rau nào được trồng gần mộ sẽ rất xanh tốt
    Chúng tôi đến thôn Đống 1, xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, TP.Hà Nội không khỏi rùng mình, kinh hãi bởi cánh đồng rau rộng lớn nằm trên nghĩa địa mà mồ mả, cũ có, mới có nằm san sát, xen kẽ. Đặc biệt là những ruộng rau xanh này mơn mởn, tốt tươi đến lạ thường. Điều lạ kỳ nữa là nhiều ruộng đất bỏ hoang, cỏ mọc um tùm chung quanh đấy, nhưng không thấy trồng rau mà người dân lại chọn khu đất dành cho người quá cố an nghỉ để canh tác.

    Mục sở thị nghĩa địa trồng rau này mới thấy, ở đây có đủ các loại rau, quả hàng ngày vẫn xuất hiện trên mâm cơm của nhiều gia đình. Ngoài những loại rau ăn hàng ngày như mồng tơi, rau muống, rau dền, rau thơm, rau ngót,... thì ở đây có cả các loại rau quả là món khoái khẩu của nhiều người như quả lặc lày, mướp đắng, dọc mùng, rau đay, rau ngải cứu. Không những thế ở đây còn trồng mía, đầy đủ các loại cây gia vị và thậm chí cả hoa hồng.

    Đặc điểm các loại rau, quả ở đây rất tốt, luống rau mồng tơi cây nào cây nấy thân mập mạp, lá to, bóng nhẫy, xanh mướt, chỉ nhìn đã… ngon. Gần ngôi mộ vừa mới chôn chưa được bao lâu, ruộng rau ngót xanh tốt một cách lạ thường. Có lẽ vì trồng cây ở những ngôi mộ mới sẽ nhiều "chất" hơn nên người ta trồng nhiều rau hơn thì phải, đặc biệt là các loại hạt mới gieo.

    Mục sở thị những điều kinh hãi

    Lần theo chiếc cống xây dựng xi măng khá kiên cố dẫn đến một chiếc hố nước khá lớn, chúng tôi phát hiện, nước trong hố này có màu ngà ngà đục và nổi lềnh phềnh trên mặt nước là rất nhiều tro bạc đốt cho người quá cố chưa cháy hết. Nằm sát hố nước này là ngôi mộ tổ của một dòng họ rất to. Chúng tôi hỏi người dân ở đây mới biết, hố nước này được dùng để cọ rửa vật dụng sau khi đã "tắm rửa cho người chết" và chính hố nước này sẽ cung cấp nguồn nước tưới tiêu cho toàn bộ ruộng rau ở nghĩa địa này. Cũng có khi người ta lấy luôn nước ở các huyệt trống tưới cho cây trồng. Việc người trồng rau dùng nước từ các huyệt và hố ở nghĩa địa này tưới cho rau đã phần nào giúp chúng tôi lý giải được vì sao các loại rau ở đây xanh tốt như vậy. Thế mà, xưa nay nhiều người vẫn nhầm tưởng chỉ những loại rau thủy sinh trồng dưới nước mới bị nhiễm ký sinh trùng, nhưng thực tế nhiều loại rau trồng trên cạn mà tưới nước ô nhiễm, nguy cơ nhiễm ký sinh trùng còn cao hơn.

    Trong tất cả các loại rau quả ở đây, rau muống được trồng nhiều nhất, cũng bởi loại rau mùa hè này được nhiều bà nội trợ lựa chọn. Những ruộng rau xanh tốt, non mơn mởn lần lượt được chất lên quang gánh, lên xe thương lái rồi tỏa đi các chợ đầu mối, chợ cóc, bán cho người tiêu dùng "thưởng thức". Vì loại rau này được trồng trên mảnh đất "màu mỡ", nước tưới "đậm chất" nên chỉ vài hôm lại được thu hoạch một lần. Rau của họ, cắt đến đâu bán hết đến đó, đặc biệt dân thương lái rất thích loại rau này bởi vừa bán hết hàng nhanh lại được giá. Mớ rau mập ú chỉ cần rửa qua một lần nước sạch sẽ bóng nhẫy, rất ngon mắt. Theo một số người dân ở đây, hầu hết những gia đình trồng rau ở nghĩa địa thường không ăn rau họ trồng ở nghĩa địa mà trồng riêng ở một khu đất khác để gia đình sử dụng.

    Không chỉ tại thôn Đống 1, xã Cổ Nhuế, người dân trồng rau ở nghĩa địa mà trước đó một xã thuộc địa phận huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh cũng trồng rau trên nghĩa địa khiến nhiều người không khỏi giật mình lo lắng. Thiết nghĩ, người tiêu dùng không nên chỉ dựa vào kinh nghiệm chọn rau, củ quả mà cần tìm những loại rau, củ, quả có nguồn gốc rõ ràng.

    http://www.nguoiduatin.vn/cn-tiem-an...ia-a85959.html

+ Trả lời Chủ đề
Trang 1 của 2 1 2 CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình