+ Trả lời Chủ đề
Kết quả 1 đến 10 của 16

Chủ đề: Phật giáo Hòa Hảo

Hybrid View

  1. #1
    kimthao77
    Guest

    Thumbs down Phật giáo Hòa Hảo

    Đạo Hòa Hảo, hay còn gọi là Phật giáo Hòa Hảo, là một tông phái Phật giáo do Huỳnh Phú Sổ khai lập năm 1939, lấy pháp môn Tịnh Độ tông làm căn bản và chủ trương tu hành tại gia. Số tín đồ Đạo Hòa Hảo ước tính khoảng 2 triệu người, tập trung chủ yếu ở miền Tây Nam Bộ. Hiện nay, trong thư viện của hơn 30 quốc gia trên thế giới vẫn còn giữ những tài liệu sách báo về đạo này.

    Ra đời



    Huỳnh Phú Sổ

    Đạo Hòa Hảo ra đời tại làng Hòa Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc (nay thuộc thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) vào năm 1939 do Huỳnh Phú Sổ sáng lập.

    Huỳnh Phú Sổ, sinh ngày 15 tháng 11 năm 1920 (tức 25/11 Kỷ Mùi), là con của Huỳnh Công Bộ. Thuở nhỏ, ông được cha cho học hết bậc sơ Pháp-Việt tại một trường ở huyện. Ông có tiếng thông minh, có năng khiếu thơ văn, nhưng vì luôn đau ốm nên không thể tiếp tục học lên bậc cao hơn. Sau đó, ông đi lên núi Cấm tìm thầy chữa bệnh và tại đây ông đã tu theo phái Bửu Sơn Kỳ Hương do Phật thầy Đoàn Minh Huyên (1807-1856) sáng lập.

    Huỳnh Phú Sổ tự nhận mình là bậc "sinh như tri", biết được quá khứ nhìn thấu tương lai, được thọ mệnh cùng với Phật A-di-đà và Phật Thích-ca Mâu-ni, xuống hạ giới có nhiệm vụ truyền bá cho dân chúng tư tưởng Bửu Sơn Kỳ Hương để "Chấn hưng Phật giáo, cứu độ chúng sinh khỏi sông mê, biển khổ và đưa tới chốn Tây phương cực lạc". Ông chữa bệnh cho người dân bằng các bài thuốc đã học trong lúc đi chữa bệnh, đồng thời qua đó ông truyền dạy giáo lý bằng những bài sám giảng (còn gọi là sấm giảng) do ông soạn thảo. Vì vậy chỉ trong vòng 2 năm từ 1937 đến 1939 số người tin theo ông đã khá đông và ông trở nên nổi tiếng khắp vùng.

    Ngày 18 tháng 5 năm Kỷ Mão (tức 4 tháng 7 năm 1939), Huỳnh Phú sổ bắt đầu khai đạo, khi ông chưa tròn 20 tuổi. Nơi tổ chức lễ khai đạo chính là gia đình ông. Ông đã lấy tên ngôi làng Hòa Hảo nơi mình sinh ra để đặt tên cho tôn giáo mới của mình: đạo Hòa Hảo hay Phật giáo Hòa Hảo. Sau đó, ông được các tín đồ suy tôn làm giáo chủ mối đạo, và gọi ông bằng cái tên tôn kính là Huỳnh Giáo Chủ.

    Kể từ đó, ông lần lượt làm nhiều bài thơ ca, sau được tập hợp lại thành quyển Sấm giảng thi văn giáo lý, có phần gần gũi với tư tưởng thần bí và tín ngưỡng dân gian ở Nam Bộ lúc bấy giờ.

    Thời kỳ Nhật xâm chiếm


    Tổ đình Phật giáo Hòa Hảo, xưa thuộc làng Hòa Hảo, nay thuộc thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.

    Sang năm 1941, đạo Hòa Hảo tiếp tục gia tăng số lượng tín đồ của mình một cách nhanh chóng. Khi Nhật vào Đông Dương, Pháp lo ngại Nhật tranh thủ giáo phái Hòa Hảo nên đã câu thúc Huỳnh Phú Sổ ở Châu Đốc, Bạc Liêu, Cần Thơ. Năm 1942, Nhật vận động được giáo chủ Hòa Hảo về Sài Gòn. Tại đây ông đã vận động được nhiều nhân vật hoạt động chính trị thân Nhật vào đạo Hòa Hảo để gây thanh thế, đồng thời thời gian này nhiều thanh niên theo đạo Hòa Hảo cũng tham gia các tổ chức của Nhật.

    Năm 1946, Huỳnh Phú Sổ cùng với những người lãnh đạo Hòa Hảo thành lập tổ chức Việt Nam Dân chủ Xã hội Đảng gọi tắt là "Đảng Dân xã" vào Tháng Chính năm 1946 bao gồm lực lượng nòng cốt trong Hòa Hảo và tổ chức Việt Nam Quốc gia Độc lập Đảng. Đảng Dân xã có điều lệ và chương trình hành động, cơ cấu tổ chức riêng, có vai trò như một tổ chức chính trị. Từ đó Hòa Hảo vừa có đạo vừa có đảng mang hình thức gần với một tổ chức chính trị. Khối Hòa Hảo còn tổ chức lại lực lượng vũ trang vào Tháng Sáu năm 1946 mang tên "Nghĩa quân Cách mạng Vệ quốc Liên đội Nguyễn Trung Trực".[1]

    1947-1963 lực lượng võ trang


    Năm 1947, Huỳnh Phú Sổ vắng mặt trong khi trên đường đi hòa giải giữa Việt Minh và Hòa Hảo; theo các tài liệu Tây phương và Việt Nam Cộng hòa thì ông bị Việt Minh thủ tiêu. Sau đó nội bộ Hòa Hảo tách ra làm mấy nhóm; có nhóm ngả theo Việt Minh, nhóm thì chống lại, gây ra những vụ thanh toán và tranh giành ảnh hưởng có khi đẫm máu. Mỗi nhóm cát cứ ở những vùng như Long Xuyên, Châu Đốc, Cần Thơ.

    Chính phủ Đệ nhất Cộng hòa sau khi thành lập năm 1955 thì mở những cuộc hành quân như "Chiến dịch Đinh Tiên Hoàng" rồi "Chiến dịch Nguyễn Huệ" để bình định các giáo phái hầu thống nhất quân lực. Các lãnh tụ Hòa Hảo như tướng Trần Văn Soái (biệt danh Năm Lửa) rút về cố thủ Đồng Tháp; tướng Lê Quang Vinh (Ba Cụt) thì đem quân về chống giữ ở Châu Đốc, Long Xuyên, Rạch Giá. Bị truy nã Trần Văn Soái ra hàng còn Lê Quang Vinh thì bị bắt, sau đem xử tử.[2]

    1963-1975


    Năm 1964 đạo Hòa Hảo có sự củng cố lại về tổ chức, xây dựng mở mang các cơ sở tôn giáo, văn hóa, xã hội. Hệ thống Ban trị sự được kiện toàn từ trung ương đến cơ sở (hình thành cơ cấu tổ chức 4 cấp trung ương, tỉnh, huyện, xã). Đảng Dân xã cũng được củng cố để hỗ trợ cho đạo, đồng thời cơ quan lãnh đạo Hòa Hảo có sự phân đôi thành 2 ban trị sự trung ương: phái cũ do Lương Trọng Tường, phái mới do Huỳnh Văn Nhiệm đứng đầu.

    Năm 1972 Lê Quang Liêm tách ra khỏi phái cũ của Lương Trọng Tường thành lập ban trị sự trung ương mới. Lúc này đạo Hòa Hảo có tới 3 ban trị sự trung ương cùng tồn tại cho đến thống nhất đất nước. Dù phân hóa, Phật giáo Hòa Hảo tiếp tục phát triển vào thời Đệ nhị Cộng hòa trong đó một sự kiện lớn là việc thành lập Viện Đại học Hòa Hảo năm 1972 ở Long Xuyên. Khi chính thể Việt Nam Cộng hòa sụp đổ thì các nhóm Hòa Hảo điều hành tổng cộng sáu trường trung học phổ thông, một viện đại học và hai bệnh viện. Tất cả những cơ sở này bị chính quyền mới tịch thu.[3]

    Đến nay, Hòa Hảo vẫn phát triển chú yếu trong vùng tứ giác Long Xuyên. Số lượng tín đồ khoảng 2 triệu người.

    (Theo wikipedia)

  2. #2
    aiquocv
    Guest
    Đạo Hòa Hảo, hay còn gọi là Phật giáo Hòa Hảo, là một tông phái Phật giáo do Huỳnh Phú Sổ khai lập năm 1939, lấy pháp môn Tịnh Độ tông làm căn bản và chủ trương tu hành tại gia. Số tín đồ Đạo Hòa Hảo ước tính khoảng 2 triệu người, tập trung chủ yếu ở miền Tây Nam Bộ. Hiện nay, trong thư viện của hơn 30 quốc gia trên thế giới vẫn còn giữ những tài liệu sách báo về đạo này.

    Lịch sử ra đời

    Đạo Hòa Hảo ra đời tại làng Hòa Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc (nay thuộc thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) vào năm 1939 do Huỳnh Phú Sổ sáng lập.
    Huỳnh Phú Sổ, sinh ngày 15 tháng 11 năm 1920 (tức 25/11 Kỷ Mùi), là con của Huỳnh Công Bộ. Thuở nhỏ, ông được cha cho học hết bậc sơ Pháp-Việt tại một trường ở huyện. Ông có tiếng thông minh, có năng khiếu thơ văn, nhưng vì luôn đau ốm nên không thể tiếp tục học lên bậc cao hơn. Sau đó, ông đi lên núi Cấm tìm thầy chữa bệnh và tại đây ông đã tu theo phái Bửu Sơn Kỳ Hương do Phật thầy Đoàn Minh Huyên (1807-1856) sáng lập.
    Huỳnh Phú Sổ tự nhận mình là bậc "sinh như tri", biết được quá khứ nhìn thấu tương lai, được thọ mệnh cùng với Phật A-di-đà và Phật Thích-ca Mâu-ni, xuống hạ giới có nhiệm vụ truyền bá cho dân chúng tư tưởng Bửu Sơn Kỳ Hương để "Chấn hưng Phật giáo, cứu độ chúng sinh khỏi sông mê, biển khổ và đưa tới chốn Tây phương cực lạc". Ông chữa bệnh cho người dân bằng các bài thuốc đã học trong lúc đi chữa bệnh, đồng thời qua đó ông truyền dạy giáo lý bằng những bài sám giảng (còn gọi là sấm giảng) do ông soạn thảo. Vì vậy chỉ trong vòng 2 năm từ 1937 đến 1939 số người tin theo ông đã khá đông và ông trở nên nổi tiếng khắp vùng.

    Ngày 18 tháng 5 năm Kỷ Mão (tức 4 tháng 7 năm 1939), Huỳnh Phú sổ bắt đầu khai đạo, khi ông chưa tròn 20 tuổi. Nơi tổ chức lễ khai đạo chính là gia đình ông. Ông đã lấy tên ngôi làng Hòa Hảo nơi mình sinh ra để đặt tên cho tôn giáo mới của mình: đạo Hòa Hảo hay Phật giáo Hòa Hảo. Sau đó, ông được các tín đồ suy tôn làm giáo chủ mối đạo, và gọi ông bằng cái tên tôn kính là Huỳnh Giáo Chủ.

    Kể từ đó, ông lần lượt làm nhiều bài thơ ca, sau được tập hợp lại thành quyển Sấm giảng thi văn giáo lý, có phần gần gũi với tư tưởng thần bí và tín ngưỡng dân gian ở Nam Bộ lúc bấy giờ.


    Thời kỳ Nhật xâm chiếm


    Tổ đình Phật giáo Hòa Hảo, xưa thuộc làng Hòa Hảo, nay thuộc thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.

    Sang năm 1941, đạo Hòa Hảo tiếp tục gia tăng số lượng tín đồ của mình một cách nhanh chóng. Khi Nhật vào Đông Dương, Pháp lo ngại Nhật tranh thủ giáo phái Hòa Hảo nên đã câu thúc Huỳnh Phú Sổ ở Châu Đốc, Bạc Liêu, Cần Thơ. Năm 1942, Nhật vận động được giáo chủ Hòa Hảo về Sài Gòn. Tại đây ông đã vận động được nhiều nhân vật hoạt động chính trị thân Nhật vào đạo Hòa Hảo để gây thanh thế, đồng thời thời gian này nhiều thanh niên theo đạo Hòa Hảo cũng tham gia các tổ chức của Nhật.
    Năm 1946, Huỳnh Phú Sổ cùng với những người lãnh đạo Hòa Hảo thành lập tổ chức Việt Nam Dân chủ Xã hội Đảng gọi tắt là "Đảng Dân xã" vào Tháng Chính năm 1946 bao gồm lực lượng nòng cốt trong Hòa Hảo và tổ chức Việt Nam Quốc gia Độc lập Đảng. Đảng Dân xã có điều lệ và chương trình hành động, cơ cấu tổ chức riêng, có vai trò như một tổ chức chính trị. Từ đó Hòa Hảo vừa có đạo vừa có đảng mang hình thức gần với một tổ chức chính trị. Khối Hòa Hảo còn tổ chức lại lực lượng vũ trang vào Tháng Sáu năm 1946 mang tên "Nghĩa quân Cách mạng Vệ quốc Liên đội Nguyễn Trung Trực".[1]

    1947-1963 lực lượng võ trang

    Năm 1947, Huỳnh Phú Sổ vắng mặt trong khi trên đường đi hòa giải giữa Việt Minh và Hòa Hảo; theo các tài liệu Tây phương và Việt Nam Cộng hòa thì ông bị Việt Minh thủ tiêu. Sau đó nội bộ Hòa Hảo tách ra làm mấy nhóm; có nhóm ngả theo Việt Minh, nhóm thì chống lại, gây ra những vụ thanh toán và tranh giành ảnh hưởng có khi đẫm máu. Mỗi nhóm cát cứ ở những vùng như Long Xuyên, Châu Đốc, Cần Thơ.

    Chính phủ Đệ nhất Cộng hòa sau khi thành lập năm 1955 thì mở những cuộc hành quân như "Chiến dịch Đinh Tiên Hoàng" rồi "Chiến dịch Nguyễn Huệ" để bình định các giáo phái hầu thống nhất quân lực. Các lãnh tụ Hòa Hảo như tướng Trần Văn Soái (biệt danh Năm Lửa) rút về cố thủ Đồng Tháp; tướng Lê Quang Vinh (Ba Cụt) thì đem quân về chống giữ ở Châu Đốc, Long Xuyên, Rạch Giá. Bị truy nã Trần Văn Soái ra hàng còn Lê Quang Vinh thì bị bắt, sau đem xử tử.[2]

    1963-1975

    Năm 1964 đạo Hòa Hảo có sự củng cố lại về tổ chức, xây dựng mở mang các cơ sở tôn giáo, văn hóa, xã hội. Hệ thống Ban trị sự được kiện toàn từ trung ương đến cơ sở (hình thành cơ cấu tổ chức 4 cấp trung ương, tỉnh, huyện, xã). Đảng Dân xã cũng được củng cố để hỗ trợ cho đạo, đồng thời cơ quan lãnh đạo Hòa Hảo có sự phân đôi thành 2 ban trị sự trung ương: phái cũ do Lương Trọng Tường, phái mới do Huỳnh Văn Nhiệm đứng đầu.

    Năm 1972 Lê Quang Liêm tách ra khỏi phái cũ của Lương Trọng Tường thành lập ban trị sự trung ương mới. Lúc này đạo Hòa Hảo có tới 3 ban trị sự trung ương cùng tồn tại cho đến thống nhất đất nước. Dù phân hóa, Phật giáo Hòa Hảo tiếp tục phát triển vào thời Đệ nhị Cộng hòa trong đó một sự kiện lớn là việc thành lập Viện Đại học Hòa Hảo năm 1972 ở Long Xuyên. Khi chính thể Việt Nam Cộng hòa sụp đổ thì các nhóm Hòa Hảo điều hành tổng cộng sáu trường trung học phổ thông, một viện đại học và hai bệnh viện. Tất cả những cơ sở này bị chính quyền mới tịch thu.[3]

    Đến nay, Hòa Hảo vẫn phát triển chú yếu trong vùng tứ giác Long Xuyên. Số lượng tín đồ khoảng 2 triệu người.

  3. #3
    aiquocv
    Guest
    Giáo lý Hòa Hảo được thể hiện trong những bài sấm kệ do Huỳnh Phú Sổ biên soạn, bao gồm 6 tập:

    1/-Sấm khuyên người đi tu niệm
    2/-Kệ của người Khùng
    3/-Sấm giảng
    4/-Giác mê tâm kệ
    5/-Khuyến thiện
    6/-Những điều sơ học cần thiết của kẻ tu hiền


    Có thể nhận thấy giáo lý Hòa Hảo là sự tiếp thu và nâng cao tư tưởng Bửu Sơn Kỳ Hương của Đoàn Minh Huyên, gồm phần "Học Phật" và phần "Tu nhân":
    Phần "Học Phật": chủ yếu dựa vào giáo lý đạo Phật song được giản lược nhiều và có thêm bớt đôi chút. Tinh thần chính là khuyên tín đồ ăn ngay ở hiền.

    Phần "Tu nhân": theo giáo lý Hòa Hảo tu nhân có nghĩa là tu "tứ ân hiếu nghĩa"- đó là 4 điều Đoàn Minh Huyên, đã chỉ ra, bao gồm Ân tổ tiên cha mẹ, Ân đất nước, Ân đồng bào nhân loại, Ân tam bảo (Phật, Pháp, Tăng).

    Đạo Hòa Hảo khuyên tín đồ vừa học Phật vừa tu nhân để tạo nên công đức. Có công đức để trở thành bậc hiền nhân. Song, họ đặc biệt yêu cầu tín đạo phải tu nhân, cho rằng việc tu hành phải dựa trên đạo đức, trước hết đạo làm người: Thiên kinh vạn điển, hiếu nghĩa vi tiên (Không có tu nhân thì không thể học Phật, hoặc học Phật mà chẳng tu nhân thì cũng vô nghĩa); Dụng tu Tiên đạo, tiên tu Nhân đạo; Nhân đạo bất tu, Tiên tu viễn ký (Muốn tu thành Tiên Phật trước hết phải tu đạo làm người, đạo người mà không tu thì Tiên Phật còn xa vời).

    Nghi lễ và tổ chức

    Đạo Hoà Hảo chủ trương tu tại gia hơn là đi lễ chùa. Họ chủ trương giúp đỡ người nghèo hơn là cúng tiền xây chùa hay tổ chức lễ hội tốn kém. Những buổi lễ được tổ chức rất đơn giản và khiêm tốn, không có ăn uống, hội hè. Lễ lộc, cưới hỏi hay ma chay không cầu kỳ như thường thấy ở những tôn giáo khác. Họ cho đó là những sự phung phí thay vì dùng tiền đó dể giúp đỡ những người thực sự cần đến.

    Đạo Hòa Hảo không có tu sĩ, không có tổ chức giáo hội mà chỉ có một số chức sắc lo việc đạo và cả việc đời. Không có nơi thờ công cộng, trung tâm của đạo ở làng Hòa Hảo gọi là tổ đình cũng chỉ mang tính gia tộc. Đạo này không xây dựng chùa chiền, không có tượng ảnh thờ. Vật thờ của đạo Hòa Hảo hiện nay là tấm vải có màu nâu sẫm (trần điều) trên bàn thờ (còn gọi là trang thờ) đặt ở gian chính giữa và xây một bàn thông thiên ở sân trước của nhà. Việc thờ phụng này thể hiện tư tưởng của Phật giáo: "Phật tại tâm, tâm tức Phật". Đạo Hòa Hảo thờ Phật, ông bà tổ tiên và các anh hùng tiên liệt có công với đất nước, không thờ các thần thánh nếu không rõ nguyên nhân.

    Lễ vật khi thờ phúng cũng rất đơn giản chỉ có hoa và nước lạnh (nước mưa, nước lọc tinh khiết). Ban đêm đốt đèn ở bàn thờ trong nhà và bàn thờ thông thiên. Khi thờ tín đồ chỉ đọc sấm giảng do thầy Huỳnh Phú Sổ soạn và niệm lục tự Nam-mô-a-di-đà-Phật với mục đích tĩnh tâm và cầu vãng sanh Tịnh Độ.

    Các ngày lễ tết

    Trong một năm, theo âm lịch đạo Hòa Hảo có các ngày lễ, Tết chính:

    Ngày 1 tháng Giêng: Tết Nguyên Đán
    Ngày Rằm tháng Giêng: Lễ thượng nguyên
    Ngày 8 tháng 4: Lễ Phật đản
    Ngày 18 tháng 5: Lễ khai đạo
    Ngày Rằm tháng 7: Lễ trung nguyên
    Ngày 12 tháng 8: Vía Phật thày Tây An
    Ngày Rằm tháng 10: Lễ hạ nguyên
    Ngày Rằm tháng 11: Lễ Phật A-di-đà
    Ngày 25 tháng 11: Lễ sinh nhật giáo chủ Huỳnh Phú Sổ
    Ngày 8 tháng Chạp: Lễ Phật thành đạo


    Nguồn http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%...2a_H%E1%BA%A3o

  4. #4
    Administrator
    Ngày tham gia
    Mar 2019
    Bài viết
    31

    Tinh hoa trong phật giáo hòa hảo

    -ĐẶC TÍNH THỨ NHẤT : Bửu Sơn Kỳ Hương hay Phật Giáo Hòa Hảo đều là một nền đạo Phật của nông dân.

    Trên phương diện nhân sinh và xã hội, người ta cũng nhận định rằng bản chất thuần phác của người nông dân cho họ có căn bản thuận lợi để tu học theo đạo Phật.

    -ĐẶC TÍNH THỨ HAI, Phật Giáo Hòa Hảo cũng như Bửu Sơn Kỳ Hương đều chủ trương tu hành tại gia. Bởi vì đạo Phật không những chỉ truyền bá ở thiền môn mà còn phải phát triển rộng rãi đến mọi gia đình.

    Do đó các tín đồ PGHH không bị bắt buộc phải cạo đầu vào chùa, lìa bỏ mọi việc ngoài thế gian, mà họ vẫn ở tại gia đình, sống như mọi người công dân khác với nếp sống bình dị trong nông nghiệp, đồng thời tu hành theo giáo lý của Đức Thích Ca.

    Tôn chỉ tu hành của Phật Giáo Hòa Hảo là Học Phật Tu Nhân, tức là noi theo giáo lý chơn truyền của Đức Phật mà tu sửa con người, để vừa làm tròn bổn phận trong cõi đời đang sống, vừa dọn thân tâm cho trong sáng để được siêu thăng vào cõi Tịnh Độ Cực Lạc, giải thoát khỏi vòng luân hồi.

    Để thi hành tôn chỉ Học Phật Tu Nhân, người tín đồ PGHH phải tích cực thực hiện Tứ Ân, tức 4 điều ân lớn, là:

    1-Ân Tổ Tiên Cha Mẹ
    2-Ân Đất Nước
    3-Ân Tam Bảo
    (Phật, Pháp, Tăng)
    4-Ân Đồng Bào Nhơn Loại (Xin xem sách về Giáo Lý PGHH) Cũng trong đường lối đó, người tín đồ PGHH đã tỏ ra tích cực tu hành đồng thời cũng tích cực hy sinh vì đất nước, khi quốc gia hữu sự.

    -ĐẶC TÍNH THỨ BA là sự canh tân phương pháp hành đạo nhằm loại trừ mọi hình thức rườm rà, mê tín, dị đoan. Đặc tính canh tân này có mục đích loại bỏ âm thinh sắc tướng để phát dương phần tinh túy của đạo Phật, đúng theo chánh pháp vô vi của Đức Phật.

    Đạo Phật Giáo Hòa Hảo chủ trương canh tân như sau:

    -Không cất chùa đúc tượng thêm, ngoài những ngôi chùa đã sẵn có. Ai giàu lòng từ thiện thì nên phát tâm bố thí, cứu trợ kẻ nghèo khổ, hơn là cất chùa lớn, đúc tượng cao.

    -Không chấp nhận thầy cúng, thầy lễ, thầy bói, thầy phù thủy, cũng không dâng cúng chè xôi thực phẩm cho Phật, vì Phật không dùng những của hối lộ đó.

    -Không dùng cờ phướn, lầu kho, đốt giấy tiền vàng bạc, phí tổn vô ích....

    -Không khóc lóc hay làm linh đình lúc tang ma, mà chỉ im lặng cầu nguyện cho linh hồn người chết được siêu thoát.

    Không ép hôn, thách tiền cưới hay tiệc rượu linh đình, vì sẽ mang nợ, gây hại về sau. Tóm lại, giáo pháp vô vi Phật Giáo Hòa Hảo nhằm canh tân phương pháp hành đạo để trở về với giáo lý chơn truyền của Đức Phật, là tu hành tại Tâm, chẳng phải ở hình thức lễ nghi bề ngoài.

    Phật Giáo Hòa Hảo không có sư sãi.

    Tóm lại, Phật Giáo Hòa Hảo dạy Tu Nhân Học Phật.

    Tu Nhân là tu đạo Làm Người đối với gia đình, quốc gia, xã hội, là tu đức Nhân của Khổng Mạnh, nhất là Hiếu Nghĩa. Tứ ân hiếu nghĩa nằm gọn trong 2 chữ Tu Nhân.

    “Phàm là con dân, thì biết yêu tổ quốc, hy sinh thân mạng đền bù nợ quốc gia; làm con thì hiếu thảo, thờ phượng cha mẹ, anh em thì hòa thuận nhau, vợ chồng thì ân nghĩa đối đãi nhau, Nói tóm lại, một người có đạo nhân, là người lấy nhân nghĩa, đạo đức làm phương châm xử thế tiếp vật, sống một đời chánh chân cao nhã”. Đó là bước đầu của nấc thang tiến lên con đường đi đến quả vị Tiên Phật. Ai muốn giải thoát, muốn thành Phật, thành Tiên cũng phải trải qua nấc thang đó trước; ví bằng chẳng hành xong Nhân Đạo thì không sao thành Phật Đạo .(Vương Kim, Bửu Sơn Kỳ Hương, tr. 67)

    Học Phật là học tinh hoa Phật Giáo. Hòa Hảo chú trọng: Mật, Tịnh, và Thiền.

    Mật là Mật Tông. Mật tông cốt là dọn lấy miếng đất “lòng tin”, để rồi gieo giống Bồ Đề chánh pháp. Mật tông, hay phép nhiệm chữa trị bệnh cho những người kém tin tưởng sớm thức tỉnh , cảm lấy ơn cứu độ mà qui ngưỡng tu hành.

    HỎI: “Bạch thầy, mấy Ông Đạo trên núi, thường luyện phép để ngày sau phò vua, giúp nước. Còn Đức Thày sao không dạy đệ tử luyện phép như Tiên Đạo?”

    ĐÁP: “Đức Phật chỉ dạy con người lo tu tâm sửa tánh, cho được trọn lành trọn sáng, còn phù phép thuộc về tà giáo. Còn ham phù phép tức là còn nuôi óc cạnh tranh cầu danh lợi: phép linh cũng như cá linh. Nước vừa chớm giựt, loại cá này đua nhãy lên nước trước, nên phải chịu chết sớm. Các ông đừng ham linh mà bỏ mình.” (Vương Kim, Đức Huỳnh Giáo Chủ, VP Phật Giáo Hòa Hảo/HN, 1997, tr. 74)

    Tịnh là Tịnh Độ. Thiền Tịnh song tu. Tịnh Độ là niệm danh hiệu A Di Đà, cầu vãng sanh Cực Lạc. Tịnh Độ Tông dựa vào Tha Lực của Đức Phật A Di Đà.

    Thiền là Thiền Tông. Thiền Tông là Pháp Môn tự lực tu hành. Chủ yếu của pháp Thiền Tông, là đạt đến chỗ Minh Tâm Kiến Tính. Mỗi chúng sinh đều có sẵn Bản Tâm thanh tịnh, vĩnh viễn trường tồn, bất di bất dịch, nhưng vì thiên chấp sắc tướng, mà lu mờ chân giác; vì thế mà nhận lầm cái không làm có , cái có làm không. Do chỗ mê lầm ấy mà lăn lộn mãi trong tam đồ lục đạo. Chỉ có trở về với Bản Tính Thanh Tịnh, nhận rõ cái lý: sắc tức thị không, không tức thị sắc, thì mới dứt đường sinh tử, phản bản hoàn nguyên... (Vương Kim, Bửu Sơn Kỳ Hương, tr. 99, 100).

    “Thì ra Ông Phật cũng chẳng qua từ địa vị chúng sinh, tức là con người bằng xương bằng thịt, tu hành đắc quả... Phật từ chúng sinh ra mà ra. Thế nên, muốn thành Phật, trước phải làm chúng sinh, hay nói một cách khác, trước khi làm Phật, cần phải làm một con người.

    “ Như vậy, con người là khởi điểm của con đường tiến hóa để đi đến Phật. Không có con người thì không thể nào thành Phật. Nhưng Phật khác hơn chúng sinh ở chỗ Phật là con người toàn thiện, toàn mỹ, rốt ráo giải thoát, còn chúng sinh là những con người chưa hoàn hảo, còn bị ràng buộc, trói trăn. Làm Phật tất phải biết hơn chúng sinh, phải làm hơn những việc của chúng sinh làm, mới xứng đáng cho chúng sinh thờ kính và quí trọng. Ví bằng Phật mà không làm hoàn toàn bổn phận con người, không vượt trên bậc phàm, thánh, thì hẳn kẻ phàm, thánh dù có thờ, cũng không trọn kính. Và như thế thì không thành một vị Phật...” (Vương Kim, Bửu Sơn Kỳ Hương, tr. 67-68).

    Tế Điên Hòa Thượng có nói: “Dục tu Tiên Đạo, tiên tu Nhân Đạo. Nhân đạo bất tu, Tiên Đạo viễn hỷ.” Muốn tu Đạo Tiên Phật, trước phải tu đạo làm người. Đạo làm người mà không tu, thì Đạo Tiên Phật khó đến vậy. (Vương Kim, Bửu Sơn Kỳ Hương, tr. 31.)

    Những tư tưởng trên đây thật là trong sáng, và rất chính xác. Đáng khâm phục.

  5. #5
    Administrator
    Ngày tham gia
    Mar 2019
    Bài viết
    31
    Trong chủ trương canh tân nói trên, sự thờ phượng trong nhà các tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo thật là giản dị.

    Trên bàn thờ, không có tượng Phật, không có chuông mõ. Chỉ có một tấm Trần bằng vải màu đà, tượng trưng cho sự hòa hợp nhơn loại, và cho màu sắc nhà thiền. Đó là bàn thờ Chư Phật. Dưới bàn thờ Phật là bàn thờ Cữu Huyền Thất Tổ, ông bà cha mẹ đã khuất. Trước nhà có một bàn thờ lộ thiên (gọi là bàn Thông Thiên) để người tín đồ cảm thông với Trời Đất, bốn phương trời, mười phương Phật. Chỉ dùng nước lạnh, bông hoa, và nhang để cúng Phật. Nước lạnh tiêu biểu cho sự trong sạch, bông hoa tiêu biểu cho sự tinh khiết, còn nhang dùng để khử mùi uế trược.


    Mỗi ngày người tín đồ PGHH làm lễ cúng Phật, ít nhứt hai lần, buổi sáng và buổi tối. Trong các ngày rằm, mồng một, ngày vía Chư Phật, họ đến chùa hay hội quán hành lễ, và nghe kinh giảng hay nghe thuyết pháp.

    Lúc đảnh lễ họ không dùng mõ chuông, mà chỉ lâm râm tâm niệm. Khi nào mắc công việc thì đến giờ hành lễ họ quay mặt về hướng Tây mà cúng Phật, và khuyến khích nhau ngồi đâu, ở đâu cũng tụng niệm trong tâm.

    Ngoài ra trong các Xã, Ấp có những độc giảng đường trang bị máy phóng thanh, để mỗi ngày trong những giờ nhất định, có những giảng viên đến đọc kinh giảng hay thuyết pháp cho người chung quanh cùng nghe.

    Độc Giảng Đường Phật Giáo Hòa Hảo là những ngôi chùa thâu hẹp chỉ để truyền đạo, chớ không phải để cư trú, nên nhỏ hơn chùa, bởi bản chất Phật Giáo Hòa Hảo là cư sĩ tại gia.
    Hiện nay chỗ nào có nhiều tín đồ PGHH đều có Độc Giảng Đường, với nét kiến trúc đặc biệt của Phật Giáo Hòa Hảo. Theo kiểm kê năm 1965, Phật Giáo Hòa Hảo có 390 Độc Giảng Đường.

    Giới nghiên cứu giáo lý PGHH đã đúc kết hệ thống tư tưởng của Huỳnh Giáo Chủ thành một công thức ba bước bất khả phân: Bước thứ nhất là học Phật, bước thứ hai là Tu Nhân, bước thứ ba là tìm về cứu cánh giải thoát. (PGHH Trong Dòng Lịch Sử Dân Tộc, Nguyễn Long Thành Nam. Tr 284)




    Huy Hiệu PGHH

    Cờ đạo hình chử nhật màu đà, không có chữ hay hình tượng nào. Huy hiệu PGHH hình tròn màu đà, bìa vàng trên có bông sen trắng và bốn chữ viết tắt PGHH.

  6. #6
    Administrator
    Ngày tham gia
    Mar 2019
    Bài viết
    31

    Tôn-chỉ hành đạo pghh

    NHỮNG ĐIỀU SƠ LƯỢC CẦN BIẾT CỦA KẺ TU-HIỀN

    Đạo Phật từ xưa tới nay luôn luôn phân làm hai hạng người:

    1. Hạng xuất gia
    2. Hạng không xuất gia

    HẠNG XUẤT GIA: Gồm có các nhà sư hay những ni-cô đã hoàn-toàn ly-khai với gia-đình, quê hương, bè-bạn, dựa thân vào cửa Thiền hay núi non am cốc, hàng ngày chỉ chuyên lo kinh-kệ, săn-sóc cảnh dà-lam, trau luyện đức lành, dồi mài trí-tuệ hầu giảng giải cho bá-tánh thập phương nghe để quay đầu hướng thiện qui-y Phật pháp, không còn thiết đến việc đời. Gia-đình nhà cửa của nhà sư là cả thế gian, thân quyến nhà sư là khắp nhân loại đại đồng.

    Đó là hạng người dốc tu cho mau thành Phật quả thoát kiếp luân-hồi.

    HẠNG TẠI GIA: Gồm tất cả đại chúng, tất cả thiện-nam tín-nữ chưa đủ những điều-kiện xuất-gia, vì cảm thấy mình còn nặng nợ với non sông tổ quốc, với gia-đình, với đồng-bào xã-hội, nên chưa thể làm như các nhà sư hay ni-cô đặng. Tuy vậy họ cũng sẵn-sàng hoan-nghinh ca-tụng lý-tưởng từ-bi bác-ái đại-đồng của nhà Phật và luật Nhân-quả do Phật thuyết ra. Thế nên ở nhà họ phượng thờ Đức Phật, phát nguyện qui-y, giữ gìn ít điều giới-luật, hằng coi kinh sách, sửa tánh, răng lòng, ủng-hộ các sư. Như thế họ cũng lần lần lên con đường giải-thoát.

    Đây là hạng người học Phật tu Nhân.

    Bàn xét như trên, thấy rằng toàn-thể trong Đạo chúng ta thuộc hạng tại tư gia cư-sĩ, học Phật tu Nhân vậy.

    Sách xưa có câu: "Thiên kinh vạn điển, hiếu nghĩa vi tiên" (muôn vạn quyển kinh của Phật, Thánh Tiên đều dạy sự hiếu-nghĩa làm đầu). Hôm nay đã qui-y nhà Phật, tu-niệm tại-gia, ta hãy cố-gắng vưng lời Thầy, Tổ đã dạy, lo tròn câu hiếu-nghĩa.

    Đức Phật Thầy TÂY-AN thuở xưa thường khuyến-khích các môn nhơn đệ-tử rằng: Muốn làm xong hiếu nghĩa, có bốn điều ân ta cần phải hy-sinh gắng-gổ mới mong làm trọn:

    1. Ân Tổ-Tiên cha me,
    2. Ân Đất-Nước,
    3. Ân Tam-Bảo,
    4. Ân Đồng-Bào và Nhơn-Loại (với kẻ xuất-gia thì ân đàn-na thí-chủ).

    ÂN TỔ-TIÊN CHA MẸ: Ta sanh ra cõi đời được có hình-hài để hoạt động từ thuở bé cho đến lúc trưởng thành, đủ trí khôn ngoan, trong khoảng bao nhiêu năm trường ấy, cha mẹ ta chịu biết bao khổ nhọc; nhưng sanh ra cha mẹ là nhờ có tổ-tiên, nên khi biết ơn cha mẹ, cũng có bổn phận biết ơn tổ-tiên nữa.

    Muốn đền ơn cha mẹ, lúc cha mẹ còn sanh tiền, có dạy ta điều hay lẽ phải ta rán chăm-chỉ nghe lời, chớ nên xao-lãng làm phiền lòng cha mẹ. Nếu cha mẹ có làm điều gì lầm lẫn trái với nhân-đạo, ta rán hết sức tìm cách khuyên-lơn ngăn- cản. Chẳng thế, ta cần phải lo nuôi dưỡng báo đền, lo cho cha mê khỏi đói rách, khỏi-bệnh hoạn ốm đau, gây sự hòa-hảo trong huynh đệ, tạo hạnh-phúc cho gia-đình, cho cha mẹ vui lòng thỏa-mãn. Rán cầu cho cha mẹ được hưởng nhiều phước thọ. Lúc cha mẹ quá vãng, hãy tu cầu cho linh hồn được siêu-thăng nơi miền Phật cảnh, thoát đọa trầm-luân.

    Còn đền ơn tổ-tiên, đừng làm điều gì tồi tệ, điếm nhục tông môn, nếu tổ-tiên có làm điều gì sai lầm, gieo họa đau thương lại cho con cháu, ta phải quyến chí tu cầu và hy-sinh đời ta làm điều đạo-nghĩa, rửa nhục tổ-đường.

    ÂN ĐẤT-NƯỚC: Sanh ra, ta phải nhờ Tổ-tiên, cha mẹ, sống ta cũng phải nhờ đất nước, quê-hương. Hưởng những tất đất, ăn những ngọn rau, muốn cho sự sống được dễ dàng, giống nòi được truyền-thụ, ta cảm thấy bổn-phận phải bảo vệ đất-nước khi bi kể xâm-lăng giày đạp. Rán nâng-đỡ xứ sở quê-hương, lúc nghiêng-nghèo, và làm cho trở nên được cường thạnh. Rán cứu cấp nước nhà khi bị kẻ ngoài thống trị. Bờ-cõi vững-lặng thân ta mới yên, quốc-gia mạnh giầu mình ta mới ấm.

    Hãy tùy tài tùy sức, nỗ-lực hy-sinh cho xứ-sở. Thảng như không đủ tài lực đảm-đương việc lớn, chưa gặp thời-cơ giúp đỡ quê-hương, ta phãi rán tránh đừng làm việc gì sơ-xuất đến nỗi làm cho nước nhà đau khổ, và đừng giúp sức cho kẻ ngoại địch gây sự tổn hại đến đất-nước.

    Đó là ta đền ơn cho đất-nước vậy.

    ÂN TAM-BẢO: Tam-Bảo là gì ? Tức Phật, Pháp, Tăng.

    Con người nhờ tổ-tiên cha mẹ sanh ra nuôi dưỡng, nhờ đất-nước tạo kiếp sống cho mình, ấy về phương diện vật chất.

    Về phương diện tinh-thần, con người cần nhờ đến sự giúp đỡ của Phật, Pháp, Tăng khai trí mở óc cho sáng-suốt. Phật là đấng toàn-thiện, toàn-mỹ, bác-ái vô cùng, quyết cứu vớt sanh-linh ra khỏi trầm-luân khổ-hải. Thế nên Ngài mới truyền lại giáo pháp, tức là những lời chỉ dạy cho các chư tăng, đặng đem nền Đạo cả của Ngài ban-bố khắp trần thế. Các chư tăng chẳng ai lạ hơn những đại-đệ tử của Đức Phật vậy. Bởi vì Đức Phật luôn luôn chỉ dẫn và cứu vớt quần sanh thoát miền mê khổ, nên ta phải kính trọng Phật, hãy tin-tưởng và tín-nhiệm vào sự-nghiệp cứu đời của Ngài, làm theo những lời chỉ dậy do các chư tăng cho biết. Tổ tiên ta đã hiểu rõ sự nhiệm-mầu, lòng quảng-ái của Phật đối với chúng-sanh, đã kính trọng sùng-bái Ngài, đã hành-động đúng theo khuôn-khổ Ngài đã dạy và đã vun-trồng bồi đắp cho nền Đạo được phát-triển thêm ra, xây dựng một tòa lâu đài Đạo-hạnh vô thượng vô song roi truyền mãi mãi với hậu thế.

    Nên bổn-phận chúng ta phải noi theo chí đức của tiền-nhân hầu làm sao trí-tuệ minh-mẫn đặng đi đến con đường giải-thoát, dẫn dắt giùm những kẻ sa cơ và nhứt là phải tiếp-tục khai thông nền Đạo đức đặng cái tinh thần từ-bi bác-ái được gieo rải khắp nơi nơi trong bá-tánh. Như thế mới chẵng phụ công trình vĩ-đại của Đức Phật và của tiền-nhân để lại và không đắc tội với kẻ đời sau vậy.

    ÂN ĐỒNG-BÀO VÀ NHÂN-LOẠI: Con người vừa mở mắt chào đời đã thấy mình phải nhờ đến sự giúp-đỡ những kẻ xung-quanh và cái niên-kỷ càng lớn thêm bao nhiêu, sự nhờ-nhõi càng tuần-tự thêm nhiều chừng nấy.

    Ta nhờ hột cơm của họ mới sống, nhờ miếng vải của họ mới ấm thân, nhờ cửa nhà của họ mới tránh cơn phong-vũ. Vui-sướng, ta đồng hưởng với họ. Hoạn-nạn, họ cùng chịu với ta.

    Họ và ta cũng một màu da, cũng nói một thứ tiếng. Ta và họ hợp nhau thi thành lại làm một: ấy Quốc-gia đó. Họ là ai? Tức những người ta thường gọi bằng đồng-bào vậy.

    Đồng-bào ta và ta cùng chung một chủng-tộc, cùng một nòi-giống roi truyền, cùng có những trang lịch-sử vẻ-vang oanh-liệt, cùng tương trợ lẫn nhau trong cơn nguy- biến, cùng chung phận-sự đào-tạo một tương-lai rực rỡ trong bước tiền đồ của giang-san đất nước. Đồng-bào ta và ta có một liên-quan mật-thiết không thể rời nhau, chẳng thể chia nhau và chẳng khi nào có ta mà không có đồng-bào, hay có đồng-bào mà không có ta. Thế nên ta phải ráng giúp đỡ họ hầu đền đáp cái ơn mà ta đã thọ trong muôn một.

    Chẳng những thế thôi, ngoài-đồng bào ta còn có thế-giới, người đang cặm cụi cần-lao cung cấp những điều nhu-cầu cần-thiết. Họ là nhân-loại, là những người đang sanh sống với chúng ta trên quả địa-cầu. Nếu không có nhân-loại, thử hỏi dân-tộc ta ra như thế nào? Ta có đủ vật liệu để dùng chăng? Ta có thể tự-túc một cách đầy đủ chăng? Nói tóm lại, ta có thể lẻ-loi đương đầu với những khi phong-vũ nhiệt hàn với những lúc ốm đau, nguy biến, giữ vững cuộc sống còn này chăng? Hẳn không vậy. Thế nên dân-tộc ta phải nhờ đến Nhân-loại, nghĩa là nhờ đến dân-tộc khác và phải biết ơn họ. Hãy nghĩ đến họ cũng như mình nghĩ đến mình và đồng-chủng mình.

    Vả lại, cái tính từ-bi bác-ái của Đức Phật mà ta đã nhận thức, rất thâm-huyền quảng-huợt. Cái tính ấy nó không bến không bờ, không phân biệt màu da, không phân biêt chủng-tộc; nó cũng không luận sang hèn và xóa bỏ hết các từng lớp đẳng cấp xã-hội mà chỉ đặt vào một Nhân-loại Chúng-sanh.

    Thế ra không có lý do gì chánh đáng để vì mình hay vì đồng-bào mình gây ra tai-hại cho các dân-tộc khác. Trái lại, hãy đặt vào họ một tư-tưởng nhân-hòa một tinh-thần hỉ-xả và hãy tự xem mình có bổn-phận giúp đỡ họ trong cơn hoạn nạn.

    Đối với những kẻ xuất-gia qui-y đầu Phật, phụ vào những ân-huệ đã thọ như đã nói trên, họ còn phải trực-tiếp chịu ân các đàn-na thí-chủ, nghĩa là những thiện-nam tín-nữ có hảo tâm cung-cấp những vật dụng cần-thiết cho họ. Họ nhờ đến hột cơm, đến miếng vải, đến thuốc men đặng sanh sống, rốt lại họ phải nhờ đến sự nuôi dưởng hoàn-toàn của những kẻ tốt lòng.

    Với quần-sanh, họ mang cái ơn rất nặng, cho nên họ phải dìu-dắt sinh linh đi tầm Chân-lý đặng đáp tạ tấm lòng chiếu-cố của thiện-tính.

  7. #7
    em_lanh
    Guest

    Tập hợp hầu hết pháp âm của phật giáo hòa hảo





    Hôm nay nhân duyên lành tôi xin góp nhặt một chút it pháp âm hay nói chung là giáo Lý của Phật Pháp Hòa Hảo gửi đến cho quí vị. Bản thân tôi là người tu Tịnh nhưng tiêu chí tôi là vạn pháp đều là phật pháp. Phật pháp không có tông phái không phân chia. Cái nào dạy người làm tốt làm thiện tin nhân quả đó chính là Phật pháp. Do đó nhân bài viết hôm nay tôi kính xin được kết tình giao hữu với chư vị bên Hòa Hảo và xin cùng với chư vị chung tay đóng góp trong sự nghiệp hoằng pháp cũng như phục hồi lại cái đạo đức cái nhân bản của con người vốn bị cái độc tham sân si của ngũ dục làm mờ đi.

    Đạo Hòa Hảo, hay còn gọi là Phật giáo Hòa Hảo, là một tông phái Phật giáo do đức Huỳnh Phú Sổ khai lập năm 1939, lấy pháp môn Tịnh Độ tông làm căn bản và chủ trương tu hành tại gia.Đạo Hòa Hảo khuyên tín đồ vừa học Phật vừa tu nhân để tạo nên công đức. Có công đức để trở thành bậc hiền nhân. Song, họ đặc biệt yêu cầu tín đạo phải tu nhân, cho rằng việc tu hành phải dựa trên đạo đức, trước hết đạo làm người: Thiên kinh vạn điển, hiếu nghĩa vi tiên (Không có tu nhân thì không thể học Phật, hoặc học Phật mà chẳng tu nhân thì cũng vô nghĩa); Dụng tu Tiên đạo, tiên tu Nhân đạo; Nhân đạo bất tu, Tiên tu viễn ký (Muốn tu thành Tiên Phật trước hết phải tu đạo làm người, đạo người mà không tu thì Tiên Phật còn xa vời). Đạo Hoà Hảo chủ trương tu tại gia hơn là đi lễ chùa. Họ chủ trương giúp đỡ người nghèo hơn là cúng tiền xây chùa hay tổ chức lễ hội tốn kém. Những buổi lễ được tổ chức rất đơn giản và khiêm tốn, không có ăn uống, hội hè. Lễ lộc, cưới hỏi hay ma chay không cầu kỳ như thường thấy ở những tôn giáo khác. Họ cho đó là những sự phung phí thay vì dùng tiền đó dể giúp đỡ những người thực sự cần đến.

    Chính vì những tiêu chí trên đã làm cho bản thân tôi rất ngưỡng mộ đạo Hòa Hảo. Khi có dịp quay về An Giang Long Xuyên mà sống với người dân ở vùng này mới thấy được sự lợi ích của Đạo Hòa Hảo. Rất gần gũi, rất thân thương quí Đạo Hữu à. Hễ nghe nơi nào có người cần giúp là họ chạy ùa tới giúp. Họ là ai ? Là những tín đồ Hòa Hảo nói xa chứ họ là những người nông dân chân lấm tay bùn đầy lòng nhiệt huyết. Nơi nào xây nhà thì họ lại làm không công thậm chí góp tăng nguyên vật liệu. Nơi nào có đám cưới hay đám tang hay bất kì việc gì cần giúp thì có họ. Đó là điểm nổi bật của người tín đồ Hòa hảo và điểm cho ta lấy đó mà học tập.

    So với giáo lý của Thiền hay Tịnh được biên chép thành kinh điển thì họ cũng có kinh điển riêng của họ tuy nhiên kinh điển của họ là những dạng thơ, văn vần rất dễ thuộc rất ăn sâu vào lòng người đặc biệt là người dân quê.Thậm chí là những bài sấm những câu dân ca ê a rất mộc mạc Các bạn có một lần về miệt Long Xuyên sẽ cảm nhận hình ảnh đẹp của 1 bác nông dân đi cày mà để cái máy cassette kết bên với giọng tụng đọc của giáo lý Hòa Hảo. Hình ảnh đó đẹp làm sao. Khi vào nhà người dân nào ở Long Xuyên cũng nghe những câu kệ câu kinh của Phật giáo Hòa Hảo.

    Tôi nhiều chuyện quá rồi. Thôi tôi xin nhường lời lại cho những pháp âm hôm nay tôi mang đến cho quí vị đó là những quyển sách nói mp3 do tôi sưu tập được về Phật giáo Hòa Hảo. Kính biếu lên chư vị. Tất cả những quyển sách này do thầy Huệ Duyên tụng. Giọng của thầy tụng rất hay rất truyền cảm. Một trong những quyển đặc sắc nhất là Ánh Sáng Từ Bi hay Hiển Đạo do thầy tụng.

    Do file âm thanh rất lớn nên tôi upload (gửi) lên trang mediafire.com cho quí vị Cái tôi gửi dưới đây là dạng link ( liên kết) để quý vị bấm vào đó mà download về máy.

    Đây là link:

    Ánh sáng từ bi
    http://www.mediafire.com/?f63fobn910utgu7#2

    Đâu là phàm thánh
    http://www.mediafire.com/?ilixrcrdz88qqy8#2

    Đã chết mà sống
    http://www.mediafire.com/?rit2ct66z6kasit#1

    Đêm Liên Hoa
    http://www.mediafire.com/?t9s3w7zwl9nbh9h#2

    Đường giải thoát
    http://www.mediafire.com/?p84n31b6e56v9e4#1

    Đời mạt pháp
    http://www.mediafire.com/?7r5cexeurp12qcq#1

    48 LỜI NGUYỆN PHẬT A DI ĐÀ

    http://www.mediafire.com/?4xynr9qhkmudttp

    Con thuyền Đại đạo
    http://www.mediafire.com/?ffs7qshq7ekzcb8

    Hỏi quê nhà
    http://www.mediafire.com/?hnuhpo2pzw6odx5

    Hồng danh sám hối
    http://www.mediafire.com/?gaoqstq2djjd4h7


    Kinh A Di Đà Diễn kệ
    http://www.mediafire.com/?kg5t8oy8pxccl4e

    Kinh Di Giáo
    http://www.mediafire.com/?dik010s1n8rq9iv

    Kinh Dược Sư
    http://www.mediafire.com/?3gpsc99o7zjg5xw

    Kinh niệm Phật ba la Mật
    http://www.mediafire.com/?b1vxgq75vqlwtdf

    Kinh sám hối diệt tội
    http://www.mediafire.com/?i75yg2qv13g970k#1

    Kinh Phật Đảnh Tôn Thắng
    http://www.mediafire.com/?3mqq1f25s9a4voy#2

    Kinh Thiện ác nhân quả
    http://www.mediafire.com/?n8u5z6iayjbnrpa#2

    Kinh Thủ Lăng Nghiêm
    http://www.mediafire.com/?ibz6j0i504c0s72#2

    Kinh địa Tạng
    http://www.mediafire.com/?vzxmxvu1cprgtb4#2


    Liên Hoàn Sám nguyện
    http://www.mediafire.com/?o6ux2d6s8h52e39


    Là Phật Tử
    http://www.mediafire.com/?x6775pkth723493#2

    Lời Vàng trong mộng
    http://www.mediafire.com/?xz92zhfkmk8d8ug#2

    Mục liên sám pháp
    http://www.mediafire.com/?0cb8xl7z0b09a5j#2

    Rằm tháng 10
    http://www.mediafire.com/?c6888yc771djlm7

    Thần cơ Thất luật
    http://www.mediafire.com/?g2i21ip6n6vxh2p#2

    Từ bi thủy sám
    http://www.mediafire.com/?vk7j8e29volmm9n#1

    Quí vị nào chưa quen với cách download từ mediafile .Xin quí Đh bấm vào đây http://vn.360plus.yahoo.com/baconoi2...le?new=1&mid=2

  8. #8
    Totha_Lien
    Guest

+ Trả lời Chủ đề

Tag của Chủ đề này

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình