+ Trả lời Chủ đề
Trang 10 của 14 Đầu tiênĐầu tiên ... 8 9 10 11 12 ... CuốiCuối
Kết quả 91 đến 100 của 134

Chủ đề: Từ cuộc đời... đến TOTHA

  1. #91
    thientam
    Guest

    Re: Từ cuộc đời... đến TOTHA

    Nguồn gốc Kinh Đại thừa
    Sau hơn 500 năm kể từ khi Phật nhập diệt, Phật giáo Đại thừa mới bắt đầu xuất hiện và từ đó những bộ phái khác đều bị Phật giáo Đại thừa gọi chung là Tiểu thừa.

    Phật giáo Nguyên thủy, còn gọi là Nam tông, Theravada không công nhận danh xưng Tiểu thừa và phản bác: “Kinh Đại thừa không phải là lời Phật dạy”. Những luận cứ sau đây biện minh cho nhận xét trên.

    Luận cứ 1: Hoà thượng Walpola Rahula của Phật giáo Nguyên thủy nói: “Có người nghĩ rằng: ‘Tánh Không’ mà ngài Long Thọ nói, hoàn toàn là giáo lý Đại thừa. Thật ra ngài căn cứ vào lý Vô ngã và Duyên khởi, đã có sẳn trong kinh Pàli để viết ra”.

    Có một lần đại đức Ananda hỏi Đức Phật: “Người ta nói về chữ ‘Không’, vậy ‘Không’ là gì? Đức Phật trả lời: Nầy Ananda, ‘Không’ là không có bản ngã, cũng không có bất cứ điều gì liên quan với bản ngã trên đời nầy. Đo đó, thế gian là vô ngã”.

    Ngài Long Thọ chỉ dựa vào hai giáo lý trên khi ông viết quyển sách nổi tiếng “Trung quán luận”, Madhyamika-karika.

    Luận cứ 2: Trong sách “Bát Nhã Tâm kinh giảng giải” Dalai Lama nói: “Trong các lần kết tập chỉ có 5 bộ Nikãya và 4 bộ A-hàm mà thôi, hoàn toàn không có kinh của Đại thừa”. Nhận định trên của ngài Dalai Lama có nghiã là kinh Đại thừa là do tăng sĩ sáng tạo sau nầy.

    Luận cứ 3: Theo sách “Sự hình thành Đại thừa” của J. O’ Neil, Kinh Đại thừa xuất hiện khoảng 100 năm trước công nguyên. Như vậy kinh Đại thừa là do các tăng sĩ viết ra sau nầy, vì không còn ai sống sót để ghi lại lời của Phật, sau hơn 500 năm, kể từ khi Phật nhập diệt.

    Luận cứ 4: Khi cố gắng nhớ để ghi lại lời dạy của Phật, thì chỉ có thể ghi lại một cách tóm lược, ngắn gọn vài trang, giống như kinh Nguyên thủy, chớ không thể ghi lại một cách chi li, đầy đủ từng chi tiết, trường giang đại hải như kinh Đại thừa. Cụ thể là bộ kinh Đại Bát nhã có tất cả là 600 quyển, Kinh Hoa Nghiêm có 80 quyển. Thời gian thực hiện tất cả các bộ kinh nầy cũng phải là vài chục năm, vượt quá thời lượng của các lần kết tập. Do đó nếu nói kinh Đại thừa là do tăng sĩ kết tập là không hợp lý.

    Luận cứ 5: Nói rằng kinh điển được Phật dạy theo thứ tự của “Ngũ thời Phật giáo” ?. Thế nhưng trong các lần kết tập, tăng chúng chỉ ghi lại kinh A Hàm trong thời kỳ A Hàm thời mà không nói gì đến các thời kia như: Hoa Nghiêm thời, Phương Đẳng thời, Bát Nhã thời, Pháp Hoa thời. Như vậy “Ngũ thời Phật giáo” là không có cơ sở để tin được.

    Luận cứ 6: Nói rằng kinh Đại thừa là do Bồ tát Di Lặc, Văn Thù kết tập và truyền lại cho cao tăng như: ngài Mã Minh, Long Thọ, Vô Trước, Thế Thân… Dẫn chứng nầy quá thần bí, vì hai Bồ tát trên là vô hình, vô tướng.

    Luận cứ 7: Từ ngữ Đại thừa, Mahayana và Tiểu thừa, Hinayana chỉ tìm thấy trong các kinh sách khoảng 600 năm, sau khi Phật đã nhập diệt hơn 500 năm. Như vậy đức Phật không có nói hai từ ngữ trên.

    Luận cứ 8: Kinh Nguyên thủy và kinh Đại thừa đều do tăng chúng viết ra. Sự khác biệt giữa hai loại kinh nầy là:

    * Kinh Nguyên thủy là do các tăng sĩ kết tập, ghi lại lời dạy của Phật một cách trung thực, không thêm, không bớt cho nên gọi là kinh Nguyên thủy. Trong khi đó thì …

    * Kinh Đại thừa là do tăng sĩ hậu sinh, sau hơn 500 năm, tự ý triễn khai giáo lý của Phật tùy theo sự hiểu biết cá nhân, thêm điều nầy, bớt đoạn kia và vì không không do tăng sĩ kết tập cho nên kinh Đại thừa rất mâu thuẫn, khi nói có, khi nói không, khi thực, khi hư.

    * Thí dụ về sự mâu thuẫn: Trong kinh Tứ niệm xứ, Phật giáo Nguyên thủy ghi là: Quán pháp như pháp, còn Phật giáo Đại thừa ghi là: Quán pháp vô ngã. Như vậy “pháp” chỉ vô ngã, chớ không vô thường hay sao?

    * Thí dụ về sự suy diễn: Phật dạy là: “con người có Lục thức”. Đại thừa suy diễn để thêm 4 thức nữa thành 10 thức. Bốn thức đó là: Manas, Alaya, Amala và Hridaya.

    * Thí dụ về Thần chú: Thần chú là linh ngôn, mật ngữ không thể sửa đổi âm thanh. Thế nhưng thần chú: Gate, Gate, Paragate, Parasamgate, Boddhi Svaha bị đổi thành: Yết đế, Yết đế, Ba la yết đế, Ba la tăng yết đế, Bồ đề tát bà ha.

    Luận cứ 9: Theo kinh Hoa Nghiêm, phẩm Thế giới thành tựu, Bồ tát Phổ Hiền nói: “Thần lực Như Lai tạo lập thế giới”. Thế nhưng đạo Phật không chấp nhận sự hiện hữu của Thượng Đế toàn năng đã tạo dựng ra vũ trụ và muôn loài. Như vậy kinh Hoa Nghiêm không phải là lời dạy của Phật, vì trái ngược với giáo lý của Phật.

    Luận cứ 10 Theo kinh Nguyên thủy, Phật là vị A la hán đã đắc đạo, khi còn tại thế gian. Ngược lại theo thuyết “Tam thân Phật” của Đại thừa, Phật Thích Ca đã là Phật từ vô lượng kiếp và ngài nhập thế là để hoá độ. Nếu như vậy thì Phật Thích Ca đã biết là phải: “tu hành như thế nào ?”. Ngài đâu cần phải: “6 năm khổ hạnh rừng già để tầm đạo”. Do đó thuyết “Tam thân Phật” là không hợp lý, là do tăng sĩ Đại thừa tạo dựng.

    Luận cứ 11 Thời đại của đức Phật, con người còn mộc mạc, chất phát, ngôn từ ít ỏi cho nên Phật dạy Sổ tức thiền, Minh sát thiền, Vipassana … đơn giản và dể hiểu. Ngược lại Đại thừa có cách tu thiền: Tứ vô sắc định với bốn đẳng cấp là: Không vô biên xứ định; Thức vô biên xứ định; Vô sở hữu xứ định; Phi tưởng, phi / phi tưởng xứ định (đtyl, 49). Thật là phức tạp và khó hiểu để tu tập đối với Phật tử của 2600 năm về trước ???. (t.n.x.78)

    Luận cứ 12 Kinh Nguyên thủy dùng tiếng Pàli, lời văn bình dị. Kinh Đại thừa dùng tiếng Sanskrit, văn hoa bóng bẩy, với nhiều huyền nghiã và ẫn dụ. Tại sao kinh sách trong các lần kết tập đều bằng tiếng Pàli mà không bắng tiếng Sanskrit?. Đó là vì khi xưa Phật giảng dạy bằng ngôn ngữ Pàli cho nên kinh Nguyên thủy chỉ dùng tiếng Pàli để ghi lại mà thôi.

  2. #92
    thientam
    Guest

    Re: Từ cuộc đời... đến TOTHA

    Luận cứ 13: Theo trang mạng của Thư viện Hoa sen: Tôn giả Ma Ha Ca Diếp đề cử tôn giả A Nan Đà kết tập kinh điển và được đại chúng nhất trí. Tôn giả A Nan Đà lần lượt kết tập các kinh sau đây: Tăng nhất, Tăng thập, Đại nhân duyên, Tăng kỳ đà, Sa môn quả, Phạm động và những kinh Phật thuyết giảng cho Tỳ kheo,Tỳ kheo ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di. Những kinh dài kết tập thành một bộ gọi là Trường A hàm. Những kinh trung bình kết tập thành một bộ gọi là Trung A hàm. Những kinh nói cho nhiều đối tượng như: Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di được kết tập thành một bộ gọi là Tạp A hàm. Những kinh lần lượt nói từ một pháp tăng dần đến mười pháp kết tập thành một bộ gọi là Tăng nhất A hàm. Các kinh nói bao quát nhiều vấn đề thành một bộ gọi là Tạp tạng.

    Thế rồi tôn giả Ma Ha Ca Diếp tuyên bố: Chúng ta đã kết tập xong giáo pháp. Từ nay những gì Phật không chế định thì không được tùy tiện chế định, những gì Phật đã chế định thì không được vi phạm. Chúng ta phải kính cẩn học tập những gì Phật đã chế định.

    Đây là các tài liệu cổ nhất, đánh dấu bước đầu hình thành Chánh tạng Pàli. Tạng kinh nầy là căn bản cho Phật giáo Nguyên thủy. Hoàn toàn không có Tạng kinh của Đại thừa.

    Luận cứ 14: Điều ngự giác hoàng, Trúc lâm Đại đầu đà Trần nhân Tông không tin kinh: A Di Đà và kinh Vô lượng thọ là lời Phật dạy, qua hai câu sau đây của bài phú “Cư trần lạc đạo”:

    Tịnh độ là lòng trong sạch, chớ còn ngờ hỏi đến Tây phương Di Đà là tính sáng soi, mựa phải nhọc tìm về Cực lạc.

    Luận cứ 15: Kinh Tứ niệm xứ, tụng bản 3, (Tứ niệm xứ, 241,243) có câu: “vô sở ý, bất khởi thế gian tưởng, dĩ bất khỏi tưởng tiện vô bố úy, dĩ vô bố úy tiện vô dư, dĩ vô dư, trừ khử loạn tưởng tiện Niết bàn”.

    Câu kinh trên có khí vị như “Tâm kinh Bát Nhã”. Đó là: “tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng cứu cánh Niết bàn”. Như vậy phải chăng “Tâm kinh Bát nhã” nói riêng và kinh Đại thừa nói chung được suy diễn từ kinh Nguyên thủy ?. (T.n.x. tr. 37)

    Luận cứ 16: Nalinaksha Dutt viết: “Tập kinh Saddharmapundarika, thuộc kinh Pháp hoa của Đại thừa, dùng hai lời tuyên bố của Phật trong kinh Nguyên thủy để chứng minh kinh Đại thừa là lời dạy của Phật”.

    * Lời tuyên bố thứ nhất của đức Phật, sau khi giác ngộ là: Phật ngần ngại không biết nên truyền thuyết giáo pháp cho đại chúng hay nhập Niết bàn? (Tăng sĩ Đại thừa giải thích là: giáo lý Đại thừa quá cao siêu nên Phật mới ngần ngại). * Lời tuyên bố thứ hai của đức Phật là: Phật giảng chánh pháp không nhất luật phải như nhau. (Tăng sĩ Đại thừa giải thích là: Phật muốn giảng dạy giáo lý Nguyên thủy trước, rồi kế đó, đổi lại, giảng giáo lý Đại thừa sau).

    Cách giải thích như trên để chứng minh kinh Đại thừa là lời Phật dạy rất mơ hồ, không rõ ràng, vì hai câu trên có thể giải thích theo nhiều ý nghiã khác nhau.

    Luận cứ 17: Tiến sĩ Suzuki viết: “Đại thừa không phải là lời dạy chính xác của đức Phật, nhưng các tăng sĩ Đại thừa rất hãnh diện về sự kiện nầy, vì đó là một sức mạnh tôn giáo linh động. Như vậy nào có quan hệ gì vấn đề Đại thừa là lời dạy chính xác hay không chính xác của Phật”. Luận Luận cứ 18: J.R. O’Neil viết: “Kinh của Đại thừa hoàn toàn khác hẳn về văn phong, âm điệu, nhưng chúng được nhiều người theo phong trào mới chấp nhận là “Phật ngôn” vì nhiều lý do. Thứ nhât, họ tin rằng đức Phật vẫn hiện hữu, cảm nhận được qua các trạng thái nhập thiền và mộng tưởng và đã giảng các bộ kinh đó. Thứ hai, chúng được xem như sản phẩm từ các tuệ giác Bát Nhã cũng có một căn bản như các bài pháp của đức Phật. Thứ ba, về sau nầy, nhiều người Đại thừa lại tin rằng các kinh đó là lời giảng của đức Phật, nhưng đã được dấu đi tại quốc độ của các loài thần rắn (Naga, Long vương), cho đến khi nào loài người có thể nhận thức được tầm mức quan trọng của kinh thì mới thỉnh được chúng, qua năng lực trong lúc tham thiền.

    Luận cứ 19 Ngài Thế Thân, Asanga viết quyển sách: “Pháp tướng Duy thức học” rất nổi tiếng. Ngài đã làm cho Phật giáo Đại thừa phát triễn mạnh mẽ vào thế kỹ thứ 4 và chính ngài cũng từ bỏ Phật giáo Nguyên thủy để tu hành theo Phật giáo Đại thừa. Để biện minh cho nguồn gốc kinh Đại thừa, ngài nói: “Có thể kinh Đại thừa là do một vị nào đó ?. viết ra … và vị đó ?. ắt hẳn đã chứng quả Bồ đề như Phật Thích Ca và như vậy kinh Đại thừa cũng phải được xem như là lời Phật dạy”.

    Câu nói trên của cao tăng Thế Thân chứng tỏ là ngài cũng không thể khẳng định kinh Đại thừa là lời Phật dạy, mặc dù ngài sinh trưởng rất gần với thời đại của đức Phật.

    Kết luận:

    Tăng sĩ Nguyên thủy có đầy đủ lịch sử, kinh sách, tài liệu đề chứng minh kinh Nguyên thủy là lời dạy của Phật. Tôn giả Ma Ha Ca Diếp và A Nan Đà kết tập lời Phật dạy một cách trung thực, không thêm, không bớt để hoàn tất giáo pháp và luật lệ tu hành của đạo Phật. Trong lần kết tập thứ hai, giáo pháp (Dhamma) bị tách ra làm hai và được sắp xếp lại cho thứ tự, gọn gàng trong 3 tạng Pitaka (basket). Đó là: Tạng kinh (Suttanta), tạng vi-diệu (Abhidhamma) và tạng luật (Vinaya). Đó là Tam tạng Pàli. Trong các lần kết tập kế tiếp, chỉ có tạng luật bị thay đổi chút ít để thích nghi với điều kiện sinh sống và hoàn cảnh xã hội thời bấy giờ. Chánh tạng nầy là căn bản tu học của đạo Phật Nguyên thủy.

    Tăng sĩ Đại thừa không có chứng cớ cụ thể nào để chứng minh kinh Đại thừa là lời dạy của Phật, ngoại trừ những dẫn chứng siêu nhiên, thần bí như đã nói trong luận cứ số 6 và 18. Ngay cả cách tu hành cũng không làm theo lời dạy của Phật như: ăn chay thay vì ăn mặn, đọc kinh bằng tiếng điạ phương thay vì tiếng Phạn (Pàli), mặc y phục khác biệt vân vân. Kinh Đại thừa là do tăng sĩ suy diễn sâu rộng lời dạy của Phật. Nhờ đó triết lý Phật học trở nên linh động và phong phú hơn. Tiêu biễu là: “Trung quán luận” và “Duy thức học”. Kinh Đại thừa cũng giới thiệu nhiều vị Phật và Bồ tát. Các vị Phật và Bồ tát nầy trở thành đối tượng cho việc thờ phượng, giúp thành công trong việc truyền bá Phật giáo Đại thừa.
    http://www.daophatngaynay.com/vn/kin...-Dai-thua.html

  3. #93
    ngocdiep
    Guest

    Re: Từ cuộc đời... đến TOTHA

    "Tri kiến và Tư duy đúng"...Rất là hay và thật là ý nghĩa, cám ơn bài viết của Totha_Lien đã nhấn mạnh điều nầy đã giúp cho mọi người cùng thức tỉnh, không bị lôi cuốn một cách vô thức (không dùng ý thức suy xét lại), mê hoặc bởi những trích dẫn dán mác là : "Lời Phật dạy...Tổ này truyền...Vị đạo sư nầy nói..." rồi máy móc thực hành theo những tà kiến hình thức thì sao mà giác ngộ?. Cám ơn bạn thientam đã trích dẫn những minh chứng rất logic, rất khách quan về ý nghĩa của việc "Tri kiến và Tư duy đúng" trên con đường tu tập chánh pháp mà đức Phật đã dạy từ ngàn xưa, nay bị con người thêm, bớt, suy diễn...Cám ơn quý vị đã cùng nhau tạo duyên lành giúp bảo vệ chánh pháp được lưu truyền cho nhân loại mãi mãi, công đức thật là vô lượng...

  4. #94
    kieukhuynh45
    Guest

    Re: Từ cuộc đời... đến TOTHA

    Đúng vậy bạn ngocdiep ạ. Lâu nay không có dịp lên mạng, trưa rãnh rang lướt web, đọc được những bài viết của mục nầy hay quá. trước đây thật lòng mà nói mình là một tín đồ ngoan đạo của Phật giáo thậm chí là cuồng tín...Chỉ biết mỗi việc là đi chùa suốt để được gặp Phật, vái lạy Phật, tôn kính Phật, thầy giảng sao nghe vậy, chỉ sao làm vậy không dám thắc mắc hay ý kiến gì cả, tất cả chỉ là sự dạ, vâng cúi đầu khéo nép như một đứa trẻ ngoan hiền khuôn mẫu. Về nhà sưu tầm nhiều sách vở và tài liệu trên internet, nhiều bài giảng của các thầy nói về đạo Phật. Đọc xong, nghe xong mình cảm thấy nhiều quan điểm không phù hợp, không khớp với nhau...Trong lòng mình luôn khấn nguyện ước mong một ngày nào đó được tìm học được đúng chánh pháp, có lẽ trời phật đã chứng giám cho lòng thành mộ đạo, cơ duyên sao mình vào được trang totha.vn, càng đọc mình càng mê mẫn, càng bị lôi cuốn bởi những bài bài cáo thực tế của những anh chị học viên xa gần cùng những lý luận rất khoa học của Thầy, khiến tôi hoàn toàn bị thuyết phục, do ở phương xa không có điều kiện trực tiếp đến đăng ký học nhưng tâm thành nguyện của con luôn hướng về Totha Chân-Thiện-Mỹ. Có một lần duyên lành sao khiến tôi gọi điện gặp được Thầy với giọng nói ấm áp từ bi, Thầy giảng giải cho tôi rất tận tình về những ghi vấn mà tôi từng ấp ủ từ bấy lâu, trong tôi cảm thấy bừng sáng và vô cùng hoan hỉ, có lẻ thần lực của tôi còn quá thô kệch so với tuệ quang hùng vĩ của Thầy hay sao tự nhiên khiến tôi im khớp không dám hỏi thêm nữa mặc dù trước đó tôi đã chuẩn bị rất kỷ trước khi mạnh dạn gọi điện gặp Thầy. Nhờ Thầy khai minh, nhờ sự đóng góp bài viết của các bạn trong gia đình Totha Chân-Thiện-Mỹ giờ đã giúp tôi "Chánh Tri Kiến và Tư Duy" trong việc tu học Phật Pháp Nguyên Thuỷ, điều mà từ lâu nay tôi luôn ấp ủ tìm cầu, xin thành kính tri ân. Cầu mong cho mọi người đều tỏ ngộ, trong đó còn có gia đình tôi, bạn bè tôi hiện vẫn vướng vào mê lầm sắc tướng để tìm cầu rất nhiều, đúng như nhận xét của bạn ngocdiep là cứ hể lời trích dẫn nào được dán mác là : "Lời Phật dạy...Tổ này truyền...Vị đạo sư nầy nói..." là mọi người đều bị mê dấn vào mà không hề suy xét đúng sai, chính tôi ngày xưa cũng vậy thậm chí lời dạy căn bản đầu tiên trong Bát Chánh Đạo là "Chánh Tri Kiến và Tư Duy" tôi hiểu rất là mơ hồ thì thử hỏi sao mà tránh được si mê...

  5. #95
    Totha_Nam
    Guest

    Re: Từ cuộc đời... đến TOTHA


    Hôm qua một thành viên em đã gửi mail chúc mừng chủ đề đạt đến 15.000 được Quí Vị ghé thăm.

    Nguyện đem công đức có được này xin hồi hướng đến tất cả Quí Vị và tất cả chúng sinh còn đang ở bên kia bờ chưa giải thoát

    A DI ĐÀ PHẬT

  6. #96
    Totha_Nam
    Guest

    Re: Từ cuộc đời... đến TOTHA


    Vọng tưởng điên đảo từ đây mà có

    Não bộ không tạo ra suy nghĩ từ chỗ không có gì. Nó phải được mình cho ăn một cái gì đó để sử dụng làm nguyên liệu cho việc tạo ra suy nghĩ.
    Nguyên liệu là những gì mình đã cho nó ăn trong quá khứ. Nếu mình không cho nó ăn bằng từ ngữ, không cho nó ăn bằng chấp trước, bằng nắm giữ, bằng mong muốn, bằng giận - vui - buồn - thương thì mình vui sống biết chừng nào
    Từ nhỏ đến lớn mình được gia đình & cuộc sống đã huấn luyện như vậy được cho ăn no như vậy rồi hành xử như vậy cho nên mới luân hồi khổ đau là như vậy


    Đọc nhiều, biết nhiều, viết nhiều, đôi khi có những chứng đắc nho nhỏ cũng nhiều
    Nhưng liệu mình sống được với nó là bao nhiêu*?!

  7. #97
    Totha_Nam
    Guest

    Re: Từ cuộc đời... đến TOTHA



    Quán chiếu:
    Khi lần đầu tiên mình xuất hiện ở cõi ta bà này mình hoàn toàn đầy đủ phước báu tròn đầy như hình tròn màu xanh.

    Sau nhiều đời nhiều kiếp tạo nghiệp sâu dày cho nên phước báu chỉ còn lại rất ít, mà ngược lại tội nghiệp thì nhiều hơn*(hình 2 kế tiếp) *

    Nếu sống không có tu tập không chuyển nghiệp thì càng đời càng sau đời cuối thì cuộc sống chỉ còn lại tròn đầy nghiệp lực mà không còn tí phước báu nào giống như hình 3 màu đỏ

  8. #98
    Totha_Nam
    Guest

    Re: Từ cuộc đời... đến TOTHA


    Tìm lại tiền kiếp xưa.
    Thiện Tâm


    http://nangluongcuocsong.com.vn/Read...-kiep-xua.html

  9. #99
    Totha_Nam
    Guest

    Re: Từ cuộc đời... đến TOTHA

    Không có gì đáng sợ khi bị nghiệp lực chi phối
    Không có gì đáng sợ khi cái này cái kia bỏ mình ra đi
    Không có gì đáng sợ khi mình sinh ra không được như mọi người
    Không có gì đáng sợ khi mình còn thiếu thốn chưa đầy đủ*
    Không có gì đáng sợ khi mình còn chưa giải thoát
    Điều đáng sợ nhứt là mình không chịu đi ra với cái suy nghĩ không đúng, rồi mình tự đày đọa mình trong cái mớ suy nghĩ đó

  10. #100
    Totha_Nam
    Guest

    Re: Từ cuộc đời... đến TOTHA

    Quị Vị đã từng theo dõi những bài pháp của Hòa Thượng* THÍCH-GIÁC-HẠNH
    Để trả lời câu hỏi về việc con chó tây mà đòi ăn canh bầu biết ăn canh khổ qua mà chúng tôi đã post lúc trước lý đó tại làm sao xin theo dõi tiếp
    *- Đề tài: Tâm Sanh Các Pháp Sanh
    Qúi Vị sẽ rõ



+ Trả lời Chủ đề
Trang 10 của 14 Đầu tiênĐầu tiên ... 8 9 10 11 12 ... CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình