+ Trả lời Chủ đề
Kết quả 1 đến 5 của 5

Chủ đề: Xót xa nhìn trẻ mầm non ăn cơm với… dế mèn

  1. #1
    Totha_Lien
    Guest

    Xót xa nhìn trẻ mầm non ăn cơm với… dế mèn

    Bữa cơm trưa của học sinh mầm non ở điểm trường số 1, thuộc trường mầm non Tuổi Hồng (xã Đắk Rơ Wa, TP Kon Tum) là cơm trắng, lá sắn non nấu mì tôm. Em nào "tươm tất" hơn thì có con dế mèn, cá suối.


    Thêm vào đó, điểm trường này không có điện, nước và cơ sở vật chất rất thiếu thốn.

    Điểm trường số 1 của trường mầm non Tuổi Hồng là một phòng học nhỏ, nằm bên cạnh 2 phòng của học sinh tiểu học. Học ở ngôi trường cách trung tâm TP Kon Tum chưa đầy 5km, học sinh nơi đây hàng ngày phải ngồi học trong cảnh nóng bức vì không có điện, không đảm bảo vệ sinh vì không có nước rửa.

    Tất cả học sinh mầm non của điểm trường số 1 có 23 em từ 3 - 5 tuổi được ghép chung lại thành một lớp, 100% em là người đồng bào dân tộc Bahna. Hàng ngày, các em được cha mẹ gửi từ khoảng 7h sáng tới chiều tối thì đón về. Mỗi sáng, các em đi học đều mang theo một cặp lồng cơm để trưa ở lại ăn tại trường.






    Các em đi học đều mang theo cặp lồng cơm để ăn trưa tại trường.

    Có chứng kiến tận mắt mới thấy nhói lòng khi nhìn các em học sinh ở đây ăn cơm. Vì ăn, ngủ, học chỉ có 1 phòng duy nhất nên tới bữa ăn các em cùng tụm năm, tụm ba ra ngoài hành lang ngồi ăn. Mỗi em một cặp lồng cơm được cha mẹ chuẩn bị cho từ trước giờ lên lớp. Em có thìa xúc từng muỗng đưa vào miệng, có em dùng tay bốc, rón. Nhưng nhìn trong cặp lồng cơm tất cả đều là… cơm trắng. Có em may mắn hơn thì thức ăn là mì tôm nấu lá sắn non, có em thức ăn ngon nhất tôi nhìn thấy là hai con cá bằng hai ngón tay.


    Lá sắn non nấu với mì tôm là món thường ngày của học sinh mầm non nơi đây.


    Cô Y Huynh - giáo viên lớp mầm non này cho biết: “Tội các em lắm, vì gia đình của các em hầu hết đều là những hộ nghèo, có những em ngày nào đi học cũng chỉ là một cặp lồng cơm trắng cứng không nuốt nổi, có em nào tốt hơn thì có được miếng thịt, con cá”.

    Cô Huynh cho biết, trong tất cả các học sinh ở đây, thì hoàn cảnh khó khăn nhất là em A Bú (3 tuổi), hàng ngày cứ chiều chiều là em đòi về trước theo mẹ đi đào con dế, để “mai mang lên lớp ăn”.

    “Muốn là muốn có nước, có điện, bữa cơm có miếng thịt cho các em bớt khổ, mới tí tuổi mà ăn uống ăn toàn lá sắn sao mà lớn được” - cô Huynh mong mỏi.

  2. #2
    Totha_Lien
    Guest

    Re: Xót xa nhìn trẻ mầm non ăn cơm với… dế mèn

    Trong tất cả những cặp lồng cơm, đây có lẽ là cặp lồng cơm ngon nhất.

    Không chỉ ăn uống thiếu thốn, các học sinh ở đây đều phải chịu cảnh không điện, không nước. Cô Huynh cho biết, từ tết đến nay điện có được khoảng 2 tuần thì mất, cả phòng có 1 cái quạt nhưng vì không có điện nên để trên điểm trường chính. Mỗi buổi trưa trời nóng bức cô đều dùng quạt tay cho từng em, đến khi nào các em ngủ say thì thôi.



    Trải những manh chiếu rách để ngủ trưa, không có chăn, các em dùng áo lót làm gối.
    Thêm vào đó, tại điểm trường không có giếng nước, mỗi sáng cô Huynh đều phải ra giếng nhà dân xin nước về cho học sinh rửa và lau phòng nhưng “có hôm họ không cho vì sợ tốn điện”.



    Chậu nước lẫn cả cát mà cô giáo Huynh xin được từ nhà dân về cho các học sinh sử dụng.

    Trao đổi với PV Dân trí, cô Diệp Thị Thúy - hiệu trưởng Trường mầm non Tuổi Hồng cho biết: “Toàn trường có 1 điểm trường chính và 4 điểm trường phụ, chỉ có trường chính là cơ sở vật chất khá hơn. Tất cả các điểm trường phụ đều chưa có giếng nước và nhà vệ sinh”.

    Để giải quyết vấn đề nước uống, cô Thúy cho biết phải “vận động phụ huynh khi đưa con đi học mang theo bình nước”. Những khó khăn này cô Thúy đã kiến nghị lên Phòng Giáo dục nhưng chưa được giải quyết.

    http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen...men-716286.htm

  3. #3
    DongTam
    Guest

    Re: Xót xa nhìn trẻ mầm non ăn cơm với… dế mèn

    'Thức ăn biết nói' - Dự án từ thiện độc đáo và thiết thực

    Xót xa trước hoàn cảnh của những gia đình nghèo chật vật kiếm bữa ăn để duy trì sự sống nhưng không có bữa nào no đủ hay giá trị trên 10.000 đồng, nhóm tình nguyện Tri-F Team đã thực hiện một dự án vô cùng ý nghĩa.

    Food Talks (Thức ăn biết nói) là một dự án được triển khai bởi các teen tới từ các trường THPT trên thành phố Hà Nội như: Hà Nội – Amsterdam, Chuyên Ngoại ngữ, Chu Văn An, Đoàn Thị Điểm... Với mục đích thu thập nguyên liệu, thức ăn không sử dụng tới từ các nhà hàng, khách sạn lớn mang về chế biến lại và chuyển tới cho người nghèo, trải qua hơn 1 tháng thực hiện, dự án đã thu nhận được những kết quả vô cùng ý nghĩa. Vừa tránh việc lãng phí thực phẩm tại các nhà hàng lớn vừa giúp người lao động có những bữa ăn cải thiện hơn, Food Talks đã làm thay đổi suy nghĩ và hành động của một bộ phận không nhỏ học sinh sinh viên đang sinh sống trên địa bàn Hà Nội.

    Bạn Nguyễn Trường An (Học sinh lớp 11 Trung, trường THPT Hà Nội - Amsterdam, thành viên nhóm Tri-F Team) chia sẻ: "Quả thật qua hơn 1 tháng làm việc và triển khai dự án, chúng tớ đã học được rất nhiều bài học hữu ích từ việc sử dụng nguồn thức ăn dư thừa qua để chế biến lại phân phát cho những người nghèo. Thông qua dự án này, chúng tớ muốn truyền tải thông điệp “thức ăn biết nói”: Hãy tiết kiệm, không lãng phí thức ăn và hãy sẻ chia một phần bữa ăn của bạn để đem lại niềm hạnh phúc cho những người khó khăn hơn".

    Cùng xem lại những chặng đường của dự án ý nghĩa Food Talks nhé!



    Chúng tớ chế biến những món đồ ăn rất thơm ngon



    Từ những thực phẩm không dùng đến ở các nhà hàng



    Sau đó mang về học cách nấu nướng



    Để có được những món ăn ngon lành nhất mang tới mọi người

  4. #4
    DongTam
    Guest

    Re: Xót xa nhìn trẻ mầm non ăn cơm với… dế mèn

    {tachtrang}Xem tiếp các bạn đến nơi những bệnh nhân nhiễm HIV giai đoạn cuối nằm điều trị.{/tachtrang}

    Sau đó mang tới khoa dinh dưỡng của bệnh viện 09, nơi những bệnh nhân nhiễm HIV giai đoạn cuối nằm điều trị. Các bệnh nhân ở nơi đây bị hạn chế tiếp xúc nên chúng tớ phải đeo khẩu trang để trò chuyện.


    Chúng tớ còn tới Trung tâm khuyết tật Ngọc Sơn (Chương Mỹ, Hà Nội) để vui chơi và tổ chức bữa ăn trưa cho các em nhỏ bị kém may mắn đang sinh sống ở nơi đây.

  5. #5
    DongTam
    Guest

    Re: Xót xa nhìn trẻ mầm non ăn cơm với… dế mèn

    40% lượng thực phẩm bị phí phạm
    Báo cáo mới nhất công bố ngày 22-11 của Hội đồng bảo vệ tài nguyên thiên nhiên Mỹ uớc tính khoảng 40% lượng thực phẩm có thể ăn được, trị giá đến 165 tỉ đô la Mỹ, bị vứt vào sọt rác mỗi năm.
    Số thực phẩm trên do người tiêu dùng vứt bỏ, không được dùng đến tại các nhà hàng hoặc không được thu hoạch tại các nông trại.

    Trong khi đó, cứ 6 người Mỹ thì có 1 người bị thiếu ăn thường xuyên hoặc không có tiền mua thức ăn.

    Tác giả của báo cáo trên, bà Dana Gunders, nói đa số người Mỹ không nhận thức được vấn đề trên. Bà cho biết nếu mức phí phạm trên có thể nuôi sống đến 66,67 triệu người Mỹ bị thiếu ăn.

    Để giảm tình trạng phí phạm, tổ chức D.C. Central Kitchen đã đi thu nhận thực phẩm dư thừa được hiến tặng bởi các cửa hàng bách hóa, hãng buôn thực phẩm, nhà hàng và nông trại hàng ngày. Số thực phẩm này trở thành bữa ăn miễn phí hôm sau cho những người vô gia cư tại các nhà tạm trú, những trung tâm từ thiện và những khu của người thu nhập thấp.

    Nghịch cảnh thừa mứa và đói khát


    Cứ vào tháng 11 là mọi người ở Mỹ lại nôn nao cho một ngày lễ lớn nhất trong năm - Lễ Tạ ơn. Tục lệ này bắt đầu từ mấy trăm năm trước khi nhóm người di dân đầu tiên vượt qua đói khát, bệnh tật đã trúng vụ mùa nơi vùng đất mới. Sau khi gặt hái thu hoạch, họ làm lễ cảm tạ ơn trên và từ đó đến nay, người Mỹ, những thế hệ người di dân tiếp nối đã có truyền thống làm Lễ Tạ ơn mỗi năm vào thứ năm của tuần thứ tư trong tháng 11.

    40% thức ăn biến thành rác
    Người Mỹ mừng ngày này cùng gia đình và bạn bè quanh một bàn tiệc đầy các món như gà tây quay, khoai lang, rau xanh, sốt cranberry, bánh ngọt, bánh nhân và nhiều món khác.
    Giữa sự thừa mứa này, phần lớn người Mỹ sẽ rất ngạc nhiên khi biết rằng trên thực tế, số thực phẩm bị phí phạm ở Hoa Kỳ nhiều đến mức nào. Theo một bản phúc trình mới, khoảng 40% thực phẩm sản xuất ở nước này mỗi năm cuối cùng bị vứt vào thùng rác.

    Đói khát...


    Ông Gregory Jones mỗi ngày nấu 5.000 bữa ăn cho D.C. Central Kitchen, một tổ chức phi lợi nhuận giúp nuôi ăn những người thiếu thốn. Ông Jones yêu thích công việc này và nói nó đã cứu vớt đời ông. Từng là một người nghiện ma túy, ông đã được đào tạo trong Chương trình Nghệ thuật nấu ăn của Tổ chức Kitchen và đã cai được ma túy từ đó. Ông Jones cho biết: "Ðiều kỳ diệu của công việc này và điều khiến tôi yêu thích công việc này là bạn có thể đền đáp lại những gì mà Thượng đế đã giúp tôi có được".

    Trưởng ban Quản trị Mike Curtin cho biết, câu chuyện của Jones là trọng điểm trong nền tảng hoạt động của tổ chức - phí phạm là sai lầm. Ông Curtin nói: "Sự phí phạm có thể là thực phẩm. Nó có thể là những đầu óc xây dựng. Nó có thể là những cái bếp không được sử dụng một cách hữu hiệu".

    Số lượng phí phạm không thể tưởng tượng được. Một báo cáo mới của Hội đồng Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên uớc lượng, hằng năm số thực phẩm còn tốt nguyên có thể ăn được trị giá tới 165 tỷ usd thường bị người tiêu thụ ở nhà bỏ đi hay không được dùng tới tại các nhà hàng hoặc bị bỏ phí không thu hoạch tại các nông trại. Và báo cáo nêu ra rằng, trong khi số thực phẩm này bị phí phạm thì cứ 1 trong 6 người Mỹ bị thiếu ăn kinh niên hoặc không có tiền để mua thức ăn.

    Nhà khoa học phụ trách dự án của Hội đồng Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên đồng thời là tác giả cuộc khảo cứu Dana Gunders nói đa số người Mỹ không nhận thức được vấn đề này. Bà Gunders cho biết: "Thật là điều đáng kinh động khi nghĩ rằng chúng ta phí phạm nhiều thực phẩm như thế trong khi có thể nuôi ăn chính dân chúng của mình. Chúng tôi ước tính, nếu chỉ giảm thiểu mức phí phạm thực phẩm khoảng 15% thì cũng ngang với số lượng thực phẩm cần để nuôi sống 25 triệu người Mỹ. Những người bị thiếu ăn".

    Hiến tặng đồ dư thừa - Tại sao không?
    Từ hơn 20 năm, Tổ chức D.C. Central Kitchen đã hoạt động để thay đổi tình trạng đó. Những người lái xe hằng ngày đi thu nhận số thực phẩm thặng dư được hiến tặng từ các cửa hàng bách hóa, các hãng buôn thực phẩm, nhà hàng và nông trại. Một chiếc xe tải tiến vào nông trại của ông bà Carl và Carol Brady ở Mitchellville, Maryland để nhận 2 tấn dưa chưa được thu hoạch.Bà Brady cho biết: "Tôi ghét phí phạm và chịu khó thêm một chút là tôi có thể làm một việc tốt bằng cách gom góp số dưa đó lại. Ðem cho thì mất công hơn, nhưng việc đó nằm trong tiến trình. Tôi cần phải đưa số dưa ấy ra khỏi đồng. Nó cần phải đưa đi và sử dụng cho bớt phí phạm".

    ... Và thừa mứa.


    Lượng thực phẩm dư thừa của nhà nông đó trở thành bữa ăn ngày hôm sau khi nó được đưa miễn phí đến các nhà tạm trú của người vô gia cư, những trung tâm từ thiện nuôi ăn được gọi là nhà bếp súp và các chương trình ở trường học như trung tâm huấn luyện sau giờ học mà bà Denise Lacey điều hành tại một khu của những người có lợi tức thấp tại Thủ đô Washington. Bà Lacey bỏ vào đĩa các phần ăn to gồm thịt gà tây nóng, mỳ và sốt cà chua cho các em nhỏ đang chờ được ăn và thường là không biết bữa ăn tiếp theo sẽ ở đâu ra. Bà Lacey nói: "Tôi chọn phục vụ bữa tối bởi vì nhiều em nhỏ trong khu này có thể không được ăn tối khi về nhà".

    Trở lại trụ sở D.C. Central Kitchen, Giám đốc Mike Curtin tóm lược ngày làm việc. Ông nói bằng cách thu góp thực phẩm, tổ chức này cũng thu góp lại những cuộc đời, không riêng cho những người mà họ phục vụ, mà cả cho nhân viên của ông, một số đã trải qua những lúc sa cơ lỡ vận. Ông Curtin cho biết thêm: "Chúng tôi muốn mọi người hiểu để cho người khác đói là điều sai trái đến mức nào, cực kỳ là sai trái.

    Nhưng bằng cách dùng số thực phẩm, chúng ta có thể giải quyết vấn đề đã gây ra tình trạng thiếu ăn và giảm bớt số người đói, chúng ta có thể đạt được sự thành công với tư cách một cộng đồng và trở thành một nơi tốt đẹp hơn". Ðầu bếp Gregory Jones cũng đồng lòng với tư tưởng đó. Ông cho biết: "Tôi đang làm một việc mà tôi vẫn hằng mong muốn. Nó đem lại nụ cười trên gương mặt tôi".

+ Trả lời Chủ đề

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình