+ Trả lời Chủ đề
Kết quả 1 đến 3 của 3

Chủ đề: "luân hồi và tái sinh"

  1. #1
    Totha_Nam
    Guest

    "luân hồi và tái sinh"

    LUÂN HỒI VÀ TÁI SINH
    Tác giả: Ce Hằng Trường


    Thầy được yêu cầu nói về luân hồi và tái sinh. Thầy suy nghĩ nếu mình giảng chuyện thần thoại thì cũng rất là hay. Thầy sẽ kể ra những chuyện luân hồi tái sanh sao đó thì có lẽ thầy sẽ làm cho bác tăng trưởng thêm lòng tin về chuyện Luân Hồi Sanh Tử. Nhưng khi suy gẫm lại thì thầy cảm thấy mình có thể nhìn vấn đề bằng một chiều hướng khác. Chiều hướng này không phải chỉ hiện đại thôi mà còn là nguyên thủy của đức Phật đã dạy. Thầy sẽ bắt đầu bằng những chuyện giản dị trước.

    Chữ LUÂN có nghĩa là cái bánh xe. Bánh xe quay gọi là luân mà bánh xe không quay cũng gọi là luân. Luân diễn tả cái vòng tròn, mà lịch sử cái vòng tròn của bánh xe thì cũng rất lâu mới có, từ thời nguyên thủy tới thời có bánh xe là cả một bước văn minh của nhân loại, không phải có trong 1, 2 ngàn năm mà là mấy chục ngàn năm. Bánh xe đó tượng trưng cho chuyện gì? Nếu mình suy nghĩ sẽ thấy cái đặc biệt của bánh xe là nó tròn, và lúc nào cũng quay được cả, mà quay thì có sự thay đổi. Nên bánh xe tròn, quay được, tức là nói về một sự không ngừng chuyển biến. Chuyển biến này mình gọi là “change” hay dịch, dị. Khi nói Luân Hồi thì mình đang nói về một sự thay đổi không ngừng.

    HỒI là trở lại mà trở lại này mình dịch là cyclical, tức chạy vòng xoắn. Không chạy về chỗ cũ mà chạy vòng xoắn, chạy hoài hoài. Luân hồi có nghĩa là sự sinh hóa của vật chất, chúng sanh đều chuyển biến theo chiều hướng cyclical, tức chiều hướng vòng xoắn. Cái cây từ cái hột mọc lên, ra lá, ra hoa trái. Qua tới mùa hè lá rực rỡ lên, mùa thu đổi mầu để tiếp tục vòng sinh hóa, đến mùa đông thì không còn lá nữa, thu lại để sau đó mùa xuân thì trở lại ra lá hoa. Vòng sinh hóa đó mình gọi là luân hồi, biến chuyển không ngừng. Người tìm ra nguyên lý này không biết là ai cả. Thấy được cái vũ trụ, hoàn cảnh bên ngoài thay đổi không ngừng là một suy nghĩ cực kỳ cao vì không phải là người nào cũng thấy được chuyện đó. Người này phải là thánh nhân, có năng lực quan sát. Khi thấy tất cả mọi chuyện xung quanh, thấy lá hoa, cây thay đổi, cỏ thay đổi, thấy mưa, gió, không khí thay đổi, sau đó họ mới suy ra là con người cũng thay đổi. Người ta thấy được sự thay đổi của con người, từ nhỏ lớn lên già rồi chết nhưng mình không biết được sau khi chết rồi mình có đầu thai làm người mới không thì cái triết lý đó không có, phải mất 1 thời gian rất lâu mới có.

    Hồi xưa người Ai Cập họ không tin rằng có một sự trở về lại. Chữ hồi khác với chữ trở về. Trở về là trở lại còn hồi là theo hình vòng xoắn cứ đi hoài hoài. Người Ai Cập họ nghĩ là sau khi chết mình sẽ lên cõi trên, thí dụ vua là từ ông thần thái dương ra làm người thì khi chết rồi sẽ trở về chỗ ông thần thái dương. Thành ra sự trở về của họ có một ý nghĩ a khác, không phải trở về làm người. Theo đạo Thiên Chúa thì khi chết rồi, mình sẽ lên thiên đường, ở trong chỗ đó luôn, ngừng lại, không trở về. Quan niệm này rất độc đáo vì nó không phải dễ dàng mà có được, phải từ những người có cái nhìn rất sâu sắc. Nhưng sự nhìn của người này cũng giới hạn, chỉ nhìn thấy người ta sống ở thiên đàng mà không thấy sau khi ở thiên đàng chết rồi thì vào đâu. Họ chỉ biết là sau khi chết thì mình sẽ đến một cõi nào đó.

    Quan niệm về sự sống chết này bắt đầu nâng cao, từ cây cối rồi tới con người rồi sau đó con người chết rồi lên thiên đàng.

    Ở Ấn Độ thì họ phát triển triết lý: chết rồi chưa chắc là lên thiên đàng mà có thể mình rơi xuống một cõi nào đó, đầu thai lại. Nhưng mối dây cần thiết trong chuyện này là làm sao mình biết chắc được người đi lên rồi sẽ trở về lại. Sống, chết, đầu thai lại hoặc là mình sinh về trên trời nhưng sinh trên trời rồi cũng có thể đầu thai lại nữa. Đây là triết lý cao hơn một chút. Nhưng làm sao mình biết được chuyện đó. Hồi xưa người ta không chứng minh bằng khoa học gì cả mà chỉ truyền khẩu hằng trăm ngàn câu chuyện. Bây giờ thầy mới đi tìm thí dụ trong đời này về chuyện sống, chết rồi đầu thai lại để nói cho bác nghe.

    Bác nào lớn tuổi mà xem ciné nhiều thì chắc biết tài tử Glenn Ford. Ông này vẫn còn sống, là một tài tử nổi tiếng thời trước, lúc đó thầy còn quá trẻ nên không coi phim của ông. Có một lần đó, ông gặp một BS tâm lý học làm một cuộc thôi miên gọi là “past life regression”, hiện có rất nhiều người học và làm được chuyện này. Thầy có ông bạn người Tàu cũng làm nghề này, ông có thể thôi miên người già cho tới lúc còn 5, 3, 2 tuổi rồi tới lúc chỉ còn là bào thai, đen thui không thấy gì cả, nhưng qua khỏi vùng đó, bác sẽ bắt đầu nói chuyện kiếp trước của bác. Nhưng có người nói được, người không nói được, tùy người. Nhắc lại, ông Glenn Ford được thôi miên. Ông này không tin gì cả, ông nói ông không tin ở chuyện quá khứ, đầu thai. Nhưng ông đã nói ra đến năm kiếp khác nhau trong 5 sessions, 4 kiếp không kiểm chứng được nhưng có 1 kiếp kiểm chứng được. Đó là kiếp trong đó ông nói tiếng Pháp rất hay, một loại tiếng Pháp đặc biệt rất xưa. Khi nghe ông nói tiếng Pháp, BS mới hỏi ông đẻ ở đâu, làm gì thì ông trả lời tôi đẻ ở Paris, làm lính calvary, tức ngự lâm pháo thủ, làm ở triều vua Louis 14. Người ta đã thu lại băng ông nói chuyện. Chuyện này rất đặc biệt vì ông Glenn Ford này cả đời không hề biết tiếng Pháp. Người ta mới bảo ông diễn tả thành phố Paris . Trong lúc bị thôi miên, ông tả thành phố Paris như vậy như vậy... Họ lấy bản đồ thế kỷ 17 so sánh thì có đúng những con đường đó. Nhưng độc đáo hơn là mấy năm sau họ đem băng này nghe lại, trong số người nghe có một chuyên gia về ngôn ngữ Pháp. Ông này rất ngạc nhiên vì accent của ông Glenn Ford này là accent thế kỷ 17 và những danh từ ông dùng cũng là danh từ thế kỷ 17, bây giờ không ai dùng nữa cả. Độc đáo như vậy. Thành ra cái chuyện triết lý hồi nãy mình nói mình đi, sống, chết, đầu thai lại, chuyện đó có thiệt chứ không phải giả.

    Những chuyện này có trong archive on line, cả 2500 câu chuyện, thầy không có thì giờ đọc hết. Trong số những câu chuyện đó, có chuyện bà đó viết sách nói rằng bà bị người ta hành hình thời mấy thế kỷ trước. Mấy thế kỷ sau người ta coi lại sách nhưng không kiểm chứng được nên đem cất vô bảo tàng viện ở nước Áo. Sau có 1 người Tây được thôi miên đi vào kiếp trước nói rằng ngày xưa tôi ở bên Áo, tôi bị hành hành dưới 1 cái nhà thờ có một cái vault, là chỗ để xác chết để ướp hoặc giết người vất trong đó. Họ kiểm chứng lại thì nói bà trên kia chắc có đọc sách rồi giả mạo chuện kiếp trước. Họ không tin vì kiểm chứng lại thấy nhà thờ đó không có cái vault, đồng thời không thể có cái vault này vì nó chưa được làm thời đó mà tới thế kỷ 12 mới được làm ra, vậy là chuyện này không đúng. Nhưng mười mấy năm sau, khi sửa lại nhà thờ đó, người ta đào ra một phần bên cạnh nhà thờ thì thấy có 1 cái vault trong có những xác chết, người ta tin bà là 1 trong những xác đó vì có cả xác đàn bà.

    Bây giờ nếu ngồi nhìn lại thì thấy rằng những vĩ nhân hồi xưa, có rất nhiều người tin vào luân hồi, thí dụ như ông Pythagores là người nói chuyện luân hồi. Ông Benjamin Franklin, là người có hình trên tờ giấy $100 đó bác, là người đặc biệt vì ông tin rằng có chuyện luân hồi. Lúc ông hai mươi mấy tuổi, ông có viết một bài để lên bia mộ là kiếp sau trở lại ông sẽ làm tốt hơn. Tức là chuyện luân hồi tái sanh này có rất nhiều người tin. Ngay ông Einstein cũng nói nếu không tin vào luân hồi thì thế giới này không còn “make sense” nữa. Như vậy chuyện luân hồi phải có cốt tủy gì đó khiến các vĩ nhân phải nghe.



  2. #2
    Totha_Nam
    Guest
    Kiếp luân hồi
    Posted by Thiên Việt
    TÁI SINH Ở PHƯƠNG TÂY (Reborn in the West)

    của Vicki Mackenzie

    - Nguyên Ngọc chuyển Việt ngữ

    Vào một buổi chiều lười biếng ở Sydney, tôi mở Tivi và thấy chương trình Oprah Winfrey đang tranh luận về kiếp trước kiếp sau, cuộc tranh luận rất sôi nổi. Đây là một “talk show” của Mỹ. Khách mời là Dr. Hazel Denning, bác sĩ phân tâm học, là một phụ nữ có tuổi, thông minh, ăn nói rất lưu loát và là sáng lập viên của hội Association for Past life and Therapies (Hội Nghiên cứu kiếp trước kiếp sau để ứng dụng vào việc chữa trị). Là một người tiền phong trong lãnh vực này, bà đã đi nhiều nơi trên thế giới thuyết giảng về luân hồi.

    Ngoài tài ăn nói rõ ràng lưu loát về đề tài luân hồi, về vấn đề kiếp trước ảnh hưởng đến kiếp hiện tại, bà còn là một bác sĩ tâm lý trị liệu rất giỏi. Tôi nghĩ công trình nghiên cứu của bà về luân hồi vào khoa tâm lý trị liệu ở Tây phương sẽ là những tài liệu quý báu cho tôi, nên tôi tìm cách hội kiến với bà.

    Máy bay hạ cánh xuống một phi trường nhỏ ở miền Nam California. Giáo sư Denning thân hành ra đón tôi. Người nhỏ thó, lưng thẳng đi đứng nhanh nhẹn tuy đã ngoài tám mươi. Bà ung dung lái xe về nhà ở Riverside, nơi sản xuất cam nổi tiếng của Cali. Trong căn phòng làm việc của bà treo đầy bằng cấp, chứng chỉ : hai bằng tiến sĩ, hai bằng thạc sĩ, bằng cấp cử nhân và rất nhiều văn kiện chứng thực bà rất uyên bác về khoa thôi miên và khoa cận tâm lý (Parapsychology).

    Trong hai ngày tôi ở lại nhà bà, bà kể cho tôi nghe về công việc của bà và giải thích lý do bà chọn công việc này. Từ hồi nhỏ, giáo sư Denning hay thắc mắc muốn tìm hiểu “tại sao” về việc này việc nọ, tại sao con người phải chịu khổ đau. Bà không tin đó là ý Chúa (God). Bà cho là tin như vậy có vẻ không hợp lý.

    Năm ngoài hai mươi tuổi, tình cờ bà được đọc một cuốn sách về luân hồi. Bà vui mừng,”Ôi chao ! Tôi đã tìm được giải đáp cho những thắc mắc của tôi rồi. Tôi quá đổi vui mừng và suy nghĩ : cuối cùng thì tôi cũng tìm được một lời giải hợp lý, có thể lý giải được tất cả những bất công của thế gian”.

    Hồi đầu thì bà chưa tin lắm. Bà tìm đọc những tài liệu xưa để xem những thức giả đời trước nghĩ sao về luân hồi, và khám phá ra rằng tất cả những tôn giáo lớn trên thế giới đều tin luân hồi kể cả Thiên chúa giáo cho đến năm 533 sau Tây lịch, thì một ông vua La Mã và bà hoàng hậu cấm không cho nói đến luân hồi nữa. Có hai giáo hoàng bị giết vì muốn giữ đoạn nói về luân hồi trong kinh sách. Ít người biết biết đến dữ kiện này. Cũng không mấy ai biết chuyện những cha cố ngày xưa như cha Origin và ông thánh Augustin đều tin có luân hồi. Bà nói, “Vậy những người nào nói rằng tin có luân hồi là trái với giáo điều Thiên chúa giáo là không biết những chuyện này”. Bà càng thích thú hơn khi khám phá ra những nhân vật nổi tiếng từ cổ chí kim đều tin có luân hồi, từ Plato, Aristotle, Socrates đến Henry Ford, Gladstone, Thomas Edison, đại tướng Patton và nhiều người khác nữa. Bà áp dụng những hiểu biết về luân hồi vào khoa chữa bệnh tâm thần để tìm hiểu nguyên do sâu xa do đâu mà bệnh nhân dường như sống ở một thế giới khác, hay có nhiều sợ hãi vô lý (phobia).

  3. #3
    Totha_Nam
    Guest
    Tôi nóng lòng muốn biết giáo sư Denning làm sao dung hòa được hai vai trò có vẻ trái ngược, vai trò của một bác sĩ tâm thần và vai trò của một người dùng thuật thôi miên đưa bệnh nhân trở về kiếp trước. Làm sao bà có thể chấp nhận lối giải thích của các bác sĩ tâm lý trị liệu hiện nay dùng chữ nghiệp (karma) để giải thích rằng những gì xảy ra trong đời này đều do nghiệp chướng đương sự đã tạo nên từ nhiều đời trước.

    Giáo sư Denning không tin môi trường sống là tác nhân chính ảnh hưởng đến cách hành xử của một người. Bà công nhận hoàn cảnh bao quanh đời sống cũng đóng một vai trò khá quan trọng nhưng không phải là yếu tố chỉ huy. Theo bà thì mục đích của đời sống ở thế gian là để tu tâm hướng thượng. Một người tái sanh ở lại cõi trần là để thanh toán, thành tựu những gì mình làm dang dở trong những kiếp trước. Bà nói có những đứa trẻ sanh ra với một bản tánh yêu đời, đứa khác thì hay cáu giận, tức là mang theo chủng tử của kiếp trước.

    Theo bà thì số phận (destiny) của mỗi người không thể thay đổi được những phước báu của cha mẹ hay môi trường chung quanh có thể làm cho đời sống của người ấy thoải mái hơn hay khó khăn hơn.

    Vì thế giáo sư Denning quyết định trở nên một nhà thôi miên chuyên nghiệp. Bà muốn dùng thuật thôi miên đưa bệnh nhân trở về sống lại kiếp trước của mình. Bà rất cẩn trọng, tỉ mỉ và trung thực trong công việc này. Bà không tìm cách khống chế tư tưởng của bệnh nhân. Bà nói ngày trước trong khoa thôi miên người ta thường dạy phương pháp gợi ý cho bệnh nhân (post-hypnotic suggestion) dùng những câu như “Không được ăn thức ăn này. Thức ăn này ghê lắm v.v…”. Tôi không dùng phương pháp ấy, trái ngược với nguyên tắc của tôi. Tôi tìm được cách riêng của tôi mà không cần khống chế tâm ý của bệnh nhân. Vì thế tôi muốn dùng cụm từ “đổi đời” (altered state) thay vì hai chữ thôi miên”.

    Năm 1980 bà lập hội “Association for Past Life Research and Therapies” và vui mừng thấy hội phát triển nhanh hơn dự tính, vì số người tin và muốn tìm hiểu luân hồi ngày càng đông. Bà khẳng định rằng khoa hướng dẫn bệnh nhân nhớ lại kiếp trước (Past Life Therapy) trở nên một dụng cụ hữu hiệu trong khoa tâm lý và y khoa toàn diện – chữa trị cả thân và tâm. Đường hướng này không những phát triển nhanh ở Mỹ mà còn lớn mạnh ở các nước khác trên thế giới. Bà được mời đi nói chuyện nhiều lần ở Á châu và ở trường đại học Ultrecht của Hòa Lan, một trường đại học xưa nhất, mà cũng là trường đại học đầu tiên có giảng dạy môn cận tâm lý (parapsychology).

+ Trả lời Chủ đề

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình