Xin chào bạn Lê Thái Hằng,

Gia đình Totha xin trân trọng đón nhận những thắc mắc của bạn, dựa trên những điều bạn quan tâm chúng tôi xin chia sẻ và phúc đáp như sau:

1. “Theo nhu cac anh chi bao cao thi duong nhu viec tap luyen cua cac anh chi hoc vien co ket qua rat la than ky, khai mo tam thuc that la nhanh nhu vay co nguy hiem khong, co hop ly khong vi de dat duoc nhung ket qua nhu vay thi mot nguoi phai tu nhieu kiep moi thanh loc duoc nhung nghiep chuong ma Thay goi la nang luong den tu vo thuy den nay nhung cac anh chi tap chi 1, 2 tuan hay 1, 2 thang la da co the tay (thanh loc) duoc nang luong den do du rang la khong phai la sach hoan toan ngay duoc. Vay co phu hop Nhan Qua khong.”

Đầu tiên, chúng ta xét sơ lược về luật Nhân Quả:
• Nhân nào sẽ sinh quả ấy
• Nhân phải nhờ đến sự trợ giúp của duyên để sinh ra quả
• Nhân xấu sẽ ra quả xấu, nhân tốt sẽ sinh quả tốt, tuy nhiên chúng ta có thể tạo duyên lành để triệt tiêu dần quả xấu, không tạo điều kiện cho quả xấu sinh ra.

Nghĩa là: Nhân (hạt giống/mầm móng) + Duyên (điều kiện thuận lợi) = Quả (kết quả của hạt đã gieo trồng)

Do vậy, Phật học đã chỉ cho con người cách để đạt được điều tốt đẹp, đó là tu tập (chỉnh sửa – tập luyện) để hướng về điều tốt, chỉnh sửa thân tâm mình hài hòa với vạn vật, mục đích là tạo những điều kiện (duyên) để tránh những Quả xấu và làm tăng trưởng Quả tốt.

Với cách tiếp cận theo hướng khoa học thì: Mỗi người chúng ta đều là 1 bản thể trong vũ trụ, đều có tác động với vật chất xung quanh và đều chịu sự tác động của vạn vật. Mọi hành động, suy nghĩ tốt xấu đều làm ảnh hưởng đến những trường năng lượng xung quanh và được ghi nhận lại bởi những năng lượng tích tụ đó, như phát hiện gần đây của các nhà khoa học về hạt của Chúa – khi ta thực hiện 1 việc gì thì ở 1 không thời gian nào đó sẽ lưu giữ lại việc đó và nó sẽ tái hiện vào một thời điểm thích hợp. Do vậy, với cách này, thì Nhân Quả chính là những trường năng lượng xung quanh do ta đã tạo ra, sẽ tác động ngược lại bản thể của chính mình vào một thời điểm nào đó, chứ hoàn toàn không một người nào đứng ra ghi nhận lại để mang ra xử tội hay bắt đền tội, mà chính mỗi người phải tự chịu trách nhiệm cho hành động của mình (mà trong Phật học còn gọi là Nghiệp).

Những bài tập của Totha hướng đến việc khai mở năng lượng tâm thức trong mỗi con người (nguồn năng lượng tiềm ẩn rất lớn mà ai cũng có nhưng do vô minh che lấp đi từng ngày bởi cuộc sống mưu sinh và những tàng thức – nghiệp lực nhiều đời) để giúp con người tránh được biến cố thể kỷ và sau đó là giúp cho việc tu tập tiến hóa. Để đạt được điều đó thì chúng ta phải chỉnh sửa dần để Thân Khẩu Ý được hài hòa, Trí Tâm Thể được hợp nhất…

Có thể hiểu rằng khi Thân Khẩu Ý ngừng không làm điều dữ tạo ác nghiệp, khi Trí sáng suốt không còn làm điều sai chân lý, Tâm yêu thương trải rộng hơn thì đồng nghĩa bản thể chúng ta đang dần hài hòa, cân bằng cùng vũ trụ, vì đó mới phù hợp với quy luật tự nhiên (bản thể Phật tánh – tự tánh – tánh tự nhiên của mỗi người) lúc đó con người hoàn toàn tự tại, không bị tác động bởi những ô trược cuộc sống (sẽ tìm thấy sự an lạc và hạnh phúc trong chính nội tâm của mình), khi con người sống hài hòa với vạn vật thì sẽ không bị những tác động trái ý mình từ xung quanh (sẽ gặp may mắn) giống như ngày xưa có câu: “Thuận Thiên đắc Đạo, thuận Địa đắc Nhân, thuận Nhân đắc thành). Khi tập luyện để làm chủ được các giác quan của mình (gồm mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) thì con người sẽ ít bị tác động, che mờ bởi những năng lượng đen, năng lượng rối xung quanh, do vậy mà trí tuệ được phát sinh, nên trong công việc sẽ hanh thông, và đạt được kết quả tốt hơn (thành công trong công việc xã hội, lẫn hạnh phúc gia đình). Đó là một số lý giải vì sao các học viên Totha cảm thấy thoải mái, hạnh phúc và có những kết quả bất ngờ sau khi tập luyện. Những điều này hoàn toàn không tự nhiên mà có, đều do công phu chỉnh sửa Thân Tâm mỗi người, hướng về Chân – Thiện – Mỹ để tạo những duyên lành và dĩ nhiên quả gặt sẽ là quả tốt (như lý giải đoạn trên), do vậy không can thiệp vào luật Nhân Quả mà hoàn toàn áp dụng vào nguyên lý của luật Nhân Quả (tạo những điều kiện thuận lợi cho nhân lành sinh ra quả tốt, tạo điều kiện để kiềm hãm và chuyển hóa Nhân xấu tiêu trừ dần để tránh sinh quả xấu).

Đức Phật Thích Ca ngày xưa cũng bằng con đường tu tập tiến hóa và hoàn toàn có thể giác ngộ giải thoát trong 1 kiếp. Sau đó trong hơn 49 năm hành đạo, Người đã giúp đỡ (độ) được hơn 2400 người chứng được quả A-la-hán (Diệt Thọ Tưởng Định) mặc dù họ xuất thân từ nhiều thành phần khác nhau, có cả những người từ thành phần thấp, với nghề nghiệp không được lương thiện như kỹ nữ, tướng cướp. Dưới sự dẫn dắt của Đức Phật Thích Ca và công phu tu tập, họ đã chuyển hóa nhân xấu quả xấu thành nhân tốt quả tốt trong 1 kiếp người để chứng được Thánh quả mà không cần đợi nhiều đời nhiều kiếp mới thanh lọc được tàn dư của nghiệp từ kiếp trước.

Cũng giống như trường hợp ngài Ubali (1 trong 10 Đại đệ tử của Đức Phật Thích Ca) dù xuất thân từ giai cấp Thủ Đà La (giai cấp nô lệ, được cho là hạ tiện nhất xã hội Ấn Độ thời bấy giờ) đã qua được 4 tầng thiền định (Tứ Thánh Đế) nhanh nhất (trong gần nửa giờ cắt tóc cho Đức Phật). Do từ nhỏ Ubali không phạm giới, khi giới luật giữ được thì thân tâm sẽ thanh tịnh, vì vậy mà dễ dàng đi vào Chánh Định, nhờ đó Tuệ Giác sẽ khai mở, thấu quán được quy luật tự nhiên của vạn vật (Chư hành vô thường Ấn, Chư Pháp vô ngã Ấn, Niết Bàn Tĩnh-Tịnh-Không) thì sẽ giải thoát được. Cũng giống như chúng ta, nếu cố gắng không làm điều có hại cho người và vật (Ngũ giới trong Phật học) cộng với siêng năng thực hiện việc mang lợi ích cho mọi người (Thập thiện nghiệp trong Phật học) thì đó chính là điều kiện cần (duyên) giúp chúng ta chuyển hóa dần những việc xấu đã gây ra trước đó để thanh lọc cho Thân Tâm dần thanh tịnh mà không đợi phải qua nhiều đời nhiều kiếp.

Thế nên, mỗi người trong chúng ta dù trước đây vô minh hay sai lầm (nhân xấu) đều bình đẳng như nhau trên con đường giác ngộ và hoàn toàn có quyền tự mình chỉnh sửa theo hướng tốt hơn (duyên – điều kiện) để được tiến hóa cao hơn (quả tốt). Điều mà Đức Bổn Sư Thích Ca từng nói: “Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành”.

2. “Thay cung khai mo nhung luan xa ma Thay goi la nhung huyet dao tiep thu nang luong vay co nguy ,nhu nhung bai canh bao tren mang cho nguoi tap khong”



Những bài tập của Totha diễn tiến theo trình tự logic sau:
• Khai thông kịnh mạch để giúp máu huyết lưu thông tốt giúp cho việc ngồi tập luyện dễ dàng hơn;
Bài tập ngũ hành tác động lên hệ thống kinh lạc / huyệt đạo (mà bạn đang đề cập là luân xa) giúp cân bằng để chống lại năng lượng đen, năng lượng rối xâm nhập vào bản thể chúng ta trong quá trình tu tập.
• Tập luyện đề đồng bộ Thân Khẩu Ý.
• Thanh lọc thân tâm để hướng về năng lượng tinh khiết của vũ trụ.

Ngũ hành giống như hộ pháp của chính bản thân mình, tựa như với Chùa thì có 2 vị Hộ Pháp bảo vệ để những năng lượng rối / năng lượng đen không xâm phạm được vào cửa Chùa, cũng như không xâm phạm được vào những Phật tử… Nên ngũ hành có vững mạnh thì việc tu tập mới không bị cản trở, quấy rối.

Hiện nay, do những biến động (khí hậu, môi trường, thức ăn, năng lượng đen vô hình…) thời kỳ Hạ ngươn mạt pháp làm cho nhân tâm con người dễ đột biến (đột biến tâm thức), nên việc chỉnh sửa để cân bằng các hệ thống kinh lạc (ngũ hành vững mạnh), sẽ tạo trường năng lượng tự bảo vệ cho bản thể chúng ta tránh bị những năng lượng xấu tác động là điều rất cần thiết http://www.totha.vn/introduce.php. Do vậy, ngoài việc làm cho bản thể tròn sáng cân bằng, Totha không hướng về việc khai mở luân xa với mục đích tiếp thu năng lượng, vì khi tu tập để chỉnh sửa cho bản thể chúng ta được cân bằng, hài hòa, và hướng tâm về điều tốt, thì sẽ tự chiêu cảm và nhận được những năng lượng cũng tròn sáng hài hòa từ tầng thức cao, năng lượng pha lê mang tình yêu thương từ vũ trụ, năng lượng giác ngộ của các bậc minh triết....đúng với câu “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”.