“Đại Bát Nhã quang minh vân”, trí tuệ cùng Bát Nhã có lúc là một ý nghĩa, Bát nhã chính là trí tuệ, trí tuệ chính là Bát Nhã.Nếu như trí tuệ cùng Bát Nhã hai thứ này đều nêu ra, vậy thì không phải một ý nghĩa. Bát nhã gọi là căn bản trí, Trí tuệ gọi là hậu đắc trí. Căn bản trí cùng hậu đắc trí là danh từ của Phật học, dùng lời hiện tại mà nói thì một cái là thể của trí tuệ, một cái là tác dụng của trí tuệ. Bản thể của trí tuệ chúng ta gọi nó là Bát nhã, tác dụng của trí tuệ chúng ta gọi nó là Bát nhã, cho nên trí tuệ cùng Bát nhã hai danh từ này họp lại ý nghĩa chính là như vậy. Vậy thì thể của Bát nhã là gì? Việc này chúng ta không thể không biết, giống như một thân cây vậy, nếu không có gốc thì làm gì có cành lá hoa trái? Bát nhã là bản thể của trí tuệ, chính là căn bản của trí tuệ, còn tác dụng của trí tuệ đó chính là cành lá hoa trái.

Người hiện tại thông minh cực đoan, hôm qua đã nói với các vị rồi, Phật không thể không thừa nhận họ giác, giác chính là có trí tuệ, thế nhưng Phật không thừa nhận họ là chánh giác, vì sao vậy? Chánh giác là họ thật có trí tuệ, trí tuệ chân thật. Người hiện nay không phải chánh giác tuy nhiên thông minh tuyệt đỉnh, nhưng Phật thì không cho rằng họ có trí tuệ, vì họ không có căn bản của trí tuệ, đương nhiên là họ cũng không có cành lá hoa quả của trí tuệ, đây là đạo lý nhất định. Thế nên cái biểu hiện ra của họlà thế trí biện thông, họ có thông minh trí tuệ của thế gian, không phải trí tuệ như trong Phật pháp đã nói, nghĩa là họ không có trí tuệ chân thật trong bổn tánh, họ không kiến tánh, khác biệt ở ngay chỗ này.

Căn bản trí tuệ trong Bát nhã nói rất hay, nếu như các vị hiểu rõ tất cả pháp mà Phật đã nói 49 năm, bạn liền biết được trung tâm của Phật pháp ở chỗ nào. Tất cả pháp do Thích Ca Mâu Ni Phật cả đời đã nói, đại đức xưa Trung Quốc đã đem chia làm năm giai đoạn.

Giai đoạn thứ nhất là Phật giảng Kinh Hoa Nghiêm. Kinh Hoa Nghiêm là Phật giảng ở trong định, khi Thích Ca Mâu Ni Phật mới thành Phật, Ngài ngồi tĩnh tọa nhập định dưới cội Bồ Đề nói ra kinh này,người thông thường chúng ta không thể nhìn thấy.Người thông thường chỉ nhìn thấy Thích Ca Mâu Ni Phật ngồi thiền dưới cội Bồ Đề, không biết được Ngài ngồi đó giảng kinh. Cho nên hiện tại tiểu thừa của Thái Lan, tiểu thừa của Srilanka không thừa nhận Phật giáo đại thừa. Họ cho rằng đại thừa không phải Phật nói, họ chưa từng nghe nói Thích Ca Mâu Ni Phật nói qua Phật pháp Đại thừa, đặc biệt là Kinh Hoa Nghiêm. Căn bản là họ không thể tiếp nhận. Phật giảng kinh này là ở trong nhị thất như phần đầu đã nói, nhị thất là 14 ngày, tham dự pháp hội này không phải là người thông thường, đều là pháp thân đại sĩ thì họ mới có năng lực tiến vào trong cảnh giới định của Thích Ca Mâu Ni Phật để nghe kinh, người khác thì không cách gì vào được. Bạn nói người đó đang nằm mộng, chúng ta có thể có năng lực bước vào trong cảnh giới mộng đó của họ không? Bạn không có được cái bản lĩnh này thì bạn không thể tham gia được pháp hội của họ.

Cho nên pháp hội Hoa Nghiêm là pháp hội của 41 vị pháp thân đại sĩ đến tham dự, đây là bộ đại kinh thứ nhất của Phật. Nội dung bên trong như đã nói, đây là cảnh giới chân thật viên mãn mà Phật đã thân chứng, cũng chính là chân tướng vũ trụ nhân sanh viên mãn tròn đầy, Kinh Hoa Nghiêm đều nói ra hết. Nói xong Kinh Hoa Nghiêm rồi, Thích Ca Mâu Ni Phật biết rõ người thế gian không thể tham dự, không có một người nào có thể lý giải, không những không thể lý giải mà xem cũng không thể xem được, nghe cũng không thể nghe được nên mới xuất định. Xuất định rồi thì Ngài đến Lộc Dã Uyển để độ năm vị Tỳ Kheo, giảng Kinh A Hàm. Kinh A Hàm là kinh tiểu thừa, nói từ nơi căn bản nhất, cũng giống như hiện tại mở lớp học thì trước tiên mở tiểu học. Thế nhưng mục đích của Ngài là mong muốn mọi người đều có thể thấu hiểu cảnh giới của Kinh Hoa Nghiêm, cảnh giới cứu cánh viên mãn, chân thật tuyệt diệu của nhân sanh. Ngài dạy chúng ta hiểu rõ việc này nhưng chúng ta không thể tiếp nhận, chúng ta không hiểu.

Cho nên Phật bồi dưỡng chúng ta từ từ. Mở lớp tiểu học A Hàm 12 năm, sau đó tiếp đến Phương Đẳng. Phương Đẳng thì giống như trung học, Phương Đẳng 8 năm. Sau Phương Đẳng thì nâng cao lên là Bát Nhã, Bát Nhã thì giống như Đại học, thời gian này là dài nhất: 22 năm. Sau cùng là Pháp Hoa, Pháp Hoa cũng là 8 năm. Tổng cộng 49 năm. Các vị thử tưởng tượng xem, trong 49 năm thì kinh Bát Nhã đã giảng 22 năm, mất hết nữa đời người để giảng Bát Nhã, vậy là hiểu rõ Bát Nhã chính là trung tâm của Phật pháp.

Bát Nhã là trí tuệ, chúng ta đem Kinh Bát Nhã mà Phật đã giảng 22 năm này tổng kết lại, tổng quy nạp lại xem Bát Nhã nói cái gì? “Bát Nhã Vô tri, vô sở bất tri, vô tri tựu thị căn bản trí”, chính là vừa rồi chúng ta đã nói: Đại Bát Nhã Quang Minh Vân Vô Tri. Vô tri khởi tác dụng là vô sở bất tri, vô sở bất tri chính là Đại Trí tuệ Quang Minh Vân. Khi Vô tri không khởi tác dụng, thì cái tâm này giống như một tấm kính vậy, trong sạch rõ ràng không nhiễm một trần, tâm phải như tấm kính vậy, tâm phải như nước vậy. Bạn xem chúng ta cúng Phật, đồ cúng Phật thì rất nhiều, nhưng quan trọng nhất chính là nước. Trong nhà chúng ta có một Phật đường, hiện tại có những người ở phòng chung cư không được thuận tiện cho việc thắp hương, phòng thì rất thấp, thắp hương thì trong phòng bị ô nhiễm, người khác ngưởi thấy cũng rất khó chịu. Cho nên có thể không cần thắp hương, cũng có thể không thắp đèn, cũng có thể không cúng các loại hoa, thế nhưng mức độ thấp nhất cũng phải cúng dường một ly nước.

Ý nghĩa của việc cúng nước là gì? Là biểu thị Đại Bát Nhã Quang Minh Vân. Biểu thị tâm của chúng ta phải trong sạch như nước vậy, cúng một ly nước trong biểu thị tâm phải bình đẳng giống như nước, không khởi sóng dậy. Đây chính là căn bản trí, là đại biểu căn bản trí, nước đó không phải để Phật, Bồ Tát uống. Bạn nói tôi cúng Phật một ly nước trong, cúng Phật Bồ Tát thì là sai, không phải vậy, đây là để cho chính chúng ta khi xem thấy ly nước này thì phải nghĩ đến tâm của chúng ta phải trong sạch như nước, phải bình đẳng giống như nước vậy.

Chúng ta nhìn thấy cái ly nước này, liền phải nghĩ đến tâm của ta phải trong sạch như nước, phải bình đẳng như nước.Nước biểu thị cái ý như vậy, đây là Phật dạy cho chúng ta dùng phương pháp này mỗi giờ mỗi phút nhắc nhở chính mình. Đây là nghệ thuật giáo học của Ngài, không cần dùng lời nói, không cần dùng văn tự, để bạn nhìn thấy thì có thể biết được, thể hội ở tâm. Liên quan đến những công cụ này, ở phần sau cùng, ý nghĩa của nước biểu thị, chúng ta còn sẽ giảng giải lại cho mọi người. Cho nên cầu trí tuệ đến nơi đâu mà cầu vậy? Trước tiên cầu Vô tri. Trung Quốc thời xưa cùng giáo học của Phật pháp có rất nhiều chỗ chân thật là không hẹn mà lại gặp nhau, đủ thấy cổ thánh tiên hiền của Trung Quốc thật có trí tuệ cao độ. Khổng Tử, Mạnh Tử cùng Thích Ca Mâu Ni Phật chưa hề gặp mặt nhau, nhưng phương pháp lý luận giáo học của các Ngài có rất nhiều chỗ giống nhau, việc này người xưa chúng ta gọi là “cái thấy của anh hùng đều là như nhau”. Tuy là chưa hề thấy mặt nhau, nhưng cái thấy, cách nghĩ, cách làm rất là hợp nhau.

Cẩn dịch: Vọng Tây Cư Sĩ

Biên tập: Phật tử Diệu Hiền

(Còn tiếp)