Trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng vậy (khoa học, tâm linh, tôn giáo), nghiên cứu hay phân tích cũng như đánh giá một vấn đề gì, hãy chớ nên vội vàng theo tư kiến riêng mình sẽ dễ dẫn đến biên, thủ kiến mà ta hãy tri kiến và tư duy đúng đắn (chánh) đối chiếu trên, dưới, trước, sau một cách rõ ràng mạch lạc cùng thành tựu thực tế - thực tế chính là thước đo chân lý - ta ắt biết nhận thức, hành trình đi đến...của mình là đúng, sai minh bạch.

Cuộc hành trình nơi cõi giả
Mỗi người theo mỗi ngã
Ai tìm ra chân lý
Người ấy đi đúng đường

1/- Trong bài viết của mình về nội dung 'Thần thông không thắng được luật nhân quả', ý từ phân biệt rõ ràng, chẳng thể lý ý so sánh thần thông và nhân quả như bạn minhtriet đề cập.

2/- Bạn có thể chỉ rỏ giúp tôi và mọi người cùng đối chứng thực tế hiện có chân sư nào dùng thần thông giúp mọi người thoát được luật nhân quả, cụ thể : không còn u tối, mê muội, đau khổ, tai nạn, bạo bệnh,...?

3/- Bạn xem lại quan điểm của mình quy đồng thần thông bao gồm huệ thông?!! đồng nghĩa cõi Atula (Thần thông cấp trung), Trời (Thần thông cấp cao) bao gồm huệ thông A La Hán?!!

4/- Ta cần phân biệt việc giữ gìn đạo đức trong đời sống và hạnh tu tập huệ đức (trì giới + phát tâm từ bi cứu độ) khác hẵn xa cả ý nghĩa lẫn sự hành trì....

5/- Ta cũng cần phân biệt Trí Huệ và Trí Tuệ. Đã thành tựu Trí Huệ tức là đã thành tựu Giới-Định-Tuệ, tức Trí-Tâm đã hoà hợp đồng thể tính tự nhiên (tự tính).

6/- Ta cần xem lại cụm từ 'giác quan chân ngã' mà bạn minhtriet sử dụng, theo pháp lý giác ngộ (phật pháp), thì khi tu tập thành tựu thánh quả A La Hán (Diệt Thọ Tưởng Định) các giác quan thông thường (nhận từ lục căn) để giao thức cùng lục trần phóng chiếu vượt qua tam cõi, đó chính là tuệ giác thành tựu thì mới không còn vướng mắc vô ngã nữa, tức là trực nhập tựu trung chân ngã (Niết Bàn tịnh tĩnh không).

7/- Trong kinh đại thừa nói về Thập đại đệ tử Phật :

Thập đại đệ tử (zh. 十大弟子, bo. ཉན་ཐོས་ཉེ་འཁོར་བ ུ་) là mười đệ tử quan trọng của Phật tổ Thích-ca Mâu-ni, hay được nhắc nhở trong kinh sách Đại thừa (sa. mahāyāna):
1. Ma-ha-ca-diếp (zh. 摩訶迦葉, sa. mahākāśyapa, bo. འོད་སྲུང་ཆེན་པོ་): Đầu-đà (tu khổ hạnh) đệ nhất, được xem là Sơ tổ Thiền tông Ấn Độ; ông là người yêu cầu mở đại hội kết tập kinh điển lần đầu tiên của Phật giáo.
2. A-nan-đà (zh. 阿難陀, sa. ānanda, bo. ཀུན་དགའ་བོ་): Đa văn đệ nhất, người “nghe và nhớ nhiều nhất”, được xem là Nhị tổ Thiền tông Ấn Độ. A-nan-đà hay được trình bày trong tranh tượng đứng bên cạnh Phật cùng với Ma-ha-ca-diếp; tuy là Đa văn đệ nhất nhưng sau khi Đức Phật Niết-bàn ông mới chứng quả A-la-hán rạng sáng ngày kết tập kinh điển đầu tiên.
3. Xá-lợi-phất (zh. 舍利弗, sa. śāriputra, bo. ཤཱ་རིའི་བུ་): Trí huệ đệ nhất, đệ tử quan trọng nhất của Phật trong các kinh Tiểu thừa (sa.hīnayāna); trước khi xuất gia, ông là một luận sư nổi tiếng trong giáo đoàn Bà-la-môn.
4. Tu-bồ-đề (zh. 須菩提, sa. subhūti, bo. རབ་འབྱོར་): Giải Không (sa. śūnyatā) đệ nhất. Tu-bồ-đề thường xuất hiện trong kinh điển hệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
5. Phú-lâu-na (zh. 富樓那, sa. pūrṇa, bo. གང་པོ་): Thuyết Pháp đệ nhất;
6. Mục-kiền-liên (zh. 目犍連, sa. mahāmaudgalyāyana, bo. མོའུ་འགལ་གྱི་བུ་): Thần thông đệ nhất, hay đi đôi với Xá-lợi-phất; sau khi xuất gia được 7 ngày ông đã đoạn trừ hết các lậu hoặc, chứng quả A-la-hán (阿羅漢; sa. arhat, arhant; pi. arahat, arahant)
7. Ca-chiên-chiên (zh. 迦旃延, sa. katyāyana, bo. ཀ་ཏྱའི་བུ་): Biện luận đệ nhất;
8. A-na-luật (阿那律, sa. aniruddha, bo. མ་འགགས་པ་): Thiên nhãn đệ nhất;
9. Ưu-ba-li (優波離, sa. upāli, bo. ཉེ་བར་འཁོར་): Giới luật đệ nhất;
10. La-hầu-la (羅睺羅, sa. rāhula, bo. སྒྲ་གཅན་འཛིན་): Mật hạnh đệ nhất, ông cũng là người con duy nhất của Thái tử Tất Đạt Đa (sau này thành Phật, hiệu là Thích Ca Mâu Ni)

8/- Câu chuyện qua sông không nói nhân vật là đức Phật, mà nói chung là một vị sư (người tu hành) của bất kỳ tôn giáo nào, miễn sao vị ấy tường minh Diệu Lý Tánh Không.

Cuộc hành trình nơi cõi giả
Mỗi người theo mỗi ngã
Ai tìm ra chân lý
Người ấy đi đúng đường


Chúc mọi người thành công trên con đường tiến đến bờ giác của mình.