+ Trả lời Chủ đề
Kết quả 1 đến 10 của 19

Chủ đề: ''Cô gái vong hành'' và những khả năng kỳ dị

Hybrid View

  1. #1
    htvthuc
    Guest

    Phân biệt Đúng/Sai !

    Trích lại một đoạn bài viết của Totha-Kien : "Trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng vậy (khoa học, tâm linh, tôn giáo), nghiên cứu hay phân tích cũng như đánh giá một vấn đề gì, hãy chớ nên vội vàng theo tư kiến riêng mình sẽ dễ dẫn đến biên, thủ kiến mà ta hãy tri kiến và tư duy đúng đắn (chánh) đối chiếu trên, dưới, trước, sau một cách rõ ràng mạch lạc..."

    1/- Phân biệt Ngôn từ và Đối tượng :

    - Khi viết chữ trái táo hoặc trái cóc hay quả mơ,...mà không thể nói rằng đây là trái táo hoặc trái cóc hay quả mơ,..Đó là Biên Kiến.

    - Khi quan sát một bức tranh vẽ trái táo hoặc trái cóc hay quả mơ,... mà không thể nói rằng đây là trái táo hoặc trái cóc hay quả mơ,.. Đó là Biên Kiến.

    - Khi quan sát hoặc ngửi hoặc nếm hoặc ăn trái táo hoặc trái cóc hay quả mơ,...mà cho rằng đang ăn chữ hay hình vẽ của trái táo hoặc trái cóc hay quả mơ,.. Đó là Mê Kiến.

    Cũng chính vậy danh từ sự giàu sang hay tính từ thần thông (tôi có thần thông, tôi tu thần thông, tôi luyện thần thông,...) không quy đồng với đối tượng người giàu có hay người có thần thông, người tu thần thông,...Xét về ngôn từ hay văn từ - sản phẩm quy ước (ký ước) thông tin của con người - không nói là thiện/ác, đúng/sai, tốt/xấu,...Nhưng xét đối tượng :

    - Tiền lập khái niệm (ngôn từ, văn tự, biểu tượng) [Nhân] cho đến khi xác lập thông tin [Qủa] - thì tính tất yếu của quy luật tự nhiên - đó chính là sự tương tác (của đối tượng biểu thị) với môi trường sống [Hành vi hay Nghiệp] và mang hai thuộc tính (nhị nguyên) là đúng/sai, chánh/tà, thiện/ác,...

    Vì vậy xét riêng vấn đề sự giàu sang hay thần thông xét về ngôn từ hay biểu tượng - ký ước thông tin - không có chánh tà đó là điều hiển nhiên. Nhưng khi xét đối tượng tiền lập khái niệm (trước kia anh làm giàu hay có thần thông bằng cách nào) để xác lập thông tin (là anh giàu hay có thần thông) có nằm ngoài quy luật tương tác của hai mặt đối lập hay không?...

    2/-Chuyện mù tả voi : Ngụ ngôn tương thích cho sự Biên Kiến, Mê Kiến của con người hình thành nên những quan điểm sai lầm cố chấp (Thủ Kiến) dẫn đến Khổ (zh. 苦, sa. duḥkha, pi. dukkha) nói theo giáo lý giáo lý Phật học. Tiện xin trích dẫn đoạn bài kệ thực tế của Totha_Kiên :

    Cuộc hành trình nơi cõi giả
    Mỗi người theo mỗi ngã
    Ai tìm ra chân lý
    Người ấy đi đúng đường


    Tranh luận mãi trong biên, mê kiến chỉ là cái khổ của sự mù suốt mà thôi, hãy thắp đuốc mà soi quán rõ ràng để thấy ra chân lý.

    3/- Từ ngàn xưa đức Phật đã tiên tri thời hạ ngươn mạt pháp, giáo lý của người sẽ bị hiểu sai ngày càng nhiều, thậm chí pha trộn nhiều tà pháp lẫn lộn, có cả người trong bổn đạo (ma vương sai khiến). Vì vậy ta cần phân biệt chánh/tà pháp một cách rõ ràng chứ không vội vàng biên kiến cho rằng thầy A hay thầy B, C,...giảng không đúng rồi suy ra đạo phật nầy nọ...Trong bài viết của Totha_Kien đã có trích dẫn một phần nội dung của bản kinh nguyên tác :

    [Này các Kàlàmas, chớ để bị dẫn dắt bởi những lời đồn hay bởi truyền thống, chớ để bị dẫn dắt bởi những lời người khác nói, chớ để bị dẫn dắt bởi những gì ghi lại trong Kinh điển, bởi lý luận hay suy diễn, bởi xét đoán bề ngoài, bởi tán thành một lý thuyết nào đó, bởi lòng tôn trọng "vị Sa môn này là Thầy ta". Mà này các Kàlàmas, khi các vị tự mình biết rõ: "Những pháp này là bất thiện, những pháp này đáng bị khiển trách và bất lợi". Lúc ấy các vị hãy từ bỏ chúng... "Và này các Kàlàmas, khi nào các vị tự mình biết rõ: “Những pháp này là thiện, những pháp này là không lỗi và có lợi”, lúc ấy các vị hãy tiếp nhận và an trú trong pháp đó". Tăng Chi Bộ Tập I].

    Ngoài ra đức Phật còn dặn dò các đệ tử hãy bám sát ý gốc của Phật học từ nội dung của Tứ Pháp Y và Tam Pháp Ấn để không lầm Phật Pháp biến tướng bởi Tà Kiến Biện Thông, gây nên khổ nạn lớn (mê hoặc) cho thế hệ tu tập hậu sinh, hậu quả không lường...

  2. #2
    Nguyen XY
    Guest

    Re: ''Cô gái vong hành'' và những khả năng kỳ dị

    Đọc câu chuyện cô gái bị vong hành và những khả năng kỳ dị, cá nhân tôi có những ý kiến sau:
    1/ Hoàn cảnh bị vong nhập: Nguyễn Thị K tìm mộ cậu ruột đã hy sinh và đã tìm được, Ngoài hộp sọ ra, không thấy mẩu xương nào nữa. Theo lời K. thì xương đã tan hết. Gia đình không nhìn thấy, nhưng cô thì thấy rõ, ở đây chỉ tiếc gia đình chưa đi xét nghiệm AND. Nếu đi xét nghiệm AND là đúng hài cốt của cậu ruột, thì K đã là một người có khả năng tìm mộ mới đáng trân trọng.
    Công việc đi tìm mộ Liệt sỹ bị thất lạc của những người có khả năng và các nhà Ngoại cảm là tốt đẹp. Đó là việc làm thiện nguyện xuất phát từ tình cảm thiêng liêng đền đáp công ơn những người đã hy sinh vì tổ quốc và xoa dịu nỗi đau của các gia đình mong tìm lại người thân để đưa họ trở về với quê hương, với dòng tộc.

    2/ Tính chất của Linh hồn nhập vào K
    Linh hồn nhập vào K, không phải toàn bộ thời gian mà chỉ những lúc K đi tham gia tìm mộ và khi K ngủ để đưa K ra ban công luyện công lực. Như vậy linh hồn này không có ý định đuổi linh hồn K ra và chiếm đoạt thân xác của K. Linh hồn này chỉ cần thân xác của K khi đi tìm mộ ( phải có thân xác mới giao tiếp được với những người bình thường xung quanh) và ý thức là phải giúp K luyện công để tăng cường năng lực cho cơ thể vật lý của K.
    Khả năng tâm linh của bản thân K đã tăng lên đáng kể vì có lúc cô vẫn là mình, nhưng lại nhìn thấy linh hồn đó trước mặt. Bình thường thì không sao, nhưng hễ tĩnh tâm, là nhìn, nghe thấy ma quỷ đủ loại hiện ra trước mắt. Như vậy riêng K đã khai mở được Thiên nhĩ, Thiên nhãn để quan sát được chúng sinh trong cõi trung giới. Rất ít người có khả năng này.
    Những âm thanh từ trên cao vọng xuống, đề nghị cô phải lập trung tâm để tìm mộ liệt sĩ! (Đã có khá nhiều người áp vong ở trung tâm tìm mộ Nam Cát, sau đó đã thành “nhà ngoại cảm” và đã lập trung tâm tìm mộ - PV). Như đã nói ở trên, mục đích của các trung tâm tìm mộ Liệt sỹ là cao đẹp. Có thể khi đầu thai kiếp này, Linh hồn K đã đưa ra mục tiêu sẽ làm các việc thiện để trả nghiệp hay cân bằng nghiệp từ kiếp trước, nhưng hiện thời K chưa ý thức được, do đó K đã nhận được lời nhắc nhở và đề nghị. Khi tâm linh K được nâng cao hơn, có thể K sẽ ý thức được điều này.
    Có nhiều cựu chiến binh bình thường với tình cảm đồng đội đã không quản khó khăn gian khổ, bao năm nay đi tìm hài cốt liệt sỹ, đồng đội mình, nếu họ có khả năng tâm linh nào đó, công việc của họ sẽ đỡ vất vả hơn nhiều.
    Linh hồn liên quan đến K có năng lực và công pháp cao. Có thể trong đời sống trước, người này đã tu luyện rất nhiều vì biểu hiện ra là khi tập yoga, K. có thể gập đôi người lại, vắt 2 chân lên cổ mình, đi lại quanh nhà bằng 2 tay, thậm chí, trong tư thế đó, cô chạy lướt đi bằng hai mông. Người có công năng như vậy ở Việt Nam chỉ tính trên đầu ngón tay.
    Theo lời kể của K., cô có thể nâng cơ thể mình lơ lửng trên không trung giống như những nhà yoga huyền thoại của Ấn Độ! K. cho biết có thể xác nhận chuyện này bằng cách đến Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người để hỏi, vì cô đã biểu diễn nhiều lần ở đó. Người có công năng như vậy trên thế giới chắc cũng chỉ tính trên đầu ngón tay.
    Như vậy, Linh hồn liên quan đến K đã giúp K trở thành người có năng lực đặc biệt giữa những người bình thường. Còn việc biểu diễn nêu trên có thể Linh hồn chỉ muốn giới thiệu cho mọi người biết về khả năng của anh ta ( hay chị ta).
    Vấn đề chính ở đây là làm thế nào để K hiểu và ý thức được tình trạng của mình vì các giải thích của các nhà khoa học, K. vẫn chưa hài lòng. K. cũng đã săn lùng, đọc nhiều tài liệu nghiên cứu của các nhà khoa học nước ngoài nhưng K. vẫn chưa thỏa mãn. Vì chưa thỏa mãn với một điểm lý giải nào đó của khoa học, hoặc khoa học chưa giải mã được thắc mắc của K., thì K. không thể dứt ra khỏi ám ảnh là đang sống giữa các vong hồn, ma quỷ.
    Lấy một ví dụ, chị Phan Thị Bích Hằng cũng có khả năng như K là nhìn vào không gian cũng nghe và thấy được các chúng sinh trong cõi trung giới. Nhưng chị Hằng ý thức được khả năng cũng như trách nhiệm của mình khi có các quyền năng này, chị có công rất lớn là đã giúp tìm hàng nghìn hài cốt Liệt sỹ. Có lẽ K cũng nên học tập tấm gương chị P. T. B. Hằng.
    Theo tôi, K nên đến một trong những đền thờ các vị Thánh nhân linh thiêng của Việt Nam, dâng sớ xin Ngài bằng cách nào đó cho K. biết được hay ý thức được tình trạng của mình và xin Ngài lời khuyên. Có thể bằng cách đó K. tìm được câu trả lời cho mình. Vấn đề thuộc về tâm linh phải giải quyết theo cách tâm linh.
    Nếu sử dụng một liệu pháp thôi miên để can thiệp, nhà thôi miên cũng phải thận trọng vì Linh hồn liên quan đến K. có năng lực và công pháp cao, có thể không giải quyết được vấn đề và cũng nhằm tránh xảy ra tình trạng thôi miên ngược lại.

  3. #3
    trikien
    Guest

    "Chúng ta nên quan tâm đến mức nào về vấn đề thần thông (iddhis)?"

    Trước nhất, (...) chữ iddhis (tạm dịch là thần thông), có nghĩa là "năng lực". Nguyên trước kia, tiếng đó được dùng hằng ngày, để chỉ một đồ vật trong nhà có công dụng góp phần tiện lợi cho ta làm xong mỹ mãn một công việc một cách hoàn toàn thông thường. Bất cứ vật gì giúp ta được tiện lợi như thế đều được gọi là iddhi. Nghĩa gốc nầy sau đó được dùng rộng ra để nói đến các việc kỳ diệu, lạ thường, rồi sau cùng, mới chỉ đến các "phép mầu thần thông" vốn là những hiện tượng hoàn toàn về tâm linh. Vì các thần thông đó có tính cách tâm linh, chúng có được các đặc tánh tạo tác và tiện lợi khiến chúng trở thành kỳ diệu hơn và bao quát hơn, so với các sự việc vật chất. Chúng cũng tựa như các dụng cụ, máy móc để đỡ tốn nhơn lực của chúng ta ngày nay, (...) như các xe trắc tơ (ủi đất) đấp đường, v.v... Các dụng cụ đó cũng có thể được gọi là iddhis, nhưng chúng chỉ là những "kỳ quan" vật chất mà thôi. Còn các iddhis, thần thông, mà chúng ta muốn nói đến, lại liên quan đến tâm thần, chúng (...) chẳng phải là vật chất.

    Một người biểu diễn thần thông (iddhis) đã huấn luyện tinh thần mình cho đến mức mà y có thể khiến cho kẻ khác thể nghiệm được bất cứ cảm giác nào mà y muốn cho kẻ khác cảm xúc được. Y có thể khiến cho các người khác thấy vật với chính mắt của họ, đúng như y muốn cho họ thấy; nghe được rõ ràng và phân biệt các âm thanh nào mà y muốn cho họ nghe; ngửi mùi hương nào mà y muốn họ ngửi được; nếm vị nào mà y muốn họ được nếm bằng chính lưỡi của họ; và cảm xúc qua làn da của họ sự mềm dịu hay cứng rắn và các kích thích khác về xúc giác. Phương cách đó còn tiếp diễn cho đến khi người biểu diễn thần thông có thể khiến cho kẻ khác thể nghiệm sự sợ sệt, sự thương yêu, hoặc là các tâm trạng khác nữa mà họ chẳng biết được lý do tại sao. Thần thông, iddhis, như thế đã tỏ ra rất tiện lợi và thật là kỳ diệu.

    Nhưng thần thông là một loại hiện tượng thuộc về tâm linh, (...) chẳng thể tạo nên các món đồ vật chất thật sự có giá trị hữu dụng được. Chúng chẳng thể tạo dựng am cốc cho chư Tăng, đền miếu, lúa gạo, cá hay thực phẩm được (...) Các đối tượng (gợi lên đó) dường như có thật trước mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, hay tâm, nhưng chỉ kéo dài trong khoảng thời gian mà thần thông được thi triển, rồi sau đó chúng biến đi mất. Các thần thông, tự chúng, chẳng cất nổi am cốc, chùa chiền,.(...), Kỳ viên tự, Trúc lâm tịnh xá đã phải do tín đồ xây dựng và cúng dường lên Ðức Phật. Và đã nhiều phen, chính Ðức Phật đã nhịn đói vì nạn đói kém; ăn luá mã mạch dành để nuôi ngựa, và mỗi ngày chỉ một nắm lúa thôi.

    Các điểm nêu trên nhắc nhở ta rằng, vật chất và tinh thần là hai cảnh giới khác biệt nhau. Có thể biểu diễn thần thông (iddhis) về cả hai mặt. Ðức Phật chẳng phủ nhận các thần thông về tâm linh, nhưng Ngài cực lực cấm đoán sự biểu diễn chúng vì chúng chỉ là những ảo giác không hơn không kém. Ngài cấm các tỳ kheo thi triển thần thông, và chính Ngài cũng tự chế, chẳng dùng đến. Chúng ta chẳng đọc thấy trong Tam Tạng Kinh Ðiển (Tipitaka) có đoạn nào nói đến việc Ðức Phật thi triển thần thông. Cũng có nhiều đoạn kể lại việc Ðức Phật thi triển thần thông, nhưng chỉ thấy ghi trong các bản Chú giải, Phụ giải, và các tác phẩm khác; do đó, sự thật của các lời tường thuật đó vẫn còn đáng nghi ngờ -- mặc dầu chúng ta nghĩ, đâu có cần gì phán đoán đúng hay sai.

    Ðức Phật đã có lần nói rằng: "Các loại thần thông được thi triển như bay trên không, tàng hình, thiên nhĩ, thiên nhãn, và các loại tương tợ khác đều có liên hệ với các lậu hoặc và các chấp thủ (sàsavà và upadhikà)." Sàsavà có nghĩa là "liên hệ với các lậu hoặc (= àsavàs, tức là chất mủ rỉ chảy (lậu) ra nơi các vết độc tinh thần như tà kiến và si mê). Nói cách khác, thần thông hữu lậu, sàsavà iddhis, được thi triển vì các lậu hoặc tà kiến hoặc si mê đã thúc dục. Còn chữ upadhikà nghĩa là chấp thủ (= bám níu), do đó upadhikà iddhis là các thần thông vì sự chấp thủ mà thi triển lên. Cả hai loại thần thông đó đã được người phô diễn ra với một tâm trạng nhiễm ô còn chụp nắm và bám níu.

    Giờ đây, hãy chú tâm đến hai loại thần thông chơn chánh hơn, đó là anàsavà iddhis (thần thông vô lậu) và anuppadhikà iddhis (thần thông miễn chấp, nghĩa là chẳng chấp thủ), tức là cái khả năng biết kiểm soát và làm chủ được tâm trí mình theo như ý muốn. Thí dụ như khả năng nhìn bất cứ sự vật nào mà chẳng so đo phân biệt là đẹp hay xấu, là dễ thương hay đáng ghét: thấy vật đẹp, chẳng cho là đẹp; mà thấy vật xấu chẳng cho là xấu; cùng xem mọi vật chẳng đẹp, chẳng xấu, bình đẳng như nhau. Khả năng đó giúp ta kiểm soát hoàn toàn được tâm trí mình khiến cho mình giữ được sự tỉnh giác thường hằng và có tâm bình đẳng đứng trước các vật đối tượng bên ngoài như hình sắc, âm thanh, huơng vị, xúc giác. Sự tỉnh giác, tính hằng hay biết và bình đẳng tâm đó là những thần thông (iddhis) được gọi là thần thông vô lậu (anàsavà iddhis) và thần thông miễn chấp (anuppadhikà iddhis) (chẳng có sự chấp thủ, bám níu vào), các thần thông nầy mới thật đáng cho ta lưu tâm đến chúng.

    Các loại thần thông hữu lậu và chấp thủ (sàsavà iddhis với upadhilkà iddhis), nếu muốn thi triển được, cần phải có sự tập luyện rất khó khăn, đòi hỏi nhiều nỗ lực nhọc mệt. Chúng cũng có thể được thực hiện đàng hoàng, nhưng chỉ do một số ít người mà thôi; ngoài ra có nhiều biến loại khá phức tạp, xem ra chỉ là những mưu mẹo hoàn toàn phỉnh gạt, đôi khi lại còn lạm dụng đến các bùa chú, phù phép nữa.

    Ngược lại, các loại được gọi là anàsavà iddhis, thần thông vô lậu và anuppadhikà iddhis, thần thông miễn chấp(= Huệ Thông), đều nằm trong khả năng luyện tập của đa số mọi người, khiến cho sự tỉnh giác và bình đẳng tâm được phát triển, mới thật là các thần thông đáng được người Phật tử quan tâm và tập luyện.(*)

    Theo bài giảng của Đại Sư Buddhadàsa Bhikkhu

+ Trả lời Chủ đề

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình