Tối đó, anh Bông lại tìm mọi cách liên lạc với cậu Liên để cậu chỉnh mộ nhưng không hiểu vì sao vẫn không thể nào gọi được. Ngồi chờ ở bưu điện 4 tiếng đồng hồ để gọi, anh chẳng biết làm gì lại lôi bản đồ mà cậu vẽ và băng ghi âm ra nghe lại. Trên bản đồ ghi 3 địa danh thì rất chính xác, 2 địa danh khác bị chữa lại, viết đè lẫn lên nhau. Riêng Quế Thọ thì còn nguyên, lại cách đường 1 khoảng 30 km, đúng như chỉ dẫn, ở góc sơ đồ, cậu cũng ghi là xã Quế Thọ, trong băng ghi âm cậu cũng nói: "Nó ở trên Quế Thọ, mãi trên đằng này". Theo sơ đồ thì từ đường đi, ngã 3, cống, trường học đều chính xác vô cùng. Ở sơ đồ Quế Thọ có một ô vuông, ô vuông này đúng là nghĩa trang xã, có lẽ đây chính là nghĩa trang cậu đã định vẽ nhưng lại bỏ qua. Về nhà khách huyện Quế Sơn, anh Bông đem suy luận của mình ra trao đổi với mọi người và mọi người rất đồng tình.

Sáng hôm sau, anh Bông lại điện về để hỏi cậu xem có đúng là ngôi mộ đã thắp hương hôm qua không, song mọi cố gắng liên lạc đều vô ích. Đoàn lại lên nghĩa trang, đến ngôi mộ số 2, hàng thứ 3 thì thấy có một nén hương thắp từ chiều hôm qua bị tắt ở giữa, còn lại thì đều cháy hết cả. Anh Bông bèn tiến hành tìm mộ bằng phương pháp cổ điển lưu truyền, buộc chiếc nhẫn vàng bằng một sợi tóc dài khoảng 20cm vào mọt chiếc đũa mang ở nhà đi. Anh Bông nắm chặt vào trong bàn tay một lúc, nhấc chiếc nhẫn lên khỏi bàn tay đặt lên ngôi mộ, Thật là kỳ diệu, chiếc nhân quay vòng khoảng 2 phú thì dừng lại và cứ hướng đúng vào anh Bông. Điều đó có nghĩa đây là ngôi mộ của người thân mình, anh Bông mừng lắm, báo cho mọi người tới cùng chứng kiến.

Ngay sau đó, khi xin phép UBND xã cho phép đào ngôi mộ đó, cả gia đình bàng hoàng khi được biết đó chính là ngôi mộ được chuyển từ thôn 5, xã Phú Thọ vào nghĩa trang xã Quế Thọ, đúng như những gì cậu Liên chỉ dẫn.

Trong lúc đó, bà mẹ già bao nhiêu năm đi tìm con cứ ngồi ôm ngôi mộ thắp hương và khấn: "Mẹ đã bao nhiêu năm mong mỏi, đi tìm con. Nay mẹ đã vào đây, nếu con nằm ở đúng ngôi mộ này thì con hiên lên con vật gì để báo cho mẹ biết". Khi thắp hương cho các ngôi mộ xung quanh xong, bà quay lại thì thấy có một con gián đang bò loanh quanh bát hương trên ngôi mộ mà cậu Liên vẽ.

Anh Bông lòng bồi hồi xúc động lên kỳ đài thắp hương cho các liệt sĩ an nghỉ tại đây. Trời lặng gió vậy mà 7 nén hương đang âm ỉ cháy bỗng bùng lên như vui mừng, mách bảo anh đã tìm đúng ngôi mộ của anh trai mình. 11h trưa, cả nhà bắt đầu đào mộ. Xúc được vài xẻng là thấy xương ngay. Xương được vùi ngay dưới đất một cách sơ sài, ráp xương lại thì thấy cậu Liên nói cực kỳ chính xác: chỉ còn 2 xương chân và xương tay, xương sọ thì còn một mảnh khoảng 1/5. Anh Bông chích máu ở tay mình nhỏ vào xương thì thấy đông ngay trước sự chứng kiến của gia đình và chính quyền xã.

Trước đó, anh Bông tìm mọi cách để điện về gặp cậu Liên nhưng không thể nào gặp được nên lúc này, anh quyết định thu hài cốt và chuyển về quê. Chiếc xe chở đoàn người mọi ngày không được tốt lắm, hay bị pan, hỏng, vậy mà suốt quá trình đi tìm mộ xe chạy bon bon như có một sự trợ giúp vô hình.

6h sáng hôm sau, xe đến Nam Định. Anh Bông gọi điện lại cho cậu Liên lần nữa. Gặp ngay. Anh nói: "Xin cậu cho biết trường hợp ở Tiền Hải, Thái Bình đi tìm mộ ở Quảng Nam đã đào đúng mộ chưa ạ?". Cậu Liên nói ngay: "Chuyển rồi, đã chuyển mộ rồi còn gì nữa. Qua phà nữa là đến nhà mình rồi còn gì". Nước mắt của người thân liệt sĩ rơi ướt đẫm trên con đường về quê hương...

Thời gian sau này, gia đình có tìm hiểu thông tin từ nhân dân xã Quế Thọ và được biết trường hợp mất tích của anh Bường như sau: Đêm 15/6/1972, tức (5/5 âm lịch), anh Bường cùng đơn vị đóng quan ở QUế Thọ (là vùng đã được giải phóng), xuống Quế Sơn đánh địch. Do bị bom hoặc pháo, anh bị phạt từ hông trở lên vì vậy không ai nhận được ra anh. Anh được đưa về an táng tại thôn 5. Năm 1994, hài cốt anh được quy tập về nghĩa trang xã Quế Thọ với mộ chí ghi là Liệt sĩ vô danh.

Hành trình tìm mộ chí của liệt sĩ Trần Xuân Bường suốt 26 năm qua đã không biết bao lần đi vào ngõ cụt nhưng nhờ khả năng ngoại cảm của ông Nguyễn Văn Liên, anh Bường đã tìm được về với quê hương và gia đình.

Đôi nét về nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Liên Sinh năm 1963 ở thôn Mỹ Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương trong một gia đình nông dân. Do hoàn cảnh khó khăn nên chỉ được đi học hết cấp II, về thể lực, học lực, nhận thức, hiểu biết cũng bình thường.
Từ năm 1977, Nguyễn Văn Liên bị đau ruột thừa suýt chết, sau lại bị nấm lao cóc và năm 1983 bị ngã gãy tay, gần nào cũng bị nặng gần kề cái chết. Sau khi hết bệnh, Nguyễn Văn Liên thấy sự hiểu biết của mình có chiều hướng phát triển, thông minh hơn trước. Ngoài nhận thức bình thường về cuộc sống của con người, Nguyễn Văn Liên còn nhận được những thông tin khác thường từ thế giới của những người đã mất. "Mỗi khi nghe được điều gì, nhìn thấy điều gì về ai thì tôi tìm cách mách bảo cho người ta. Thấy đúng, người này bảo người kia đến hỏi tôi về gia sự, mồ mả. Tôi biết được thông tin đến đâu thì mách bảo mọi người đến đó", nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Liên nói.

Năm 1997, theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Khánh, một hội đồng khoa học đã được lập ra để nghiên cứu và trắc nghiệm về khả năng tìm mộ liệt sĩ từ xa của ông Nguyễn Văn Liên trong 5 tháng. Mục tiêu của trắc nghiệm là xem ông Liên có khả năng đặc biệt thật hay chỉ là trò mê tín, dị đoan, đồn đại... Kết quả trắc nghiệm cho thấy khả năng tìm mộ liệt sĩ của ông Liên là có thật. Tỷ lệ tìm thấy mộ tương đối cao (khoảng 70%). Số vụ tìm thấy được trong thời gian thử nghiệm là 154/219 vụ. Trong mỗi vụ, ông Liên đưa ra trung bình khoảng 40-50 thông tin mà trong quá trình tìm mộ phải xác định đúng sai của các thông tin này. Theo số liệu thống kê, tỷ lệ số thông tin đúng trong từng vụ khoảng 70-80%.

(Bài viết sử dụng thông tin do UIA cung cấp)