+ Trả lời Chủ đề
Kết quả 1 đến 5 của 5

Chủ đề: Trầm hương: truyền thuyết và công dụng

Hybrid View

  1. #1
    totha_huong
    Guest
    Sức quyến rũ và công dụng của trầm - kỳ

    Trầm - kỳ có mùi thơm hơi hắc, đặc biệt khi đốt sẽ cho mùi thơm tinh dầu trầm không thể lẫn lộn với một loại hương thơm nào khác. Đặc điểm của trầm - kỳ là ở hương thơm, đặc biệt là kỳ. Những vật phẩm chế tác từ kỳ có hương thơm gần như là mãi mãi. Có những đồ trang sức người ta làm từ kỳ nam đeo vài chục năm vẫn còn tỏa hương thơm. Theo lương y Huỳnh Văn Quang, tinh dầu thơm của trầm - kỳ phối với tinh dầu xạ hương (lấy từ túi thơm của con cầy hương) sẽ tạo ra một mùi hương rất đặc biệt, rất mạnh và quyến rũ! Tùy theo tỷ lệ pha chế giữa trầm - kỳ và xạ hương mà hương thơm được tạo ra sẽ có sức quyến rũ phái nam hay phái nữ. Nếu tỷ lệ tinh dầu trầm - kỳ chiếm 85% thì hương thơm này dùng cho phái nam, vì nó cực kỳ quyến rũ phái nữ. Với tỷ lệ pha trộn ngược lại (kỳ - nam chỉ chiếm 15%), thì hương thơm phối trộn tạo ra sẽ dành cho nữ giới, vì nó có sức lôi kéo phái nam!

    Trong đông y, người ta thường dùng trầm để làm thuốc hơn là kỳ, bởi kỳ quá hiếm và đắt tiền. Theo Đông y, tính khí của hai vị thuốc trầm và kỳ có sự khác nhau. Trầm có vị đắng, khí giáng xuống (chìm xuống). Còn kỳ thì có vị ngọt, khí bốc lên. Theo lương y Huỳnh Văn Quang: "Trầm có có vị cay, tính ấm, hơi ngọt, có tác dụng vào 3 kinh: tỳ, vị và thận (tỳ kinh, vị kinh và thận kinh) của cơ thể. Trầm có tác dụng giáng khí xuống; hạ đờm; bổ nguyên dương; bổ thận khí; trợ sức cho công năng vận hóa của tỳ thận. Ngoài ra, còn có tác dụng trợ tim, mạnh tim, lợi tiêu hóa, trị tiêu chảy, chống nôn; tác dụng rất hay trong trường hợp bị chướng khí nghịch làm khó thở, hen suyễn thở dốc và bệnh đang nguy phát, có những cơn nấc không dứt được. Một điểm lưu ý là người có chứng âm hư hỏa vượng (người đang sốt, khô gầy) thì tuyệt đối không được dùng trầm".

    Còn theo lương y Trần Duy Linh: "Kỳ nam có công dụng chữa trị chứng đi tiểu không cầm được; giúp cho bền vững tinh khí (giao hợp được lâu); rất hay trong điều trị các bệnh tiêu hóa như, bệnh khí thống (đau do hơi dồn tức trong bụng), hay đau bụng tiêu chảy thể tả; còn có tác dụng tiêu tan đờm dãi (dùng trong trị chứng ho). Thường người ta không cho chung kỳ nam với các vị thuốc khác, cũng như không qua đun nấu (vì như thế sẽ làm bay mất hương khí của kỳ), mà dùng bằng cách mài ra rồi uống. Người ta còn dùng kỳ nam trích tinh dầu để pha chế các loại nước hoa; làm vòng đeo tay, hạt chuỗi vừa làm đồ trang sức (hương thơm lưu giữ hằng mấy chục năm), vừa có công dụng trị gió, tránh được cảm mạo.

    Tác dụng chữa bệnh của Trầm hương


    Trầm hương là gỗ có chứa nhiều nhựa của cây trầm, thả xuống nước chìm (trầm), có mùi thơm đặc biệt (hương). Đây là một vị thuốc quý hiếm trong Đông y. Trầm hương còn có một vài tên gọi khác như kỳ nam, trà hương, gió bầu, trầm gió.

    Tên khoa học của trầm hương là Aquilaria crasna Pierre. Đây là loại đặc sản quý hiếm của các vùng rừng núi nhiệt đới thuộc Nam Á và Đông Nam Á. Trầm được ngưng đọng trong thân, rễ hoặc cành cây trầm lâu năm (khoảng trên 30 tuổi) theo những hình thể khác nhau. Cũng có khi người ta tìm được trầm khi cây chết mục, tiêu đi mà trầm vẫn tồn tại. Những nơi có trầm rục, hệ sinh thái có những điểm khác biệt do ảnh hưởng của trầm mà chỉ người tìm trầm có kinh nghiệm mới nhận thấy được. Có loại “bắp” trầm gần như nguyên chất màu đen nhánh, hoặc gồ ghề như cánh chim ưng, từ đó có tên gọi gỗ chim ưng (bois d’aigle). Có loại chỉ ít nhựa nằm xen trong gỗ mà người ta quy ước là trầm loại 1, 2, 3.

    Trầm được dùng chữa bệnh thường là loại trầm có hàm lượng cao. Loại pha tạp nhiều gỗ, ít trầm thường được để làm hương (nhang), khi đốt lên có mùi đặc biệt và quyến rũ, được các bậc vua chúa, quý tộc dùng trong các dịp lễ tết, cúng giỗ.

    Ngày nay, các nhà khoa học đã bước đầu xác định được một số chất có trong trầm. Sản phẩm chưng cất và dạng chiết trầm hương có tác dụng ức chế sự co bóp tự chủ của hồi tràng chuột lang và chống co thắt cơ trơn do histamin và acetylcholin gây ra. Trên mèo gây mê, nó có tác dụng làm giảm biên độ co bóp của ruột do tiêm acetylcholin, đồng thời làm giảm nhu động tự nhiên của ruột.

    Theo y học cổ truyền, trầm hương tính ôn, vị thơm, cay; vào các kinh thận, tỳ, vị; có tác dụng giáng khí, làm ấm thận, tráng nguyên dương, giảm đau và an thần. Nó thường được dùng điều trị các chứng đau ngực, đau bụng, nấc, nôn, hen suyễn, thận khí hư, bí tiểu tiện, nam giới tinh lạnh.

    Tác dụng của trầm hương chủ yếu là ở tinh dầu, nên thường được dùng dưới dạng nước mài, bột tán chứ không cho vào sắc. Kinh nghiệm cho thấy, mặc dù là thuốc quý, có tác dụng thiên về bổ, nhưng khi dùng trầm hương phải thận trọng cho người âm hư hỏa vượng, phụ nữ có thai. Hiện nay có khoảng gần 60 bài thuốc có sử dụng trầm hương. Như vậy, loại thuốc đặc biệt quý hiếm này (đắt gấp nhiều lần so với vàng) được sử dụng khá nhiều trong lĩnh vực y học cổ truyền.

    Xin đơn cử bài thuốc chữa chứng nôn mửa, đau bụng, đau dạ dày: Trầm hương, nhục quế, bạch đậu khấu, đinh hương mỗi thứ 10 g, hoàng liên 8 g. Bốn vị trộn lẫn, tán mịn. Ngày uống 1 g với nước ấm.

  2. #2
    dzuidzui
    Guest

    trầm hương

    Đọc bài này thấy công dụng thật tuyệt, nhưng cho hỏi nó có liên quan đến phong thủy không? khi đặt trầm hương trong phòng ngủ thì có cần coi hướng phong thủy để không bị tương khắc phong thủy không bạn?

+ Trả lời Chủ đề

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình