Tỳ Hưu một trong những linh vật có giá trị thu hút tiền tài của người Trung Quốc

Sau khi nhà Thanh sụp đổ vào năm 1911, các cổng thành của ngoại thành dần dần bị phá bỏ để thành phố phát triển. Ngày nay chỉ còn lại hai cổng duy nhất đó là Đức Thắng Môn ở phía nam và Thiên An Môn ở phía bắc. Sở dĩ Đức Thắng Môn còn tồn tại là vì nó nằm đúng địa điểm quan trọng trong phong thủy và là vì nó có giữ một trong những con Thần Thú quan trọng của người Trung Quốc: con Tì Hưu (Pixiu)

Tì Hưu là một trong ba thần thú của Trung Quốc, cũng là một trong chín con của Rồng. Tì Hưu có hình dạng như con chó nhưng miệng rộng, có cánh, có sừng vào không có hậu môn. Theo người Trung Quốc, con Tì Hưu: có sừng là để bảo vệ chủ, có miệng rộng là để gom tiền tài vào người, không có hậu môn là vì không có chỗ cho tiền tài thoát ra, có cánh là để cho chủ mau thăng quan tiến chức.

Qua nhiều triều đại, con Tì Hưu cũng dần dần thay đổi. Vào thời nhà đường, con Tì Hưu có cái mông rất to — vào lúc bấy giờ, nhà Đường cho là phải tròn trịa nẫy nở mới là đẹp.

Con Tì Hưu để trong Đức Thắng Môn cũng tương đối to, cỡ bằng một con cọp con, được canh giữ rất kĩ và cấm chụp ảnh.

Mọi người đều có thể xoa con Tì Hưu để có được sự trù trợ của nó. Cách thức xoa con Tì Hưu cũng cầu kỳ:

+ Trước nhất là xoa tai để nói cho nó nghe nó biết chủ là ai

+ Sau đó là xoa xuống miệng như là cho nó ăn cho nó thương chủ

+ Xoa xuống cánh để nó phù trợ cho mình mau thăng quan tiến chức

+Xoa xuống chân tượng trưng cho sự nhanh nhẹn vững chải

+ Xoa xuống lưng cuối cùng là xuống mông rồi sau đó nắm hai tay lại bỏ vào túi. Coi như là đem tài lộc bỏ vào túi mình.

Một điều kỳ thú nữa là con Tì Hưu luôn luôn phò trợ chủ nó. Dù chủ nó là ăn cướp, đâm thuê chém mướn nó cũng phò trợ tuốt tuồn tuột. Vì vậy những nơi kiếm tiền không hoàn toàn chính đáng như sòng bài, vũ trường ở Bắc Kinh luôn có con Tì Hưu phò trợ vì họ biết có thờ Phật thì trời phật cũng chả chứng dám cho đám cờ gian bạc lận.

Người Trung Quốc tin mấy chuyện lạ kỳ. Họ nói là sau khi thỉnh con Tì Hưu về thì nên lấy khăn sạch tắm cho nó, đánh răng cho nó. Rồi để nó vị trí nào có thể xoay mặt ra cửa sổ hay ra cửa chính để nó hút tiền tài phía ngoài vào. Nhà ai có cửa sổ nhìn ra ngân hàng thì coi như là trúng số độc đắc.

Ly kỳ không kém cách xoa con Tì Hưu là những câu chuyện Tì Hưu phò trợ chủ. Có một câu chuyện như thế này:

Hôm đó có một cặp vợ chồng tới Đức Thắng Môn thỉnh một con Tì Hưu thật to mang về nhà. Khi về đến Đài Loan thì mới thấy 1 bên tai của con Tì Hưu bị sứt mộng miếng. Vậy là hai ông bà lập tức quay lại Bắc Kinh khiếu nại. Khi tới Bắc Kinh, hai ông bà nằm trong khách sạn coi tin tức thì mới biết ở bên Đài Loan ngay gần nhà họ mới bị động đất. Như vậy là con Tì Hưu phò trợ họ đi ra khỏi khu vực đó để bảo vệ chủ.

Cũng có một chuyện ly kỳ không kém là: Chủ Ngân Hàng Xây Dựng từ khi đem hai còn Tì Hưu to nhất Trung Quốc về chưng ngay trước ngân hàng thì ngân hàng ăn nên làm ra. Từ một ngân hàng nhỏ đã trở thành một trong bốn ngân hàng lớn nhất Trung Quốc. Còn ông chủ thì tiến chức không ngừng lên tới bộ trưởng.

Người Trung Quốc rất mê tín, và những linh vật chiếm vị trí không nhỏ trong tín ngưỡng của họ. Tuy vậy, Phật tại tâm và nếu bạn làm ăn chính đáng bằng sức mình, cần cù, chăm chỉ thì Thần Tại sẽ luôn mỉm cười, còn nếu kiếm tiền không chân chính thì Tì Hưu cũng phải nứt vỡ hết để che chở cho chủ nhân. Như vậy thì thật khổ thân cho Tì Hưu lắm lắm !

Tại sao phải mua Tỳ Hưu bằng đá quý?

Tại sao Tỳ Hưu tạc bằng các loại đá quý tự nhiên thì mới linh? Người Trung Quốc quan niệm rằng chữ Vương có một dấu chấm (.) thành chữ Ngọc, nghĩa là ai dùng ngọc là người vương giả, giàu sang. Do vậy phải tạc bằng ngọc quý thì mới linh nghiệm mà ngọc tự nhiên thì mới quý.
Ngọc hay đá quý là những chất rắn có giá trị thẩm mỹ, có độ cứng và chống ăn mòn, thường được dùng để trang trí, làm đồ trang sức rất quyển rũ. Kim cương có độ cứng theo thang Mohs. Thang độ cứng Mohs đặc trưng cho tính chất chống lại vết trầy xước trên những khoáng vật khác nhau dựa trên tính chất: khoáng vật có độ cứng lớn hơn sẽ làm trầy khoáng vật có độ cứng nhỏ hơn. Nó được nhà khoáng vật học người Đức Friedrich Mohs đưa ra vào năm 1812 và là một trong những thang đo độ cứng trong khoa học. Mohs dựa trên mười loại khoáng vật đã có sẵn, ngoại trừ kim cương. Độ cứng của vật liệu được đo bằng cách tìm hai loại vật liệu mà nó có thể làm trầy được và bị làm trầy. Ví dụ: nếu một vật liệu nào đó bị apatit (có độ cứng là 5) làm trầy xước nhưng không bị làm trầy bởi đá flourit (có độ cứng là 4), thì độ cứng trong thang Mohs sẽ là 4,5. Thang đo độ cứng Mohs là một thang độ cứng tương đối. Nếu như corundum (độ cứng là 9) chỉ có độ cứng gấp đôi topaz (độ cứng là 8) thì kim cương (độ cứng là 10) lại có độ cứng gấp 4 lần corundum.

Câu chuyện Tỳ Hưu với Hoà Thân

Thiếu thời nhà Hòa Thân rất nghèo, nghèo đến nỗi không có đủ 10 lượng bạc nộp cho quan để xin nhận lại chức quan nhỏ của cha truyền lại. Nhờ ông Liêm (sau này là cha vợ) cho 10 lạng bạc mà Hòa Thân có cơ hội bước vào quan trường. Thời vua Càn Long, Hòa Thân là nhân vật “dưới một người trên triệu triệu người”. Ngân khố nhà vua ngày càng vơi mà nhà Hòa Thân ngày càng giàu với câu nói nổi tiếng “Những gì nhà vua có thì Hoà Thân có, còn những gì Hoà Thân có thì vua chưa chắc đã có”.

Đến khi Hòa Thân bị giết quan quân đã tá hỏa khi thấy tài sản Hòa Thân bị tịch thu nhiều gấp 10 lần ngân khố nhà vua đang có. Hòa Thân có 2 vật trấn trạch được cất giấu trong hòn giả sơn trước nhà đó là con Tỳ Hưu và chữ Phúc do chính vua Khang Hy viết tặng bà nội, nhân ngày mừng thượng thọ. Khi đập vỡ hòn giả sơn, các quan mới phát hiện trong núi đá ấy có con Tỳ Hưu, mà con Tỳ Hưu của Hòa Thân to hơn Tỳ Hưu của vua. Ngọc để tạc con Tỳ Hưu của Hoà Thân là ngọc phỉ thúy xanh lý mát rượi, trong khi vua chỉ dám tạc bằng bạch ngọc. Bụng và mông con Tỳ Hưu của Hòa Thân to hơn bụng, mông con Tỳ Hưu của vua và như thế khiến Hòa Thân nhiều vàng bạc hơn vua.

Sau khi tịch thu con Tỳ Hưu, nhà vua không thể tịch thu chữ “Phúc” kia được bởi chữ Phúc đã được gắn chết vào đá hồng ngọc; nếu đập đá ra lấy chữ thì đá sẽ vỡ, như thế thì phúc tan. Mà chữ thì do vua Khang Hy viết nên không ai dám phạm thượng. Thế là đành để “Phúc” lại cho nhà Hòa Thân, có lẽ vì thế nên dù phạm nhiều tội tày đình nhưng Hòa Thân chỉ chết một mình, thay vì phải bị tru di tam tộc.