Vị thế của Jesus trong lịch sử không chỉ là một cá nhân từ hai ngàn năm qua, Jesus là một biểu tượng tôn giáo. Những sự kiện về đời sống của Ngài đã được thêu dệt với hy vọng và ước mơ của nhiều thế hệ người Cơ Đốc Giáo. Vì những lý do này hầu như không thể có được một hình ảnh lịch sử thực sự về con người vô tình trở thành người khai sáng ra Đạo Cơ Đốc, và dù cho - đối với nhiều người Cơ Đốc Giáo - và chính cả Thượng Đế.


Vị thế của Jesus trong lịch sử không chỉ là một cá nhân từ hai ngàn năm qua, Jesus là một biểu tượng tôn giáo. Những sự kiện về đời sống của Ngài đã được thêu dệt với hy vọng và ước mơ của nhiều thế hệ người Cơ Đốc Giáo. Vì những lý do này hầu như không thể có được một hình ảnh lịch sử thực sự về con người vô tình trở thành người khai sáng ra Đạo Cơ Đốc, và dù cho - đối với nhiều người Cơ Đốc Giáo - và chính cả Thượng Đế.

Chúng ta cũng nên đặt vấn đề nghiên cứu Jesus bằng cùng một phương pháp chúng ta đặt vấn đề nghiên cứu các nhà tiên tri và lãnh tụ các tôn giáo khác. Chúng ta cần sự tôn trọng, thành thật, và cởi mở. Hoàn toàn nên nhớ rằng khuynh hướng ca ngợi hoặc cả đến phong thánh người lãnh đạo tôn giáo lớn là đặc điểm của sự phát triển ở hầu hết các tôn giáo. Thái độ lịch sử của Cơ Đốc Giáo minh họa điều này -- cũng như lịch sử của Lão Giáo và Phật Giáo. Mải mê đề cao vai trò thiêng liêng mà Nhà Thờ đã gán cho Jesus, nhiều người đã quên tìm kiếm trí tuệ trong những lời giáo huấn của Ngài. Họ đã sùng bái Ngài -- nhưng lơ là đi theo Ngài. Tuy vậy ít nhất vẫn có một số người thấy rằng đàng sau tất cả sự sùng kính Jesus đã tìm cách không làm cho con người chấp nhận chính mình, mà chấp nhận lối sống của Ngài. Và lối sống ấy là gì?

Những chuyện về Jesus

Chúng ta không có văn bản ghi thời gian Jesus sống. Những câu chuyện cổ nhất về Ngài mà chúng ta có thể tìm thấy có ghi trong Kinh Tân Ước. Theo Mark Sách Phúc Âm thường được coi như câu chuyện sớm nhất trong những câu chuyện này. Tuy nhiên câu chuyện được viết trên bốn mươi năm sau cái chết của Đức Chúa Jesus. Thật thú vị nhận thấy đó là câu chuyện bình dị nhất trong Sách Phúc Âm. Những năm sau, Sách Phúc Âm được viết bởi -- Matthew, Luke, và John. Mỗi một cuốn được viết với một mục đích: giới thiệu Jesus và công trình của Ngài nhằm lôi cuốn một nhóm người mới ở mức độ nào đó.

Một số phần trong các Phúc Âm này đều giống nhau, nhưng cũng có nhiều khác biệt. Thí dụ, những người viết Phúc Âm không đồng ý về lễ rửa tội của Jesus hay những kinh nghiệm tôn giáo dẫn đến lễ rửa tội của Ngài và giáo huấn của Ngài. Họ cũng không đồng ý có sự hiện hữu của những dấu hiệu của Thượng Đế để chứng tỏ cho mọi người công nhận Jesus là đứa con duy nhất của Thượng Đế.

Những người viết không đồng ý -- và những nhà học giả Cơ Đốc Giáo ngày nay cũng không đồng ý - về niềm tin của Jesus về Vương Quốc của Thượng Đế. Một số nói rằng, giống những người Do Thái ở Palestine trong thời của Ngài, Jesus mong ước vương quốc này xuất hiện theo kiểu thế giới rung động gây đầy ấn tượng. Người khác nói rằng Jesưs nghĩ về việc ấy chỉ là Vương quốc nội tâm từ từ xuất hiện trong tâm con người. Có những đoạn trong Tân Ước chứng minh mỗi giải thích. Có những đoạn tuyên bố sự mong ước của Jesus về một vai trò quan trọng trong Vương quốc, là người đại diện của Thượng Đế. Và cũng có những đoạn khác giới thiệu Ngài như một vị thầy khiêm nhường như Amos, Hosca, hay những nhà tiên tri khác.

Vì những khác biệt thú vị như vậy trong việc giải thích các chi tiết, các nhà học giả công nhận rằng chúng ta không bao giờ có thể biết Jesus thực sự. Chúng ta chỉ có thể biết Ngài qua sự nhớ lại của con, cháu, những người lần đầu tiên nghe nói và biết Ngài. Các sử gia biết đó là vấn đề chung cho tất cả các tôn giáo, nhưng người Cơ Đốc Giáo đã có nhiều cố gắng "chứng tỏ" các vấn đề bằng cách dựa vào kinh thánh hơn nhiều người khác có "bằng chứng" như vậy không phải là mối quan tâm to lớn đối với những người Phật Giáo và Ấn Độ Giáo chẳng hạn. Họ tin rằng chân lý là vô tận. Chân lý được hiểu đối với từng người qua kinh nghiệm bản thân cũng như đối với những nhà lãnh đạo tôn giáo trọng yếu.

Bởi vậy chúng ta nên biết ngay vào lúc đầu, chỉ có một chút chúng ta có thể chứng minh về cách Jesus sống và dạy. Những chỗ mà các học giả trung thực không đồng ý, thì điều quan trọng là chúng ta tìm hiểu hồ sơ cho chính chúng ta. Bằng cách đó, chúng ta có thể nhận thức được những vấn đề khó khăn liên quan đến việc chọn lựa bất cứ sự giải thích nào. Mỗi một người chúng ta phải nhớ rằng không có những nỗ lực thực sự thì sẽ chỉ tìm thấy trong các hồ sơ những điều mình muốn khám phá ra tại đấy. Thường thường những điều chúng ta tìm thấy nói nhiều về cá tính của chúng ta hơn là nói về chân lý mà chúng ta tìm kiếm.

Chuyện về Jesus không chấm dứt với cái chết của Ngài. Nó trải dài qua nhiều thế kỷ của Cơ Đốc Giáo. Jesus cam kết theo ý Thượng Đế, như Ngài hiểu điều đó, và đối với những đòi hỏi cấp thiết thuộc Vương Quốc của Thượng Đế. Sự cam kết này và hàng loạt sự việc trong đời Ngài đã làm Jesus trở thành nhân tố chỉ đạo trong đời sống người Cơ Đốc Giáo. Trên mười chín thế kỷ đã qua, từ khi Ngài nói với các đệ tử và tín đồ. Bóc đi từng lớp năm tháng để khám phá ra, cách tốt nhất mà chúng ta có thể xem Ngài dạy và sống ra sao.