B.TÁNH KHÔNG & GIẢ DANH HAY THỰC TẠI TÙY THUỘC


Cái trở nên được kiến lập do nhân duyên (căn trần) là cái Thức, là bóng dáng của đối tượng mà chủ thể nhận biết.Nhận thức sự vật gọi là cụ thể, được đi đôi với một tên gọi nào đó, không có tên gọi thì đối tượng không là gì cả. Sự vật được đặt tên không phải là đối tượng trực quán của chân trí. Như thế đối tượng của tri thức không là gì khác hơn là giả tượng. Do đó, sự vật mà ta tri giác do cảm giác (Căn trần, nhân duyên kết hợp) thêm kinh nghiệm (Thức) mà có tên gọi. Tên gọi của sự vật mà ta nhận biết chỉ là giả danh. Sự vật giả danh là do duyên khởi qua nhận thức của chủ khách. Đã Giả Danh (theo Ngài Long Thọ), duyên khởi thì sự vật nhận thức đó không có tự tính hay là Thực Tại Tùy Thuộc (theo Ngài Vô Trước) hay là Tánh Không.

Từ sự vật được trông thấy bởi nhãn căn, đó chỉ là hình ảnh của sự vật, là Tướng Không của hình ảnh đó tùy thuộc vào sự vật duyên hợp (không hiện hữu tự nhiên).Sự vật được kiến lập tùy thuộc vào nhân duyên hay thay đổi (sanh diệt) thì tự tánh của chúng cũng là Không. Bóng dáng của sự vật thay đổi bởi quan niệm kết tụ do thọ tưởng hành thức (lục dục thất tình) nên cá nhân nhận thức tốt xấu, thiện ác, màu sắc, sạch nhơ v.v...

Cái Trở Nên là cái không thật có, cũng không thật không. Tự tánh tùy thuộc cũng nằm trong phạm trù Tánh không. Tự tánh tùy thuộc được thể hiện tướng sanh diệt do tác động thời gian thì có sanh có diệt, và quan niệm cá nhân chi phối. Thời gian ngưng chuyển, tức thì tự tánh tùy thuộc cũng tuyệt tích, vì nhân duyên không thể phát triển. Chủ thể (Ý) nhận thức được tướng không của sự vật tùy thuộc vào nhân duyên tìm ẩn trong tàng thức. Chủ thể và sự vật tùy thuộc vào nhân duyên mà tri nhận, nên sự tri nhận đó cũng không thật và chắc chắn. Tự Tính tùy thuộc của sự vật cũng là vô tự tính hay Tánh Không. Sự vật biến đổi (sanh diệt) làm cho hình ảnh của chúng mà con người trông thấy Sạch Nhơ v.v.. tùy theo quan niệm cá nhân. Tự tánh tùy thuộc còn gọi là Hóa Thân.

C. TÁNH KHÔNG & TRUNG ĐẠO HAY THỰC TẠI TUYỆT ĐỐI


Tự Tính Tuyệt Đối là thực tánh hay chơn như của sự vật. Sự vật tùy thuộc vào tự thân chúng, nghĩa là không có tự tính giả lập hay tùy thuộc áp đặt lên chúng. Xét về Tánh, Tự Tính Tuyệt Đối là cái Thật Có, là Chơn Như, Niết Bàn, nó chính là nó. Xét về Tướng, Tự Tính Tuyệt Đối là CÁi CHỈ CÓ THẬT, không có gì ngoài nó, là CHƠN KHÔNG: chỉ có chơn không có vọng, Cái Bất Biến Thường Hằng.

+ Từ quan điểm KHÔNG GiAN, sự vật chiếm cứ Không Gian và Không Gian dung chứa sự vật là Một, nó chính là nó, không gì ngoài nó, không có gì áp đặt lên nó: VÔ KHÔNG GiAN.

Đứng trên nhận thức từ chủ thể, cái nhìn ngay nơi thực tại điểm của giác thức thì đã vượt khỏi không gian rồi. Điểm thì không có ba chiều; khi tập trung vào một điểm là đã phải phủ định tha tính (bên ngoài) của nó, chỉ còn duy nhất một điểm mà thôi, và còn phải phủ định luôn nhận thức thực tại điểm giác thức đó nửa mới mong vượt khỏi không gian.

+ Từ quan điểm THỜi GiAN, sự vật tùy thuộc vào chính nó Tại Đó và Lúc Đó hay trong khoảnh khắc hiện tại: VÔ THỜI GiAN.

Không gian dựa trên bánh xe Thời gian để bành trướng chính mình vào khoảng không vô tận, nên khi không gian co rút đến cực tiểu, tức chỉ còn duy nhất có sự vật hiện hữu mà thôi, lúc ấy thời gian sẽ giảm thiểu đến cực điểm tuyệt đối (số không). Cho nên ta có thể nói rằng Tự Tính Tuyệt Đối của sự vật là hình thức của sự vật vượt khỏi thời không. Nói cách khác, khi chủ thể nhận thức, và sự vật bị nhận thức được tri nhận một cách tuyệt đối vượt khỏi nhị nguyên tính (chủ khách). Hình thức Tính Không (Không Thời Không, không Chủ Khách) là Hư Không.; mà Thiệt Hư Không là Tánh Giác vậy. Đây là tiến trình TRI THỨC ĐÚNG Cái Thực Tại Giả Lập hay Cái Thực Tại Bị Tri Nhận Sai Lầm. Tri Thức về Cái Tri Thức Sai lầm là Trở về CHÂN NGUYÊN, Thực Tính của Tri Thức hay Trung Đạo, hay Tánh Biết. Tánh Biết giải thoát mọi sự hiểu biết thường tình tức là hiểu biết sai lầm về thực tính của sự vật. Nhắc lại, Tánh Giác đức Phật giải thích: A Nan! Ngươi phải biết trong Tạng Như Lai, Tánh Giác tức là Thiệt Hư Không, Hư Không tức là Thiệt Tánh Giác thanh tịnh bản nhiên, đầy khắp pháp giới.

Cả Vật lẫn Tâm đều có TÁNH KHÔNG.

Tự Tính Giả Lập hay Tùy Thuộc của sự vật là không thật.

Tự Tính Tương Đối của Tâm (Phàm Tâm) cũng không thật.

Chỉ Tự Tính Tuyệt Đối của sự vật là chơn thật, là Thiệt Hư Không.

Tự Tính của CHƠN TÂM là Thiệt Hư Không.

Theo sách Tử Thư Tây Tạng nói về một khía cạnh của Hư Không viết như sau: "Chân Ngã ở bình diện tối cao, nó giốngnhư thực tại, nghĩa là y hệt hư không, không thể nắm bắt được mỗi hiện tượng..."(tr105).

Tự tánh của Tâm hay Vật, Chủ Thể hay Khách thể đứng trên bình diện Vô Thời Không đều là Thiệt Hư Không; Thiệt Hư Không là Chơn Như của Tâm hay Vật, là Thực Tại Tính, là Niết Bàn. Chân tính của Tâm hay Chân Ngã và Chân Tính của Sự Vật đều là Thiệt Hư Không, mà Thiệt Hư Không là Tánh Giác mà Tánh Giác là cái Dụng của Chơn Tâm. Chơn Tâm là Tự Tính Tuyệt Đối, là Thực Tại Tính Vô Thời Không là vượt khỏi nhân duyên, nhị nguyên đối đãi chủ khách. Vậy trực nhận bản tánh tự nhiên của Tâm cũng chính là trực nhận bản tính tự nhiên của sự vật. Tâm và Vật lúc bấy giờ là đồng Tánh Không.

Chủ thể nhận thức Khách thể giả lập sai lầm hay là nhận thức sai lầm về tự tánh khách thể, chỉ là nhận thức của phàm trí mà thôi. Nhận thức năng sở cũng là nhận thức không thật đúng, cũng sai lầm, đó là nhận thức bị ràng buộc của nhân duyên, và sự giả lập của sự vật. Đó là mấu chốt của luân hồi, khổ đau.

Cho nên Tri Thức Đúng là tiến trình nhận thức đúng được thực thể và giải thoát khỏi khổ đau ràng buộc bởi nhân duyên chằng chịt, sanh tử luân hồi.

- Tóm tắt, Tự Tánh Giả Lập là tự tánh không thật có trong thế giới mê vọng của Hư Không (TÁNH KHÔNG).

- Tự Tánh Tùy Thuộc là tự tánh không thật không, cũng ở trong thế giới mê vọng của Hư Không (TÁNH KHÔNG).

Tự tánh giả lập và tự tánh tùy thuộc là khi sự vật đó tự vượt ra khỏi chính chúng nó để vạch ra bóng dáng trong không gian. Đã vượt ra khỏi sự vật, là những bóng dáng chúng không còn là chúng nữa, là giả vọng mà thôi.

- Tự Tánh Tuyệt Đối là tự tính thực có trong thế giới chơn thật của Hư Không (TÁNH KHÔNG).

Tự tánh tuyệt đối là tự tính đó vượt khỏi Thời Không, nghĩa là không vượt ra khỏi chính nó, là Thực Tại Điểm của Giác Thức, tức làTrung Đạo.

Trung Đạo là nhận thức đầu nguồn của giác trí hay tri thức nguyên thủy. Thực tại điểm không có trong không gian và thời gian, mà nó có trong trí trong nhận thức của tâm. Nhận thức được đối tượng do tâm nên gọi là tâm thức hay giác thức. Khi giác thức trở về giác trí hay tâm trí là nguồn gốc phát sanh nhận thức (Thức trở về nguồn), thì Thức và Trí sum họp một nhà, không còn là hai nữa (năng sở song vong), không có gì ngoài tâm. Thực tại điểm không có khởi điểm cũng không có kết thúc.

Trung Đạo là nhận thức tha tính không tức phủ định nhận thức bên ngoài sự vật, và tự tính không tức là phủ định luôn chính sự hiện hữu của sự vật. Vậy cái còn lại là gì? là cái khẳng định Tâm Không là trung tâm điểm của Hư Không.

Trung đạo, tự tính tuyệt đối hay thực tướng của vạn pháp đều có Tướng Không là không sanh không diệt, không tăng không giảm, không sạch không nhơ. Vì bản tính cố định của các pháp, chúng thuộc vào tự thân của chúng, không có tự tính giả lập hay tùy thuộc áp đặt lên chúng, nên chúng chính là chúng không gì ngoài chúng. Dung thể Không của vạn pháp và vạn pháp là một. Tánh không (hư không) tức nhiên không sanh không diệt. Tướng Không (Dung thể Không luôn luôn khắn khít với vạn pháp nên không thay đổi) thì không tăng không giảm. Chất thể Không (Hư Không) thì không tốt không xấu, không thiện không ác, và không sạch không nhơ. Tự Tính Tuyệt Đối còn gọi là Pháp Thân.

Đứng trên Duy Thức mà luận thì Nhận Thức một đối tượng là do Ý tác động của Tâm, nên gọi Tâm thức, nếu chuyển Tâm thức nầy thành Tâm Trí là Ý Tác Năng cũng của Tâm, vậy thì Nhận Thức vạn pháp một cách tuyệt đối chỉ là Tâm Không. Sự Nhận Thức chỉ là sự trao đổi hiện tượng do bản chất vận hành của tâm luôn luôn là như thế, không thay đổi haycố định. Cho nên hiện tượng hay thay đổi theo duyên khởi, giả danh và huyển hóa trong khi chức năng của tâm thì vẫn như thế, nghĩa là cơ phận Ý Tác Động có nhiệm vụ tác động với đối tượng, và cơ phận Ý Tác Năng có nhiệm vụ là cung cấp tín hiệu, hai cơ phận nầy của tâm Ý Niệm Hóa đối tượng thành Tâm Thức và hoạt động theo dòng lưu chuyển luôn luôn như thế. Đó là chức năng không thay đổi của Tâm. Giống như một cái máy làm ra sản phẩm, chức năng bộ máy hoạt động theo chu trình không thay đổi, chỉ có sản phẩm được làm ra thay đổi tùy theo các loại vật dụng để làm sản phẩm. Điều đó chứng tỏ rằng Tâm (cái máy) với hai cơ phận (ý tác động và ý tác năng) hoạt động trường kỳ không bao giờ thay đổi; chỉ có tâm thức (sản phẩm) luôn luôn thay đổi theo đối tượng (vật dụng) mà thôi.