...Cuộc sống có đạo đức đòi hỏi một sự tập trung hoàn toàn xoay quanh Tinh thần thương yêu. Chỉ có bằng cách ấy, những hành động thiện và sự tận tụy thành thực mới có ý nghĩa và mục đích. Rồi đời sống mới hoàn toàn...


THẾ NÀO LÀ CUỘC SỐNG CÓ ĐẠO ĐỨC?


Muốn sống thật đạo đức không phải là dễ dàng. Nó đòi hỏi cố gắng và đôi khi đau đớn. Đi theo những nghi thức sùng bái Thượng Đế riêng, và hối hận về những lầm lỗi trong quá khứ, tử tế có ích cho người khác cũng chưa đủ. Các chi tiết phù hợp cho những người Cơ Đốc Giáo nhớ đến lời Jesus nói con người trước hết phải biết thương yêu Thượng Đế và rồi thương yêu đến xóm giềng. Cuộc sống có đạo đức đòi hỏi một sự tập trung hoàn toàn xoay quanh Tinh thần thương yêu. Chỉ có bằng cách ấy, những hành động thiện và sự tận tụy thành thực mới có ý nghĩa và mục đích. Rồi đời sống mới hoàn toàn.

Hầu hết những người Cơ Đốc Giáo tin rằng người ta vẫn có thể mắc những lỗi lầm trong đời sống hàng ngày dù rằng người ấy đạt trọng tâm đời sống vào thái độ thương yêu. Họ gọi những lầm lỗi ấy là "tội lỗi". Tội lỗi thay đổi tùy theo tính cách nghiêm trọng của tội lỗi đối với con người hay tội lỗi đối với Thượng Đế. Hầu hết những nhà thờ Cơ Đốc Giáo có tổ chức đã phân loại các tội lỗi và mức độc ác của chúng. Những người đi lễ được răn bảo không vi phạm tội lỗi và được chỉ dẫn cách được tha thứ khi họ phạm tội.

Sống trong sợ hãi, tội lỗi, và ân hận khác biệt hẳn với sống sáng tạo mà một số người Cơ Đốc Giáo đạt được. Họ đã khám phá ra rằng một đời sống tốt đẹp không đến từ việc ghi nhớ những điều nên làm và những điều không nên làm. Nó đến từ sự đương đầu với đúng sự việc bằng niềm tin và sự quan tâm. Rồi tất cả những tiếp xúc và kinh nghiệm là tôn giáo. Tất cả đời sống là tôn giáo. Và thực sự chúng ta có thể có cuộc sống tốt nhất.

Tất cả những cung cách xử sự và luân lý ngày nay dường như hình thành trên nền móng của sự tự kiềm chế và tôn trọng người khác. Qua lối sống khôn ngoan và ôn hòa, con người có thể xây dựng những thói quen tốt. Những thói quen tốt là sự trợ giúp cho một đời sống tốt đẹp. Nhưng những người Cơ Đốc Giáo thận trọng ghi nhớ rằng mỗi hành động mới đòi hỏi một quyết định mới. Một đời sống tốt đẹp đạt được là do chọn lựa khôn ngoan, cân nhắc những gì điều chỉ có giá trị tạm thời với điều có giá trị lâu dài.

Nhiều thế kỷ qua, người Cơ Đốc Giáo tin rằng họ đã tìm thấy hạnh phúc lâu dài và sâu xa bằng cách sống tận tụy với Thượng Đế và với những người khác. Cơ hội lớn nhất của con người là tìm cầu cứu cánh này. Nhưng người Cơ Đốc Giáo thừa nhận rằng nhiều người chung quanh chúng ta sống dường như không khám phá ra đức tính đó. Tuy vậy cơ hội này vẫn được dành cho mỗi người. Thượng Đế không chọn cho họ. Những người Cơ Đốc Giáo mộ đạo tự chọn lấy, họ nói như Jesus dạy: "Cơ hội của ngươi sẽ được thực hiện".

17. CON ĐƯỜNG ĐI ĐẾN CỨU RỖI LINH HỒN

Xuất phát từ Jesus mà Cơ Đốc Giáo bắt đầu và lấy tên này. Tuy nhiên chắc là Jesus cảm thấy mình là một người xa lạ trong việc bàn luận về niềm tin Cơ Đốc Giáo. Như Jesus đã thấy, trước sự buồn phiền của Ngài, người ta thường háo hức tôn kính với một vị thầy được tin cậy hơn là theo gương của Ngài về sự tìm kiếm can đảm. Từ thế kỷ thứ nhất, người Cơ Đốc Giáo đã quên và không lưu ý hầu hết những gì Jesus dạy. Thay vì bám níu vào Jesus, Họ thấy ở nơi Ngài nhiều điều mà thật ra Ngài không bao giờ mơ tưởng cho là của chính mình. Cơ Đốc Giáo không phải là một tôn giáo của Jesus. Đó là một tôn giáo về Jesus.

Lý do chính về sự dị biệt mà Cơ Đốc Giáo cho thấy nằm trong thực tế đơn giản: thế giới không còn giống như thời của Jesus. Vì thế giới thay đổi, các tôn giáo thay đổi. Không có tôn giáo nào đứng nguyên một chỗ. Mỗi tôn giáo đều đi qua một tiến trình phát triển và biến đổi chừng nào nó còn là một lực sống giữa con người. Nó hấp thụ khái niệm, hy vọng, sợ hãi, và tập tục. Vì tôn giáo thay đổi con người nên chính tôn giáo cũng thay đổi.

Cho nên người Cơ Đốc Giáo đã thay đổi bởi niềm tin của họ, và dần dần những niềm tin đã bị biến đổi. Thường thường những niềm tin khác biệt hình thành cơ sở cho một hội ái hữu mới hay giáo đoàn những người thấy trong đó một hy vọng mạnh mẽ cho một cuộc sống tốt đẹp hơn. Bởi vậy, Cơ Đốc Giáo được đại diện bởi nhiều nhóm khác nhau, mỗi nhóm coi đường lối của mình là quan trọng, và có lẽ tốt hơn, con đường đi đến cứu rỗi linh hồn.

GIÁO HỘI CƠ ĐỐC LA MÃ


Những người Cơ Đốc La Mã truy nguyên nguồn gốc của họ từ cuộc đàm thoại giữa Peter và Jesus, như được kể trong Kinh Matthew 16:17-19. Trong đoạn này, Jesus nói với Peter rằng Ngài là nền móng của Giáo hội. Peter là sứ giả của Thượng Đế phái xuống trái đất, có quyền quyết định cái phải và cái trái và tha thứ tội lỗi hay không tha thứ. Người Cơ Đốc La Mã nói lời tuyên bố này minh chứng Jesus thiết lập Giáo hội của họ.

Họ nói rằng Thượng Đế phong Peter làm Giáo hoàng đầu tiên có đủ quyền hành đối với tất cả người Cơ Đốc Giáo. Dòng dõi Giáo hoàng được kéo dài đến ngày nay, mỗi vị Giáo hoàng có quyền hành như quyền hành của Peter. Mỗi vị Giáo hoàng là người đứng đầu hữu hình của Giáo hội. Christ là người trị vì vô hình.

Đối với người Cơ Đốc La Mã, Giáo hội là một phần thiết yếu trong chương trình cứu rỗi con người của Thượng Đế. Thượng Đế vì tình thương yêu và ân huệ đã thiết lập Giáo hội để làm rõ và xác định những phương tiện cho sự chuộc tội của con người. Đây là lý do duy nhất mà Giáo hội. Nhớ điều này, những nhà lãnh đạo Cơ Đốc Giáo, từ Giáo hoàng đến tu sĩ, đã không ngừng tìm cách làm cho Giáo hội có ảnh hưởng trong cả những chi tiết nhỏ nhất về sự cứu rỗi linh hồn con người.

Niềm Tin. Tín đồ Cơ Đốc Giáo không bị đòi hỏi phải hiểu chương trình cứu rỗi. Họ cũng không bị đòi hỏi phải hiểu Thượng Đế -- đương nhiên là họ không thể. Cơ Đốc Giáo yêu cầu tin theo và vâng lời. Niềm tin và vâng lời dựa vào một học thuyết căn bản: nếu Thượng Đế là một Thượng Đế có tình thương vô hạn, thì Thượng Đế phải hình thành nguồn cứu vớt nhân loại rõ ràng. Cơ Đốc Giáo La Mã khẳng định điều đó đúng là điều mà Thượng Đế đã làm khi Ngài phái Jesus, con Ngài xuống trần thế. Đến lượt Jesus, Jesus đã trao cho Peter "chìa khóa của vương quốc"

Ai cũng cần được cứu vớt vì phải chịu tội lỗi đầu tiên của họ mà loài người đã phạm phải chống lại Thượng Đế. Người Cơ Đốc Giáo tin vào câu chuyện cổ kể Thượng Đế đã ban cách cứu rỗi linh hồn bởi gánh nặng tội lỗi. Bởi khổ đau mà Thượng Đế gây cho con người, Jesus đã trả món nợ mà con người không bao giờ hy vọng đáp ứng được. Jesus đã làm cho tất cả mọi người đều có thể nhận được sự cứu rỗi linh hồn.

Ảo Tưởng Ban Phước Lành. Sự cứu rỗi linh hồn mang đến cho con người hạnh phúc cao nhất mà người ta có thể biết, Ảo Tưởng Ban Phước Lành. Điều này không đơn giản là "thiên đường". Trong khi việc xẩy ra tại thiên đường, thực sự là điều phải kinh qua mặt đối mặt với Thượng Đế. Chỉ sau khi chết việc này mới xẩy ra. Trong khi ta sống, chỉ có sự gợi ý về việc đó.