+ Trả lời Chủ đề
Trang 1 của 2 1 2 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 18

Chủ đề: Cảm nhận của học viên Khóa II 25/7/2011

  1. #1
    Totha_Huy
    Guest

    Cảm nhận của học viên Khóa II 25/7/2011

    Bao nhiêu ngày chờ đợi cuối cùng khóa lý thuyết lớp 2 được khai giảng, nhớ lại ngày khai giảng khóa lý thuyết đầu tiên (4/3/2011) đây là thời tiết xuân nhưng mưa rất to khi đến Cty 2 anh em mình ướt nhẹp, đến khóa này (25/7/2011) trời cũng mưa vì mùa mưa mà.

    Không khí háo hức vì mình sẽ hoc thêm nhiều kiến thức sẽ bổ sung rất nhiều trong quá trình tu tập và tu luyện, vả lại trước bữa đó Đại gia đình Totha có chuyến đi đến Khu vườn kỳ lạ - Long An nên khi gặp nhau mọi người càng hân hoan hơn, mình cảm thấy mình càng yêu cái gia đình này biết bao, nói chuyện trao đổi, chia sẻ thoải mái như anh em cùng một mái nhà (đúng thôi chúng ta la đại gia đình Totha mà).

    Ngày hôm qua là buổi lý thuyết thứ 3, một bài rất mới có tên "Quán chiếu Niệm thân" thật là tuyệt vời, khi Thầy gõ chuông thân mình rung lên tâm mình hòa theo tiếng ngân vang và giọng Thầy hướng dẫn để các học viên làm theo, giọng nói của Thầy đi vào tâm thức làm cho tâm mình thật an nhiên tự tại. Cám ơn Thầy
    Các Anh, Chị, Em ơi đừng để lở buổi học lý thuyết nào nghen, nó sẽ là nền tảng giải thoát theo ta suốt cả cuộc đời.
    Chúc Anh, Chị, Em trong gia đình Totha: cuối tuần vui vẻ bên gia đình, người thân và bạn bè của mình.

  2. #2
    ttmhien
    Guest

    Cảm nhận bài tập mới

    Sau khi tập bài mới tự nhiên về nhà là hết ho mình mừng quá.

  3. #3
    Totha_Lien
    Guest

    Quán Chiếu Niệm Thân

    Quán Chiếu Niệm Thân là bài tập mới mà mình và các anh chị học viên khóa II ngày 25/7/2011 là những người may mắn được thầy hướng dẫn đầu tiên.

    Thầy giải thích ngày xưa con người sống an lành không có nhiều bệnh tật, nên ngũ tạng được an ổn chỉ cần quán đi, đứng, nằm, ngồi làm sao cho hài hòa là được. Còn ngày nay cần phải quán chiếu thêm ngũ tạng nữa, Ngũ tạng của chúng ta phải giữ cho vững vàng, bộ máy sinh học này tốt thì tất nhiên sẽ dung nạp, thanh lọc và trao đổi chất cùng môi trường được tốt thôi: {Gan để lọc nhiên liện của chúng ta(những độc tố do ăn uống thực phẩm), Thận có chức năng lọc nước, Bao tự nạp năng lượng hạt( thức ăn) Ruột để bài tiết, Tim để vận hành máu huyết lưu thông hệ tuần hòan, Phổi dung nạp khí. Làm sao cho những hệ thống này được hài hòa hết thì hít thở mới thông được.

    Trong lúc thực hành quán chiếu mình có cảm nhận tốt ở tất cả các khu vực của ngũ tạng trong cơ thể và cảm giác mạnh nhất là điểm giữa của hai tai và ở khu vực ấn đường. Sáng hôm sau khi tập bài phật thông công thì mình cảm thấy hít thở nhẹ nhàng và thông suốt hơn rất nhiều, thật là hay.

  4. #4
    Totha_Lien
    Guest

    Đối ứng Thị - Tâm

    ĐỐI ỨNG THỊ - TÂM ( Phương thuốc chữa bệnh “mù” & “mê”)

    Những em bé mới sinh ra đều có một đôi mắt sáng long lanh và một tâm hồn trẻ thơ hồn nhiên trong sáng. Theo năm tháng trưởng thành những đôi mắt và tâm hồn ấy bị nhuốm đen bởi bao cám cảnh của vật chất đời thường làm che mờ đi tất cả dẫn đến một số người bị cuốn mê vào những vòng luẫn quẩn của đủ thứ sắc màu hào nhóang bên ngoài rất khó để phân biệt được làm cho loạn hết lên cả.

    Bài mà tôi được học hôm ngày 3/8/2011 vừa qua của Thầy có tên: ĐỐI ỨNG THỊ- TÂM giúp tôi hiểu ra thêm được nhiều điều và áp dụng để tự chửa cho bản thân và gia đình. Là một ẩn dụ rất hay và mới lạ làm cho tôi phải luôn kiểm tra lại mình xem độ “Mù” trong tôi là ít hay nhiều là nặng hay nhẹ và xem lại mình bị “mù” trong trường hợp và tình huống nào ? để kịp thời chỉnh sữa và thay đổi. Tương ứng với Tâm cũng vậy phải kiểm tra lại xem Tâm mình đã rũ bỏ được Tham- Sân- Si chưa, tâm mình có còn si mê các thức: Pháp – xúc – sắc – Thanh – Hương – vị nữa hay không , mở cho mình một Tâm từ bi yêu thương ra để đón nhận những điều tốt đẹp của Chân- Thiện- Mỹ , để biết được đâu là chánh và đâu là tà đâu là thiện và đâu là ác….

    Phương pháp chữa trị: ( của Thầy)



    Thầy ví dụ: Đầu tiên khi gặp người đang “mù” mà mình nói về sắc liền thì người ta sẽ không biết được vì từ đó đến nay người ta chưa biết gì về khái niệm màu sắc. Muốn nhìn được trước hết phải hướng dẫn để họ chịu mở mắt ra đã, kế đến họ phải động nảo suy nghĩ ( làm sao mà chỉ cho người ta biết được, màu này, màu kia được vì từ nhỏ đến lớn họ chỉ quen với mỗi màu đen , và từ nguyên thủy sinh ra người ta chỉ biết bóng tối mà thôi nên màu đen rất gần gũi với họ làm họ dễ mê. Bây giờ anh có giải thích cách mấy thì họ cũng nói là tôi thích màu này( đen) mà định kiến này nó đã có sẵn từ lâu rồi. Chính vì vậy phải có sự cộng tác qua lại. Nên cho dù anh giỏi cách mấy mà không có sự hợp tác, và họ không chịu nhìn, không chịu tư duy, không chịu động nảo thì cũng không thể phóng chiếu được để hội tụ về 1 điểm. Cho nên Tu tập cũng vậy phải mở tâm ra và phóng chiếu cho đúng, quán sát cho đúng để phân biệt được chánh- tà.

    Kết luận:

    Hãy mở mắt ra để được nhìn Thấy
    Hãy mở Tâm ra để được đón Nhận


    Mỗi ngày mình lại được học thêm nhiều điều mới lạ và bổ ích thật không có gì may mắn và hạnh phúc hơn. Xin cám ơn Thầy rất nhiều.

  5. #5
    Totha_Kien
    Guest

    Cảm nhận

    Phải nói rằng hai bài học vừa qua (Đối ứng Thị - Tâm và Đối vấn Thân - Tâm ) đã mang lại cho những học viên vừa cũ vừa mới có rất nhiều cách nhìn.
    Đó là cách nhìn nhận vấn đề: Thầy vừa lấy ví dụ trực quan thực tế vừa nói đến nội dung của môn học. Từng bước hướng dẩn các học viên phương pháp học (đây là điều căn bản nhất) chứ không có Thầy nào cứ cằm tay chúng ta dạy từng chữ một. Thầy chỉ dạy ta phương pháp để chúng ta lấy đó như một công cụ. Sau này học cái gì, nghiên cứu điều gì thì chúng cũng lấy đó làm phương pháp để giải quyết vần đề. Đó mới là cách dạy đúng. Còn việc hiểu biết đến đâu tất cả là do sự cố gắng của các học viên chúng ta (“ai ăn người ấy no”)
    Qua bài học em cũng thấy được rằng mình là học viên thì cũng cần có tinh thần ham học hỏi hơn nữa. Người làm Thầy sẽ lấy làm vui sướng khi nhìn thấy các học trò của mình ngày càng hăng say học tập, ngày càng hiểu sâu biết rộng, tiếp thu và nắm vững bài giảng của mình. Cho nên, chúng ta đi học để tìm hiểu thêm kiến thức nhưng cũng đồng nghĩa với việc có trách nhiệm hơn nữa với bản thân mình. Trách nhiệm của người đi học!

  6. #6
    Totha_Lien
    Guest

    Đối vấn Thân - Tâm

    ĐỐI VẤN THÂN- TÂM



    Qua bảng tóm tắt trên của Thầy và qua lời Thầy giảng ngày 5/8/2011 tôi hiểu ra rằng:

    Mỗi một chúng ta ai cũng có một quảng thời gian của những năm tháng đầu đời chưa thể tự mình ăn uống đi đứng nằm ngồi phải nương nhờ vào sự dìu dắt nuôi dưỡng của các bậc Cha, Mẹ. Trong suốt năm tháng trưởng thành những con người ấy vẫn phải nương nhờ vào sự dạy dỗ dẫn dắt của các Thầy, Cô giáo, của Gia đình và xã hội để lớn lên, để học hỏi và tích lũy kiến thức, kinh nghiệm sống cho bản thân. Nhưng khi đã trưởng thành họ phải tự tìm ra cho mình một hướng đi đúng để không bị lạc vào những ngã rẽ đen tối của cuộc đời. Họ không thể nương nhờ vào người khác mãi được mà phải tự mình nuôi sống bản thân, lo cho gia đình và làm những việc có ích cho xã hội. đồng thời truyền lại cho thế hệ sau những kinh nghiệm qúy báu mà họ đã học hỏi và tích lũy được giúp cho thế hệ con cháu mai sau cùng vững vàng bước đi lên. Cuối cùng họ sẽ tự tai ra đi sau khi đã hòan tất chu trình sinh diệt của cuộc sống.

    Việc tu tập Tâm thức cũng vậy, từ thuở ban đầu do sai lầm (vô minh) nên không hiểu được lý nhân quả, vô thường - vô ngã, gây nên biết bao đau khổ phiền não vướng mãi vòng luân hồi...Do đó, cần phải nương nhờ vào sự giáo hóa của những người thông đạo. Khi đã được giáo hoá giúp khai mở tâm, tức là cần phải nương nhờ đến sự hướng đạo và dẫn dắt của những người đi trước. Nhưng khi đã khai minh thì phải tự tại cố gắng phấn đấu vươn lên chứ không thể nương nhờ mãi được, phải tự mình học hỏi, phân tích, quán xét, quán chiếu, tư duy để phân biệt chánh -tà, thiện- ác, đúng - sai, tốt - xấu và không để những độc tố của tham sân si làm mê mờ và lấn lướt Thân Tâm ta. Đức phật có câu: “Ai ăn người ấy no, ai Tu người ấy chứng”. Thầy giải thích Phật chỉ độ tha cho chúng ta trong thời gian đầu lúc còn vô minh mà thôi, sau khi đã khai minh rồi thì phải tự mình cố gắng mà đi. Phật chỉ là người dẫn đường thôi chứ không thể tu dùm được.

    Thầy khuyên: Trong tập luyện lúc Nguyện cầu, nên nguyện cầu cho mình được khai minh, cho mình hiểu được chánh pháp đúng đường, đúng lối. Mong cầu sao cho mình khai ngộ thấu hiểu đúng đắn (chánh tri kiến) được con đường dẫn đến chân lý, hiểu được chánh pháp để dẫn dắt cho mình không bị mê lầm, khi đã đạt được điều đó rồi thì cầu nguyện làm sao cho khai mở được tuệ giác để giúp đỡ mọi người thóat khỏi những mê lầm giống như mình đã trải qua đó mới là tiến hóa tốt.

  7. #7
    ttmhien
    Guest

    Một chút tri ân cùng gia đình TOTHA

    Ngày học đầu tiên thầy hỏi mọi người lý do đến học, mình trả lời là để hiểu biết về thế giới tâm linh để có thể giúp mình & người thân sống tốt hơn.

    Hôm nay, sau 4 tháng được nghe giảng về các khái niệm tâm linh bằng một tinh thần như là chia xẻ, cảm thông & giúp đỡ tận tâm của thầy; được trải nghiệm thanh lọc trượt khí; được chứng kiến nhiều sự việc xảy ra trong giờ học: cảm giác nhận thu năng lượng, chữa bệnh bằng năng lượng, hành căn,…của chính bản thân và các học viên hay những người bệnh tìm được đến với thầy, mình có một quyết tâm rất mạnh mẽ là sẽ tu chỉnh và tập luyện hướng đến đạt được giải thoát và giúp đỡ mọi người cùng giải thoát.

    Đến với TOTHA, như các học viên nói, mình đã lý giải được hầu hết tất cả mọi thắc mắc đã gặp trong cuộc sống, và rồi vì được biết rằng mọi sự đều có lý do, từ nay cuộc sống mình trở nên nhẹ nhàng và thanh thản.

    Mình vô cùng biết ơn thầy Hải, cùng những ai đã sát cánh bên thầy, đã dày công thành lập và duy trì công ty TOTHA để mọi người và mình có cơ hội được tu tập, không những thế, thầy còn trực tiếp truyền dạy hướng dẫn, khuyên bảo & chia xẻ năng lượng cho từng học viên thật ân cần dù thời gian của thầy là vô cùng hạn hữu.

    Ngoài ra mình còn biết ơn những nhân duyên khác của mình:
    +Cảm ơn Hậu, em gái mình, đã giới thiệu TOTHA với mình nếu không thì hôm nay mình vẫn còn nhiều đau khổ vì “cầu mong”; và bây giờ lại cùng chia sẻ buồn vui trong cuộc sống cũng như trên con đường “chánh tinh tấn”này.
    +Cảm ơn Liên, người trợ giảng siêu đẳng, mình phải nói vậy vì rất khoái kiểu “giao tiếp” thầy trò này, luôn hết mình vì những học viên & những bệnh nhân như là đã được”nhận tâm ấn”;
    +Cảm ơn Kiên, ít nói nhưng lời nói thật sắc bén: đã chỉnh sửa & động viên mình khi cần thiết;
    + Cám ơn tất cả những chia xẻ trải nghiệm của tất cả mọi người trên trang web TOTHA : về trượt khí, về cảm nhận năng lượng, đã giữ vững mình tạo ra những bước đồng hành, những bằng chứng để đối chứng, quán xét trên con đường tu tập của mình và mình tự cảm thấy những trải nghiệm của mình thật bình thường, yên ả: đầu tiên là những chia xẻ của Liên đã giúp mình vượt qua những triệu chứng ớn lạnh, sốt & ho vì biết rằng rồi nó sẽ qua; rồi Liên còn truyền năng lượng giúp mình vượt qua những cơn đau tức ngực; nhức tai nhanh chóng đến kỳ diệu; những lời chia xẻ và động viên của Totha Nam giúp mình hiểu được mình đang được hưởng đều quý báu nhất trong đời: thoát khỏi vô minh và về với nguồn cội. Cảm ơn chị Thủy, một học viên chăm chỉ nhất khóa 1, với một duyên “ly kỳ” nhất là do chọn mua cá để đến được với TOTHA, những chia xẻ của chị đã giúp mình thấy rõ hơn những được mất.

    Mình biết là mình chỉ mới bắt đầu “xác định tọa độ hiện tại” để chỉnh hướng đi và còn nhiều khó khăn, gập gềnh trên con đường tu tập,… và đích đến còn xa… nhưng mình luôn có ca khúc đồng hành này trong tim cùng Đồng tâm:
    “Đồng quy hướng chân quang mầu
    Đồng tinh tấn chánh niệm cầu
    Nam mô a di đà phật
    Om mani padme hum
    Tâm chánh giác Tô Thái Hòa.”

  8. #8
    Totha_Lien
    Guest

    Tam bảo của các tôn giáo

    Dưới đây là nội dung Thầy giảng về Tam Bảo của các Tôn Giáo ngày 19/8/2011, với nhiều nguồn tư liệu minh chứng và cách lý giải dễ hiểu của Thầy, giúp cho mọi người sáng tỏ thêm và nhận ra được rất nhiều điều mà bấy lâu nay chúng ta còn nhầm lẫn, mơ hồ...

    1/ Tam bảo trong Phật học:
    Chánh(Trí) – Giác(Tuệ) – Tịnh(Tâm)


    Theo tài liệu bài giảng của pháp sư Tịnh Không đề tài Truyền thọ Tam Quy tại Queensland – Australia 05/1995 : Vào đời Lục Tổ Huệ Năng quan niệm về Tam bảo là Chánh – Giác– Tịnh (Chánh : Tri kiến và Tư duy, Giác : Giác ngộ, Tịnh : Tâm thanh tịnh). Theo quan điểm của Totha nghiên cứu đối chiếu tương đồng cùng nội dung và tính chất của giáo lý Phật học Nguyên thuỷ, đúc kết chọn biểu tượng soi quán Thân-Tâm hợp hoà trong việc tu chỉnh Tâm Thức, đó là Trí - Tuệ – Tâm (Tâm Chánh Giác, Trí Huệ Thông, Trí Tâm đồng hợp nhất, An lạc cõi Tịnh Không), quan niệm của Totha xem đây chính là ba nguồn sáng thiêng liêng xoá sạch mọi năng lượng đen (mê kiến, tín điều, giả-ác-tà,..bởi do vô minh gây nên), Totha gọi là "Tam Linh Quang [hợp tướng từ vô lượng quang (Amitābha : A di đà)]"... Và đó mới chính thật là chổ dựa (nơi nương tựa) cao quí (Chánh Quy Y), hàm chứa sự minh triết,thiêng liêng cho việc tu tập tâm thức đúng như chánh pháp giác ngộ, chứ không đơn thuần là 3 điều quý giá (Tam Báu ≠ Tam Bảo) mang tính hình thức bề ngoài dùng đối tượng vật chất (Danh-Sắc) để mà so sánh (Sắc tượng trước tướng ắt vướng vô thường, Tâm tưởng sắc tướng ắt vương vô ngã...)

    Tương đồng kinh Kim Cang, Đức Phật dạy :

    “Nhược dĩ sắc kiến ngã, dĩ âm thanh cầu ngã, thị nhân hành tà đạo, bất năng kiến Như lai” (Nếu dùng sắc thấy ta, nương âm thanh mà tìm ta, người ấy hành đạo tà, không thể thấy Như Lai).

    2/ Tam bảo trong Ấn giáo:Vishnu - Brahma – Shiva
    Brahma là đấng sáng tạo nên vạn vật. Vishnu là đấng bảo hộ (che chở, yêu thương muôn loài). Shiva là đấng hủy diệt( những tà ma) thần shiva rất dũng mãnh, hung hãn và cũng là đại diện cho thần tinh yêu, sức mạnh vô song. (xem thêm)

    3/ Tam bảo trong Lão giáo:Thiên – Địa - Nhân

    Thiên Hoàng - Địa hoàng - Nhân hòang. Hợp nhất Thiên – Địa – Nhân.

    4/ Tam bảo trongThiên Chúa Giáo: Cha – Thánh Thần – Con
    Ba ngôi hợp nhất mới là Thiên chúa. Tất cả đều hòa hợp bình đẳng không có phân chia. Ở cỏi thế gian thì người ta phân chia nhưng khi hợp nhất rồi thì trở về với Chúa là Thiên Chúa toàn năng

    Nguồn http://www.totha.vn/totha_detail.php?id=30

  9. #9
    Totha_Lien
    Guest

    Tam bảo của các tôn giáo

    5/ Tam bảo trong Thần giáo: Nhật – Nguyệt – Tinh
    Nhảy múa, uốn mình để thu năng lượng của Mặt Trời – Mặt Trăng – Tinh Tú, và Đọc thần chú là Um, Aum,…
    6/ Tam bảo trong Võ giáo, Dưỡng giáo(Khí công - Yoga): Tinh - Khí – Thần
    7/ Tam bảo trong Cao đài giáo: Phật-Chúa-Thánh

    Tam bảo là 3 tôn tượng cao quý, thiêng liêng đặc trưng bởi sự tín ngưỡng của mỗi trường phái tôn giáo. Tuỳ theo sự nhận thức về văn hoá, tâm linh của từng trường phái mà tam bảo sẽ mang những ý nghĩa đặc thù riêng nhằm giúp các tín đồ quán soi thân tâm dựa vào đó (nương nhờ tha lực độ trì) đặng mà cầu nguyện tu tập : một sự hồi tâm, một sự hướng chí nguyện về một biểu tượng nào đó để chúng ta quy nạp cho Thân Tâm chúng ta tu chỉnh để đạt được sự tiến hóa: Một là giác ngộ, quay trở về-Hai là trường sinh bất tử- Ba là thần thông.

    Nguồn http://www.totha.vn/totha_detail.php?id=30

  10. #10
    Totha_Lien
    Guest

    Ý nghĩa con số 108

    Từ trước tới nay tôi đã nghe nhiều về con số 108 như: ấn tống 108 quyển kinh, 108 hạt trong tràng hạt, niệm Nam Mô A Di Đà Phật 108 lần, gióng 108 hồi chuông, lạy 108 lạy, 108 nghi thức cúng tế,... nhưng không hiểu được ý nghĩa rõ ràng mà chỉ làm theo một cách máy móc. Mãi đến khi được nghe Thầy giảng vào ngày 7/9/2011 về ý nghĩa của con số 108 trong phật học thì tôi mới hiểu ra được một cách rõ ràng và đúng nghĩa nhất. Đặc biệt và hay nhất là phần luận giải của Thầy về ý nghĩa 108 theo quan điểm của Totha, một sự lý giải rất lôgíc và đầy đủ ý nghĩa theo một trình tự của việc tu tập tiến hóa.

    Nội dung tóm tắt bài giảng của Thầy.

    PHẬT PHÁP VÀ CON SỐ 108


    Từ
    Lục thức: (6) Ý – Thân – Thị - Thanh – Tỷ - Thiệt
    Giao với
    Tam thọ: (3) Lạc – khổ - Vô Ký
    Giao với:
    Nhị giới: (2) Nhiễm – Thanh
    Giao với:
    Tam thời: (3) Tiên – Tại – Lai

    (6 x 3 x 2 x 3 = 108 phiền não)


    THEO QUAN ĐIỂM CỦA TOTHA



    Sơ Thiền:

    Thọ Trì Giới: 3(tam bảo) + 5(ngũ giới) + 10(thập thiện) + (10+8)(tập đế + bát chánh) + 12(thập nhị nhân duyên) + 6(lục độ) = 54

    Hòa hợp Âm Dương: 54 X 2 = 108 lạy


    Trung Thiền:
    Phật Pháp Bảo: 5(ngũ giới) + 10(thập thiện) + 8(bát chánh) + 12(thập nhị nhân duyên) + 6(lục độ) = 41
    Thiên Địa Nhân hợp hòa: 41 + 3( Thiên - Địa - Nhân) = 44
    Chuyển luân Thập Pháp Giới: 44 + 10( Địa ngục - Ngạ qủy - Súc sinh - Atulà - Người - Trời - Thanh văn - Duyên giác - Bồ tát - Phật) = 54
    Dung hoà Âm - Dương: 54 x 2(âm - dương) = 108 nghi thức

+ Trả lời Chủ đề
Trang 1 của 2 1 2 CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình